Kĩ thuật chạy đường vòng khác chạy đường thẳng ở những điểm:

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH MÔN ĐIỀN KINH (Trang 49 - 50)

Kĩ thuật chạy ở đường vòng

Chạy ở đường vòng người chạy luôn bị lực li tâm F tác động. Mà F = mv2/r; Trong đó m là khối lượng cơ thể người chạy; v là tốc độ chạy; r là bán kính đường vòng. Lực li tâm luôn luôn kéo người chạy ra xa ô chạy phía trong (bên trái). Nếu không có cách khắc phục hiệu quả, người chạy sẽ không tiếp tục chạy được trong ô của mình hoặc phải chạy với cự li dài hơn quy định dẫn đến bị thiệt thòi về thành tích.

Khi chạy ở đường vòng, toàn bộ cơ thể phải ngả vào phía trong (bên trái). Cần thay đổi độ ngả phù hợp với sự tăng hoặc giảm lực li tâm để không chạy mất bình thường. Khi chạy ở đường vòng chân và tay phải làm việc tích cực hơn so với chân và tay trái. Chân phải đạp sau tích cực hơn và khi đưa lăng về trước đùi hướng vào trong. Tay phải đánh mạnh hơn, với biên độ lớn hơn. Khi đánh về sau hơi mở rộng. Tay trái đánh với biên độ hẹp hơn so với tay phải. Khi đặt chân, cả chân phải và chân trái đều cố đặt sát vạch phía trong ô chạy mũi chân hơi chếch vào trong. Nếu khi chạy từ đường thẳng vào đường vòng - độ ngả của thân trên tăng dần, thì khi chạy từ đường vòng ra đường thẳng, độ ngả đó giảm dần (Hình 11).

Hình 11. Tư thế chy đường vòng

Khi chạy 200m, do 100m đầu là đường vòng nên phải chạy ở đường vòng, lại thêm xuất phát từ trạng thái tĩnh, nên khi vượt qua đoạn đó cần chạy chậm hơn thành tích tốt nhất của mình ở chạy 100m đường thẳng từ 0,1 - 0,3”.

Khi chạy 400m, do chạy cự li dài nên không thể chạy trên toàn cự li với cường độ như khi chạy 200m và không thể như chạy 100m. Điều quan trọng là phải chạy với một tư thế thoải

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH MÔN ĐIỀN KINH (Trang 49 - 50)