Tìm hiểu lực phản điểm tựa trong đi và chạy, sự ảnh hưởng của lực phản điểm tựa

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH MÔN ĐIỀN KINH (Trang 29 - 30)

đến thành tích trong đi và chy.

Lực phản điểm tựa: Lực phản điểm tựa luôn luôn bằng với độ lớn cùng phương nhưng ngược chiều với lực tác dụng (đạp chân). Lực này phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể của vận động viên, vào tốc độ di chuyển, vào lực co cơ mà vận động viên huy động trong khi đi và chạy.

Lực chuyển động: Khi cơ thể đứng yên tại chỗ phản lực điểm tựa của chân chống sau P1 và của chân chống trước P2 tạo thành hợp lực P. Hợp lực P này cùng phương, ngược chiều và cân bằng với trọng lực cơ thể T. Nếu ta tăng áp lực của chân đạp sau và giảm áp lực của chân chống trước thì hợp lực P của phản lực điểm tựa ở hai chân sẽ có hướng lên trên về trước. Hợp lực P cùng trọng lực T tạo ra một hợp lực khác C. Hợp lực C này có hướng về trước lên trên và thành phần nằm ngang Đ của hợp lực C, chính là lực giúp cho cơ thể di chuyển về trước (Hình 1a [3]). Như vậy, khi hiệu lực đạp sau càng tăng, lực cản chống trước càng giảm thì lực đẩy cơ thể về trước càng lớn. Từ sự phân tích trên, ta có thể rút ra kết luận: Muốn tăng tốc độ đi, chạy cần phải tăng hiệu lực đạp sau và giảm lực cản chống trước.

Hiệu lực của chân đạp sau được tăng lên bằng hai cách:

- Tăng sức mạnh đạp sau. - Đạp sau với góc độ nhỏ.

Lực cản của chân chống trước được giảm xuống bằng hai cách:

- Thực hiện hoãn xung khi chân chạm đất.

Hình 1(a). Phn lc đim ta; (b). Chng trước và đạp sau

Các yếu tố quyết định đến hiệu quả đạp sau (chống sau)

Lực đạp sau phải nhanh, mạnh, đạp sau phải duỗi hết khớp, phương hướng đạp sau phải nhất trí với phương hướng vận động, góc độ đạp sau phải hợp lí.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH MÔN ĐIỀN KINH (Trang 29 - 30)