Đặc điểm của tranh cổ động.

Một phần của tài liệu GA Mĩ thuật 8 cả năm đẹp. (Trang 66 - 67)

- HS nêu nhận xét và xếp loại một số bài vẽ.

2. Đặc điểm của tranh cổ động.

2/. Kỹ năng: Học sinh lựa chọn hình tượng, sắp xếp bố cục chặt chẽ, sử dụng màu sắc đúng với đặc điểm của thể loại tranh cổ động.

3/. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, phát huy tính sáng tạo, tưởng tượng. Cảm nhận được tác dụng của nghệ thuật trang trí trong cuộc sống hàng ngày.

*/. Trọng tâm: Học sinh nắm bắt được đặc điểm, thể loại, nội dung, công dụng và phương pháp trang trí một bức tranh cổ động.

II/. CHUẨN BỊ:

1/. Giáo viên: Tranh cổ động của họa sĩ và của HS năm trước..

2/. Học sinh: Đọc trước bài, sưu tầm tranh cổ động, chì, tẩy, màu, vở bài tập.

III/. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1/. Ổn định tổ chức: Giáo viên kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh.

2/. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra bài tập: VT-ĐT: Lao động.

3/. Bài mới:

+ Giới thiệu bài: Tranh cổ động là loại hình nghệ thuật rất quen thuộc trong cuộc sống. Nó có tác dụng rất thiết thực trong việc cổ động, động viên người dân thực hiện một nhiệm vụ, mục tiêu nào đó. Để giúp các em nắm bắt được đặc điểm và phương pháp vẽ tranh cổ động, hôm nay thầy, trò chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài “VTT: Tranh cổ động”.

TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG 1:

Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.

- GV cho HS xem một số tranh cổ động và yêu cầu HS nhận xét sự giống nhau và khác nhau giữa tranh cổ động và các loại tranh khác. - GV cho HS thảo luận tìm ra đặc điểm của tranh cổ động.

- Cho HS nêu kết quả và nhận xét một số chủ đề trong tranh cổ động.

- GV cho HS quan sát tranh vẽ của họa sĩ và của HS năm trước. Yêu cầu HS nhận xét cách sắp xếp hình mảng, màu sắc và chữ trong tranh mẫu.

- HS xem một số tranh cổ động và nhận xét sự giống nhau, khác nhau giữa tranh cổ động và các loại tranh khác. - HS thảo luận tìm ra đặc điểm của tranh cổ động. - HS nêu kết quả và nhận xét một số chủ đề trong tranh cổ động. - HS quan sát tranh và nhận xét cách sắp xếp hình mảng, màu sắc và chữ trong tranh mẫu.

I/. Quan sát – nhận xét.

1. Tranh cổ động là gì?

- Tranh cổ động là loại tranh dùng để cổ động, tuyên truyền đường lối, chính sách của nhà nước , các hoạt động xã hội, giới thiệu sản phẩm, hàng hóa và thường được treo nơi công cộng nhằm thu hút sự chú ý của nhiều người.

2. Đặc điểm của tranh cổ động. động. - Tranh cổ động thường có hình ảnh minh họa và chữ kèm theo. Bố cục thường là những mảng hình lớn, tập trung, dễ nhìn. Hình vẽ, màu sắc mang tính khái quát và tượng trưng cao. Chữ thường ngắn gọn, dễ thấy.

HOẠT ĐỘNG 2:

Hướng dẫn HS cách vẽ.

+ Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung.

- GV cho HS xem tranh minh họa và phân tích cách chọn hình tượng phù hợp với nội dung đề tài.

- GV đưa ra một số ví dụ để HS hình dung rõ hơn về cách chọn hình tượng mang tính tượng trưng cho chủ đề. Nhắc nhở HS cần tập trung suy nghĩ để chọn lựa được hình tượng có ý nghĩa sâu sắc nhất.

+ Hướng dẫn HS vẽ mảng hình, mảng chữ.

- Cho HS quan sát tranh mẫu và nêu nhận xét về cách xếp hình mảng trong tranh. - GV vẽ minh họa, phân tích việc chọn hình mảng cần rõ ràng, chắc khỏe, tránh vụn vặt. + Hướng dẫn HS vẽ chữ, vẽ hình. - Cho HS nhận xét về kiểu chữ và cách thể hiện đường nét trong tranh.

- GV vẽ minh họa, phân tích việc dùng nét đơn giản, chắc khỏe và cách vẽ các con chữ trong tranh.

+ Hướng dẫn HS vẽ màu.

- GV cho HS nhận xét về màu sắc trong tranh minh họa.

- GV phân tích cách chọn các màu tương phản để làm cho tranh nổi bật trọng tâm và gây ấn tượng mạnh mẽ

- HS xem tranh minh họa và quan sát GV phân tích cách chọn hình tượng phù hợp với nội dung đề tài.

- Quan sát GV hướng dẫn bài và nêu nhận xét về cách chọn hình tượng cho nội dung vẽ tranh của GV.

- HS quan sát tranh mẫu và nêu nhận xét về cách xếp hình mảng trong tranh. - Quan sát GV vẽ minh họa. - HS nhận xét về kiểu chữ và cách thể hiện đường nét trong tranh. - Quan sát GV vẽ minh họa.

- HS nhận xét về màu sắc trong tranh minh họa.

- Quan sát GV phân tích cách chọn màu.

II/. Cách vẽ tranh cổ động.

Một phần của tài liệu GA Mĩ thuật 8 cả năm đẹp. (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w