Nhân tố chủ quan (thuộc về chi nhánh NH)

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 35 - 72)

6. Kết cấu luận văn

1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý cho vay khách hàng cá nhân

1.3.1 Nhân tố chủ quan (thuộc về chi nhánh NH)

- Chính sách khách hàng tại Chi nhánh: Chính sách bảo lãnh tại mỗi Chi nhánh được xây dựng dựa trên khung Chính sách chung do Hội sở chính ban hành đồng thời phù hợp với định hướng phát triển riêng cũng như phân khúc khách hàng mục tiêu của từng Chi nhánh. Chính sách bảo lãnh tại Chi nhánh của ngân hàng thường quy định điều kiện cấp bảo lãnh, chính sách tài sản đảm bảo, chính sách giá đối với từng nhóm khách hàng, các phân khúc khách hàng cần tập trung phát triển, duy trì hay thu hẹp. Các khách hàng khi quan hệ tín dụng với ngân hàng đặc biệt quan tâm đến chính sách mà ngân hàng áp dụng cho họ, ngân hàng nào có chính sách ưu đãi hơn sẽ được ưu tiên quan hệ hơn. Đồng thời, áp dụng chính sách khách hàng phù hợp với từng đối tượng khách hàng là công cụ để quản lý hoạt động cho vay KHCN hiệu quả. Chính sách khách hàng tại Chi nhánh cần được xây dựng dựa trên khung Chính sách của Hội sở chính, đảm bảo tuân thủ quy định và phục vụ sự phát triển chung của cả Hệ thống Ngân hàng nhưng cũng đồng thời bám sát định hướng riêng theo từng thời kỳ của từng Chi nhánh.

- Chất lượng nguồn nhân lực: Trình độ nguồn nhân lực ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc tạo dựng hình ảnh của ngân hàng. Muốn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, cán bộ ngân hàng phải có trình độ, am hiểu về hoạt động cho vay KHCN để có những tư vấn tốt nhất cho khách hàng. Đồng thời, cần khéo léo, có thái độ và cách phục vụ chuyên nghiệp trong thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng.

Phẩm chất đạo đức là vấn đề thứ hai để đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực. Nếu phẩm chất đạo đức yếu kém, tiếp tay cho những hành vi sai trái sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín và gây tổn thất tài chính cho ngân hàng.

- Cơng tác thẩm định trong hoạt động cho vay KHCN: Đây là công tác

quan trọng và trực tiếp thể hiện hiệu quả của hoạt động quản lý cho vay KHCN. Công tác thẩm định thường bao gồm thẩm định tư cách, năng lực khách hàng, thẩm định nhu cầu bảo lãnh của khách hàng và thẩm định biện pháp, tài sản đảm bảo của khách hàng.

Khi thẩm định khách hàng, cán bộ tín dụng chủ yếu sử dụng nguồn thơng tin từ hồ sơ do chính khách hàng cung cấp. Do vậy, cán bộ tín dụng cần có sự xác minh lại tính chính xác của thông tin Khách hàng cung cấp. Nếu quá trình thẩm định khách hàng được cán bộ tín dụng coi trọng và thực hiện một cách chủ động, bám sát vào hoạt động kinh doanh thực tế của khách hàng đồng thời tham khảo thêm nhiều nguồn thông tin khách quan, cán bộ tín dụng sẽ nhìn ra nhiều rủi ro tiềm ẩn hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định cấp bảo lãnh. Tuy nhiên nếu công tác thẩm định được thực hiện hời hợt, cán bộ tín dụng chỉ đánh giá phiến diện qua hồ sơ, chứng từ khách hàng cung cấp, điều này có thể dẫn đến bỏ sót những rủi ro trọng yếu, dẫn đến quyết định cấp bảo lãnh khơng chính xác.

- Cơng tác kiểm tra định kỳ trong nội bộ Ngân hàng: Các cán bộ tại các

bộ phận, phòng ban khác nhau thực hiện công tác kiểm tra chéo hồ sơ, các phương án bảo lãnh đã được phê duyệt, đảm bảo tính đầy đủ và xác thực của hồ sơ cho vay và báo cáo lại Ban giám đốc. Đây là một trong những hoạt động quan trọng khi thực hiện công tác quản lý cho vay KHCN, giúp giám sát hoạt động kinh doanh và tiến độ thực hiện hợp đồng thực tế sau khi cho vay khách hàng. Công tác kiểm tra định kỳ nội bộ đưa ra cái nhìn khách quan về phương án kinh doanh của khách hàng, kịp thời phát hiện những biến động

bất thường trong hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng thực hiện hợp đồng của khách hàng hay biến động về thực trạng và giá trị tài sản đảm bảo của khách hàng, gây tác động xấu tới chất lượng tín dụng.

- Chính sách marketing tại Chi nhánh: Nếu các hoạt động, chính sách

marketing của ngân hàng hiệu quả, khách hàng sẽ biết đến và sử dụng sản phẩm cho vay KHCN của ngân hàng nhiều hơn và ngược lại. Từ đó, Ngân hàng tiết kiệm chi phí, gia tăng doanh thu, nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động cho vay KHCN. Đồng thời mỗi Chi nhánh Ngân hàng sẽ có định hướng phát triển cũng như nhóm khách hàng mục tiêu riêng. Do vậy, chính sách Marketing là cơng cụ quyết định trực tiếp phân khúc khách hàng bị thu hút và tìm tới Chi nhánh Ngân hàng cũng như mức độ chăm sóc và duy trì quan hệ của nhóm khách hàng hiện hữu, đảm bảo bám sát định hướng của Chi nhánh.

1.3.2 Nhân tố khách quan (Hội sở chính của chi nhánh, mơi trường pháp luật…)

1.3.2.1. Nhóm nhân tố thuộc Hội sở chính của chi nhánh

- Chính sách khách hàng của Hội sở chính: Chính sách bảo lãnh của Hội sở chính thường quy định các điều kiện chung trong hoạt động cấp bảo lãnh, chính sách tài sản đảm bảo tối thiểu, chính sách định hướng ứng xử chung với từng nhóm khách hàng (phát triển, duy trì hay thu hẹp quan hệ)... Các chính sách cụ thể tại từng chi nhánh được xây dựng dựa trên khung chính sách do Hội sở chính ban hành. Do vậy, Hội sở chính cần xây dựng được khung chính sách bao quát, linh hoạt và phù hợp với các định hướng phát triển khác nhau của mỗi Chi nhánh nhưng cũng đồng thời kiểm soát được mức độ tuân thủ của mỗi Chi nhánh, bám sát mục tiêu phát triển chung của toàn hệ thống Ngân hàng.

- Quy trình cho vay: Là một trong những nhân tốt có ảnh hưởng lớn đến

chẽ, được thực hiện một cách nghiêm túc, rủi ro sẽ được kiểm soát. Tuy nhiên, nếu quy trình cho vay quá chặt chẽ sẽ dẫn đến thủ tục rườm rà, phức tạp, gây phiền hà cho khách hàng. Do vậy, quy trình bảo lãnh cần hợp lý, vừa đơn giản hóa thủ tục cho khách hàng vừa đồng thời đảm bảo tính tuân thủ, tối thiểu hóa rủi ro cho Ngân hàng, nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động cho vay KHCN

1.3.2.2. Nhóm nhân tố thuộc Môi trường kinh doanh

- Môi trường kinh tế vĩ mô: Khi môi trường kinh tế vĩ mơ phát triển, q

trình sản xuất và lưu thơng hàng hóa diễn ra sn sẻ, nhu cầu tiêu dùng và kinh doanh mở rộng dẫn đến nhu cầu bảo lãnh gia tăng. Nhu cầu bảo lãnh gia tăng kéo theo sự đa dạng và phức tạp trong nghiệp vụ bảo lãnh, yêu cầu Ngân hàng phải quản lý chặt chẽ hoạt động cho vay KHCN. Ngược lại, nếu kinh tế vĩ mơ suy thối, nhu cầu bảo lãnh giảm sút, hoạt động quản trị dịch vụ bảo lãnh của Ngân hàng vừa phải đảm bảo yêu cầu kiểm soát rủi ro đồng thời đạt được kế hoạch doanh thu đề ra.

- Mơi trường chính trị: Một quốc gia có mơi trường chính trị ổn định, an ninh quốc phịng vững mạnh, khơng có bạo loạn, tranh chấp...sẽ thu hút đầu tư từ các nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Khi hoạt động kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế đều phát triển ổn định, các rủi ro chính trị được hạn chế, hoạt động quản lý cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng sẽ tập trung vào gia tăng quy mô, doanh thu. Ngược lại, khi mơi trường chính trị bất ổn ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý của các tổ chức trong và ngoài nước, tâm lý lo ngại khi hợp tác của đối tác nước ngoài khiến hoạt động đầu tư, hoạt động kinh doanh suy giảm, hoạt động quản lý khách hàng cá nhân của Ngân hàng phải tập trung kiểm soát các rủi ro chính trị có thể dẫn đến phát sinh sự kiện bảo lãnh.

- Môi trường văn hóa - xã hội: Mơi trường văn hóa - xã hội bao hàm

không chi phối trực tiếp, nhưng yếu tố này có tác động mạnh mẽ tới hoạt động của ngân hàng. Thói quen tiêu dùng khác nhau có ảnh hưởng lớn tới khả năng sản xuất và tiêu thụ hàng hóa của chủ thể kinh tế, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt động cho vay KHCN. Các đối tượng ở các mơi trường văn hóa – xã hội khác nhau sẽ có quan điểm khác nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh dẫn đến các nhu cầu khác nhau về dịch vụ ngân hàng, trong đó có sản phẩm cho vay KHCN. Điều này đặt ra các yêu cầu khác nhau trong quá trình quản lý của Ngân hàng.

- Môi trường pháp lý: Hoạt động ngân hàng chịu sự điều chỉnh, giám sát

chặt chẽ của luật pháp. Nếu hệ thống pháp lý tồn tại nhiều lỗ hổng, chồng chéo, văn bản pháp lý chưa chặt chẽ sẽ dẫn đến tình trạng hiểu sai và phát sinh nhiều tranh chấp. Ngược lại, cơ sở pháp lý rõ ràng, đồng bộ, điều chỉnh kịp thời theo quy luật vận động của nền kinh tế sẽ tạo điều kiện cạnh tranh công bằng, lành mạnh, tác động trực tiếp đến công tác quản lý của Ngân hàng.

- Sự cạnh tranh trên thị trường: Cạnh tranh giữa các ngân hàng vừa có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực tới công tác quản lý hoạt động cho vay KHCN. Khi sự cạnh tranh giữa các ngân hàng cao, để lôi kéo khách hàng, các ngân hàng phải khơng ngừng áp dụng các chính sách ưu đãi như giảm phí dịch vụ, tín chấp nhiều hơn...khiến cho hoạt động bảo lãnh chứa đựng nhiều rủi ro hơn. Mặt khác, sự cạnh tranh cũng đặt ra yêu cầu cho các ngân hàng phải không ngừng cải tiến, đa dạng hóa để đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.

- Ảnh hưởng từ khách hàng bao gồm nhu cầu vay vốn, năng lực tài

chính và khả năng đáp ứng tài sản của khách hàng. Nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm cho vay rất đa dạng đồng thời đặc thù cho từng nhóm khách hàng khác nhau. Do vậy, Ngân hàng phải am hiểu khách hàng để áp dụng chính sách cho vay phù hợp với từng phân khúc khách hàng, vừa thỏa mãn nhu cầu khách hàng, vừa kiểm soát tốt rủi ro.

1.3.3. Tiêu chí đánh giá quản lý cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại

Để đo lường và đánh giá quản lý cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại có thể sử dụng hệ thống các chỉ tiêu định tính và định lượng sau:

1.3.3.1. Các chỉ tiêu định lượng

- Chỉ tiêu về dƣ nợ cho vay cá nhân

Chỉ tiêu này phản ánh quy mô cho vay của ngân hàng đối với khách hàng cá nhân. Chỉ tiêu này thể hiện xu hướng hoạt động cho vay cá nhân là tăng hay giảm. Đây là chỉ tiêu phản ánh về hoạt động cho vay trong một thời gian dài, thấy được khả năng hoạt động cho vay qua các năm.

Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay KHCN

=

Dư nợ cho vay KHCN kỳ này –Dư nợ cho vay KHCN kỳ trước

Dư nợ cho vay KHCN kỳ trước

- Chỉ tiêu số lƣợng khách hàng cá nhân

Chỉ tiêu này cho biết số lượng khách hàng cá nhân có quan hệ vay vốn tại ngân hàng, cụ thể: Mức tăng số lượng KHCN: cho biết thay đổi về số lượng KHCN năm nay so với năm trước và được xác định theo công thức sau: Mức tăng số lượng khách hàng = Số lượng khách hàng cá nhân năm nay – số lượng khách hàng cá nhân năm trước.

- Tốc độ tăng trƣởng số lƣợng cá nhân vay vốn:

Tốc độ tăng trưởng số KHCN

vay vốn

=

Số lượng KHCN kỳ này – Số lượng CN vay vốn kỳ trước

Chỉ tiêu nay phản ánh sự gia tăng về số lượng CN vay vốn, cho thấy được mức độ, cũng như khả năng phát triển khách hàng vay mới tại ngân hàng.

- Chỉ tiêu về quy mơ bình qn dƣ nợ trên một khách hàng cá nhân:

Bình quân dư nợ trên một khách

hàng

=

Dư nợ cho vay KHCN Số lượng KHCN

Chỉ tiêu này cho thấy bình quân một khách hàng cá nhân vay bao nhiêu tiền, từ đó đánh giá việc tiếp cần nguồn vốn của KHCN là nhiều hay ít.

- Chỉ tiêu về cơ cấu dƣ nợ

+ Biến động dƣ nợ cho cho vay KHCN theo thời hạn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn

Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay

KHCN ngắn hạn/trung và dài

hạn (%)

=

Dư nợ cho vay KHCN ngắn hạn/trung và dài hạn kỳ này - Dư nợ cho vay KHCN ngắn hạn/trung và dài hạn kỳ

trước x 100%

Dư nợ cho vay KHCN ngắn hạn/trung và dài hạn kỳ trước

Chỉ tiêu này đánh giá sự biến động dư nợ ngắn hạn, trung và dài hạn của năm nay so với năm trước tăng hay giảm, cho thấy được dư nợ ngăn hạn, trung hạn và dài hạn biến động theo xu hướng nào.

+ Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay KHCN theo mục đích sử dụng vốn

Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay KHCN theo mục đích sử dụng vốn

=

Dư nợ cho vay KHCN theo mục đích sử dụng vốn n kỳ này - Dư nợ cho vay KHCN

theo mục đích sử dụng vốn n kỳ trước

x 100% Dư nợ cho vay KHCN theo mục đích sử

dụng vốn n kỳ trước

Với n là mục đích cho vay: tiêu dùng, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng, dịch vụ,...

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá sự biến động về dư nợ cho vay của mỗi mục đích sử dụng vốn của các NHTM.

+ Tỷ lệ nợ xấu trong cho vay KHCN

Mức biến động tỷ lệ nợ xấu trong cho

vay KHCN (%) =

Tỷ lệ nợ xấu trong cho vay KHCN kỳ này -

Tỷ lệ nợ xấu trong cho vay KHCN kỳ trước x 100% Tỷ lệ nợ xấu trong cho vay KHCN kỳ trước

Đây là chỉ tiêu phản ánh các khoản cho vay của ngân hàng được đánh giá là có khả năng tổn thất một phần hoặc toàn bộ gốc và lãi. Tỷ lệ nợ xấu càng cao chứng tỏ chất lượng cho vay càng yếu kém, theo thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 và thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 chỉ tiêu này phải được kiểm sốt trong phạm vi khơng q 3%.

1.3.3.2. Các chỉ tiêu định tính

+ Mức độ tuân thủ chính sách cho vay của NHNN và quy trình cho vay KHCN của chính ngân hàng thương mại

Sự an tồn của ngân hàng khơng chỉ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của bản thân ngân hàng mà cịn ảnh hưởng đến cả hệ thống tài chính và nền kinh tế nói chung. Do đó, nếu ngân hàng tn thủ các quy định, quy trình,

phịng rủi ro đầy đủ, các quy định về giới hạn cho vay, đối tượng cho vay, điều kiện cho vay, các tỷ lệ về an toàn vốn, tỷ lệ vốn ngắn hạn dùng để cho vay trung dài hạn an tồn... thì ngân hàng sẽ hạn chế được nhiều rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay, hiệu quả quản lý cho vay cá nhân sẽ cao.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI AGRIBANK THỊ XÃ QUẢNG YÊN, TỈNH QUẢNG NINH

2.1. Khái quát về Agribank thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

2.1.1. Lịch sử hình thành Agribank thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh (Agribank thị xã Quảng Yên) là đơn vị thành viên của Agribank Việt Nam.

- Địa chỉ: Số 1 - Ngô Quyền - P. Quảng Yên - Thị xã Quảng Yên - tỉnh Quảng Ninh

Agribank thị xã Quảng Yên được thành lập năm 1989 với tên gọi ban đầu là Agribank huyện Yên Hưng, trực thuộc địa bàn huyện Yên Hưng tỉnh Quảng Ninh. Đến cuối năm 2011, Chính phủ có quyết định đổi tên huyện Yên

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 35 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)