Nội dung quản lý cho vay khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 27 - 35)

6. Kết cấu luận văn

1.2. Quản lý cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thƣơng mại

1.2.2. Nội dung quản lý cho vay khách hàng cá nhân

1.2.2.1. Hoạch định chính sách cho vay khách hàng cá nhân

Hoạch định chính sách cho vay khách hàng cá nhân là hoạt động đưa ra các định hướng, quy định, chính sách và hướng dẫn nghiệp vụ cho vay khách hàng cá nhân dưới dạng văn bản cơng văn, quy định… bởi các cấp có thẩm quyền nhằm xác định mục tiêu trong kinh doanh của cho vay khách hàng cá nhân, các sản phẩm cung ứng kèm theo, đồng thời đưa ra các phương pháp, phương tiện, hướng dẫn hoạt động quản lý cho vay khách hàng cá nhân có hiệu lực trong thời hạn trong thời hạn quy định.

Đây là nội dung đầu tiên và cùng là quan trọng nhất trong công tác quản lý do mọi hoạt động, tổ chức bộ máy của Ngân hàng trong quá trình cung cấp sản phẩm cho khách hàng cá nhân đều được điều chỉnh và kiểm soát bởi các văn bản hướng dẫn của các cấp có thẩm quyền. Do đó, các nhà quản lý của các NHTM cần căn cứ vào nhiều yếu tố khi ban hành các văn bản hướng dẫn cho vay khách hàng cá nhân như: tình hình thực tế của mơi trường kinh doanh, xu hướng phát triển của cho vay khách hàng cá nhân và mục tiêu đề ra của Ngân hàng để đưa ra các văn bản hướng dẫn phù hợp. Các văn bản hướng dẫn cần làm rõ các vấn đề như:

- Xác định mục tiêu quản lý rõ ràng: các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân cần tập trung phát triển vào nhóm đối tượng nào, quản lý khách hàng sau khi cho vay ra sao, mục tiêu cuối cùng là mang lại lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.

- Xác định chức năng, thẩm quyền của từng bộ phận, từng cán bộ trong mỗi bộ phận vào việc quản lý cho vay khách hàng cá nhân.

- Thiết lập các tiêu thức, tiêu chuẩn, quy trình, điều kiện, mức phí bảo lãnh đối với từng loại sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân.

- Xác lập các phương pháp quản lý như kiểm tra, giám sát và kiểm soát hoạt động cho vay khách hàng cá nhân.

Các văn bản hướng dẫn, quy định cần phải được diễn tả rõ dàng, dễ hiểu bằng các thuật ngữ chính xác, chi tiết, đưa ra được hướng dẫn thực hiện cho từng nghiệp vụ cụ thể và phải được phê duyệt dưới hình thức văn bản để có được sự thực hiện một cách nhất quán trong Ngân hàng. Các văn bản hướng dẫn cần đưa ra được định hướng và một khung pháp lý để các cán bộ Ngân hàng có thể tham chiếu trong q trình triển khai cho vay khách hàng cá nhân đồng thời cần đủ linh hoạt để các cán bộ Ngân hàng có thể thực hiện hoạt động cũng như đáp ứng đước các trường hợp ngoại lệ có thể phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mang lại hiệu quả cao mà vẫn đảm bảo mức rủi ro chấp nhận được.

Các văn bản hướng dẫn, quy định là một trong những thước đo đánh giá chất lượng hoạt động quản lý cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng đồng thời cũng là công cụ trọng yếu trong tổ chức quản lý điều hành ngân hàng và là tài liệu hướng dẫn không thể thiếu đối với các cán bộ Ngân hàng.

Trong đó quy định chung về quy trình cho vay khách hàng cá nhân là một trong những quy định quan trọng nhất của hoạch định chính sách cho vay khách hàng cá nhân. Mỗi ngân hàng khi thực hiện quy trình cho vay khách hàng cá nhân sẽ có các bước khác nhau tùy thuộc vào các quy định và bộ máy hoạt động riêng. Tuy nhiên, nhìn chung một quy trình cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng thơng thường sẽ có các bước cơ bản sau:

Sau khi nhận được nhu cầu vay vốn từ Khách hàng cá nhân, Ngân hàng có nghĩa vụ kiểm tra, xác thực tư cách pháp lý của Khách hàng thông qua một số hố sơ pháp lý như chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu/sổ tạm trú, giấy phép hộ kinh doanh, phương án sử dung vốn.... Qua đó, Ngân hàng đảm bảo Khách hàng đầy đủ tư cách pháp lý theo quy định trước khi tiến hành cho vay.

Bước 2: Thẩm định phương án cho vay

Sau khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ xin vay của Khách hàng, Ngân hàng cần tiến hành thẩm tra hồ sơ cho vay về những nội dung cụ thể sau:

- Tính đầy đủ về số lượng, tính đầy đủ về pháp lý của các hồ sơ khách hàng cung cấp;

- Kiểm tra lịch sử tín dụng của khách hàng;

- Đánh giá tính khả thi của phương án sử dụng vốn; tính pháp lý của phương án;

- Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, phương án sử dụng vốn, khả năng trả nợ của khách hàng;

- Kiểm tra tài liệu chứng minh mục đích sử dụng vốn phải đầy đủ, phù hợp với điều khoản thanh toán trong hợp đồng kinh tế;

- Tính đúng đắn và cơ sở của các số liệu, kế hoạch sử dụng vốn được khách hàng cung cấp;

- Đánh giá giá trị và tính pháp lý của tài sản bảo đảm (nếu có) theo đúng quy định của pháp luật và nội bộ ngành;

- Phân tích rủi ro và tính khả thi của phương án sử dụng vốn của khách hàng.

Bước 3: Ra quyết định cho vay

Với trường hợp, ngân hàng thẩm định thấy phương án sử dụng vốn có tính khả thi, ngân hàng cùng khách hàng tiến hành thống nhất các điều kiện

cho vay cùng biện pháp đảm bảo và mức lãi suất. Sau khi thống nhất các điều khoản và quy định cho vay, Ngân hàng sẽ ra quyết định cho vay khách hàng.

Trong trường hợp ngân hàng không đồng ý với phương án sử dụng vốn của khách hàng, ngân hàng cần thông báo cho khách hàng, tránh ảnh hưởng tiến độ hoạt động của khách hàng.

Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ vay vốn

Trước khi giải ngân cho khách hàng, ngân hàng cần tiến hành hoàn chỉnh các hồ sơ cho vay còn thiếu.

Ngân hàng yêu cầu khách hàng thực hiện các biện pháp bảo đảm như thế chấp, cầm cố tài sản, ký quỹ, bảo lãnh của bên thứ ba hoặc các biện pháp bảo đảm khác theo quy định của pháp luật và nội bộ ngân hàng.

Sau khi đã hoàn thành các thủ tục cần thiết cho bộ hồ sơ vay vốn, ngân hàng và khách hàng tiến hành ký kết hợp đồng tín dụng. Hợp đồng phải thể hiện đúng theo Pháp lệnh về Hợp đồng kinh tế và phải nêu rõ quyền và trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên.

Bước 5: Giải ngân

Khách hàng cung cấp các hóa đơn, chứng từ liên quan đến việc sử dụng cho ngân hàng. Từ đó, ngân hàng phê duyệt số tiền, thời gian giải ngân, cung cấp vốn vay cho khách hàng phù hợp với các điều khoản của hợp đồng tín dụng và theo quy định của pháp luật, nội bộ ngân hàng.

Bước 6: Kiểm tra sau khi vay và thu hồi nợ.

Ngân hàng cần bám sát tình hình thực tế của mục đích sử dụng vốn của khách hàng gắn với phương án sử dụng vốn khách hàng đã đưa ra trước đó. Ngân hàng cần đảm bảo khách hàng thực hiện đúng, đầy đủ vốn vay vào đúng mục đích. Trong trường hợp phát hiện các nhân tố dẫn đến rủi ro, ngân hàng cần chủ động trao đổi với Khách hàng để kịp thời đưa ra giải pháp ngăn ngừa rủi ro.

Đồng thời, Ngân hàng phải theo dõi tình hình thu nhập, nguồn tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh (nếu có) của khách hàng để đảm bảo khách hàng trả nợ ngân hàng đúng hạn theo như hợp đồng tín dụng đã ký. Nếu thấy có bất kể yếu tố nào dẫn đến suy giảm nguồn trả nợ của khách hàng làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng, ngân hàng cần có các biện pháp thích hợp để thu hồi vốn cũng như đảm bảo khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng.

Ngoài ra, ngân hàng cũng cần kiểm tra thường xuyên hiện trạng thực tế của tài sản đảm bảo để đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời trong các trường hợp khác nhau.

Đối với gốc và lãi tiền vay, ngân hàng có thể thu theo định kỳ tùy theo quy định trong hợp đồng. Ngân hàng cần theo dõi tiến độ hoàn trả gốc và lãi tiền vay của khách hàng để đưa ra các đánh giá và kịp thời dùng các biện pháp xử lý nếu cần thiết.

Bước 7: Thanh lý hợp đồng

Khi khách hàng đã hoàn tất toàn bộ nghĩa vụ hoàn trả gốc lãi cho ngân hàng, ngân hàng có nghĩa vụ giải chấp các tài sản đảm bảo (nếu có) và thanh lý hợp đồng.

1.2.2.2. Tổ chức thực hiện và phân cấp quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân

Tổ chức thực hiện, triển khai quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân là quá trình xác định, phân chia các tiêu chuẩn, hướng dẫn quy trình, giới hạn phạm vi áp dụng và đưa ra các quyết định cung cấp sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân đồng thời tạo ra môi trường thuận lợi cho các cán bộ ngân hàng để đạt được mục tiêu đã đề ra trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân từ đó hồn thành mục tiêu quản lý chung của ngân hàng.

Để quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng đạt hiệu quả cao, cần tổ chức thực hiện một số cơng việc chính sau:

- Thiết lập các bộ phận thực hiện các nghiệp vụ chuyên trách trong quy trình cho vay khách hàng cá nhân:

Để việc triển khai các nghiệp vụ cho vay khách hàng cá nhân có hiệu quả, mỗi Ngân hàng cần phải thiết lập những bộ phận chuyên trách tương ứng với mỗi giai đoạn trong quy trình hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, phù hợp với quy mô hoạt động của Ngân hàng các tác động của yếu tố môi trường kinh doanh. Do vậy, phải lựa chọn những cán bộ có kiến thức chuyên môn phù hợp với từng vị trí cơng tác nhằm phát tính sáng tạo trong cơng việc cũng như dễ dàng để nhà quản lý có thể kiểm tra và kiểm sốt hoạt động cho vay khách hàng cá nhân.

- Trao quyền và gắn trách nhiệm cho từng bộ phận, từng cá nhân:

Trong hoạt động quản lý cho vay khách hàng cá nhân, cấp quản lý cần chia quyền hạn điều hành công việc chung ra thành từng bộ phận nhỏ. Xác định giới hạn thẩm quyền của từng cá nhân, từng bộ phận trong hệ thống tác nghiệp nghiệp vụ cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng sao cho mỗi cá nhân, mỗi bộ phận có đủ thẩm quyền để hồn thành cơng việc được phân công đồng thời phối hợp, hỗ trợ các bộ phận khác một cách hài hòa, cùng đạt được mục tiêu chung mà không xâm phạm vào quyền hạn của cá nhân, bộ phận khác.

Mục tiêu của việc trao quyền, gắn trách nhiệm cụ thể là xây dựng một cơ cấu quyền lực, xác định quyền hạn và trách nhiệm của từng thành viên, từng bộ phận trong cơ cấu quyền lực đó sao cho có thể kết hợp với nhau thành một khối thống nhất trong đó mỗi cá nhân có vừa đủ quyền hạn để hoàn thành nhiệm vụ được phân công nhưng không quá lớn để tránh việc lạm dụng quyền hạn.

Đối với mỗi cá nhân sau khi được xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm cần phải được cấp quản trị tiến hành bàn giao công việc cụ thể. Mỗi cá nhân cần được phân công cơng việc một cách hợp lý, phù hợp với trình độ chun mơn đồng thời phải nắm rõ vị trí cơng việc trong tổng thể quy trình để thực hiện phối hợp cùng các cá nhân, bộ phận khác cùng hoàn thành mục tiêu chung.

Tổ chức thực hiện, triển khai quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân có vai trị quan trọng trong cơng tác quản lý hoạt động cho vay tại ngân hàng nói chung và quản lý cho vay khách hàng cá nhân nói riêng. Đây là quá trình thực thi các chính sách quản lý kinh doanh, biến kế hoạch kinh doanh thành hiện thực; giúp tận dụng hiệu quả các nguồn lực của ngân hàng, đặc biệt là nguồn nhân lực và cơ sở vật chất kỹ thuật. Việc phân công tổ chức một cách khoa học, các cán bộ được phân nhiệm vụ đúng chuyên môn, quyền hạn từng cá nhân bộ phận được giao một cách hợp lý, không trùng lặp giúp từng cán bộ phát huy tối đa năng lực cá nhân đóng góp cho thành cơng chung của Ngân hàng.

1.2.2.3. Giám sát và điều chỉnh hoạt động cho vay khách hàng cá nhân

a. Giám sát hoạt động cho vay khách hàng cá nhân:

Thứ nhất: phát hiện kịp thời những khoản vay có vấn đề Nhận biết nợ có vấn đề và quản lý nợ có vấn đề là rất phức tạp, vấn đề đặt ra là làm thế nào để sớm nhận biết các khoản nợ có nguy cơ xảy ra rủi ro - nợ có vấn đề - và khi đã phát sinh nợ có vấn đề thì làm sao để quản lý và thu hồi. Quản lý cho vay khách hàng cá nhân của NHTM phải giải quyết được vấn đề này. Quản lý nợ có vấn đề là quá trình phịng ngừa, kiểm tra, giám sát và các biện pháp xử lý đối với những khoản nợ có vấn đề nhằm giảm thiểu mức độ rủi ro có thể xảy ra. Qui trình quản lý nợ có vấn đề gồm các bước: nhận biết các dấu hiệu và nguyên nhân của nợ có vấn đề; kiểm tra hồ sơ các khoản nợ có vấn đề; gặp gỡ, làm việc với khách hàng; lập kế hoạch hành động; thực hiện kế hoạch;

quản lý, theo dõi việc thực hiện kế hoạch. Ngoài việc xây dựng một chính sách chung về quản lý, xử lý đối với các nhóm, loại nợ có vấn đề, NHTM thường có kế hoạch, phương án chi tiết cho việc xử lý từng món nợ có vấn đề cụ thể. Phát hiện kịp thời các khoản nợ có vấn đề có tác dụng to lớn trong quản lý tín dụng của NHTM

Thứ hai: giám sát điều chỉnh cơ cấu danh mục danh mục cho vay KHCN là tổng thể các khoản vay riêng biệt, hợp thành cơ cấu cho vay của NHTM. Đây là khoản mục hết sức quan trọng vì nó thường chiếm tới 60-75% tổng tài sản có của NHTM, mang lại 1/2 đến 2/3 tổng thu nhập cho Ngân hàng, và là khoản mục chứa rất nhiều rủi ro. Quản lý điều chỉnh danh mục cho vay nhằm đảm bảo tối đa lợi nhuận ở mức độ rủi ro có thể chấp nhận được. Thông thường NHTM căn cứ vào các yếu tố như: xu hướng của nền kinh tế, đặc điểm thị trường, quy mô Ngân hàng, mục tiêu của Ngân hàng, Trình độ, kỹ thuật của đội ngũ nhân viên, tương quan giữa thu nhập dự tính của khoản vay mang lại…để thiết lập, giám sát, điều chỉnh cơ cấu danh mục cho vay. Giám sát theo dõi danh mục cho vay đối với từng lĩnh vực, sản phẩm và cơ cấu được thống nhất. NHTM chủ yếu điều chỉnh cơ cấu danh mục cho vay theo hướng giảm tỷ lệ cho vay đối với các loại hình có tỷ lệ rủi ro được đánh giá là cao, cịn đối với quy mơ doanh mục vay NTHM sẽ điều chỉnh dựa trên tổng tài sản, tổng số tiền gửi, tổng vốn tự có của Ngân hàng.

b. Điều chỉnh hoạt động cho vay khách hàng cá nhân

Điều chỉnh hoạt động cho vay là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình quản lý cho vay. Định kỳ, NHTM đánh giá lại các khoản vay, đưa ra phương án điều chỉnh để nâng cao hiệu quả cho vay KHCN. Một số biện pháp chính được NHTM thường xuyên sử dụng khi điều chỉnh hoạt động cho vay KHCN là:

- Thay đổi về cơ cấu hoạt động cho vay KHCN trong danh mục chung của Ngân hàng.

- Thay đổi các chính sách lãi suất, ưu đãi, kế hoạch nguồn vốn đối với hoạt động cho vay KHCN.

- Thực hiện các nghiệp vụ hoán đổi, giảm thiểu rủi ro…

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 27 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)