Giải pháp giám sát và điều chỉnh hoạt động quản lý cho vay khách

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 83 - 86)

6. Kết cấu luận văn

3.2. Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý cho vay khách hàng cá nhân

3.2.3. Giải pháp giám sát và điều chỉnh hoạt động quản lý cho vay khách

hàng cá nhân

* Làm tốt công tác lập tổ công tác kiểm tra định kỳ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân:

Mơ hình hoạt động hiện tại của Chi nhánh khơng có phịng/ ban chun quản lý và kiểm tra giám sát hoạt động cho vay khách hàng cá nhân. Do vậy, Chi nhánh cần thành lập ra các tổ công tác định kỳ kiểm tra hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Chi nhánh, hoặc thường xuyên thực hiện các cuộc kiểm tra chéo hồ sơ cho vay giữa các cán bộ trong Chi nhánh để đảm bảo hồ sơ luôn đầy đủ, tuân thủ đúng quy định và quyền hạn, nhằm hạn chế tối thiểu rủi ro xảy ra. Thành phần thực hiện kiểm tra, giám sát hồ sơ phải có kinh nghiệm, có trình độ chun mơn và đạo đức nghề nghiệp tốt, đảm bảo các cuộc kiểm tra được thực hiện một cách khách quan, minh bạch và chính xác nhất. Đồng thời, cần có những biện pháp răn đe đối với các trường hợp cố tình vi phạm quy trình quy định, có yếu tố vi phạm về mặt đạo đức.

* Thường xuyên kiểm tra khách hàng cá nhân vay vốn:

Bao gồm kiểm tra tình hình sử dụng vốn, hoạt động kinh doanh và đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, và kiểm tra thực trạng tài sản đảm bảo, trong đó:

- Kiểm tra tình hình sử dụng vốn là kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng với mục đích mà khách hàng đã đưa ra trong phương án sử dụng vốn tại hồ sơ vay vốn hay không. Nội dung kiểm tra bao gồm:

Việc sử dụng vốn vay theo mục đích đã ghi trong HĐTD và giấy nhận nợ như chứng từ chuyển tiền, tài liệu về cung cấp hàng hóa, dịch vụ (hợp đồng kinh tế, hóa đơn mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ, sổ kho, phiếu nhập kho), về kho hàng hóa. Kiểm tra tiến độ và tính khả thi của phương án sử dụng vốn của khách hàng trong thực tiễn từ đó có thể đưa ra các biện pháp xử lý các rủi ro kịp thời. Nếu khách hàng sử dụng vốn khơng đúng mục đích ngân hàng cần có các biện pháp thu hồi vốn kịp thời.

- Kiểm tra hoạt động kinh doanh và đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng vừa giúp ngân hàng có thể nắm bắt kịp thời hoạt động kinh doanh

của khách hàng. Nội dung kiểm tra bao gồm: Dư nợ vay, số lãi phải trả đến ngày kiểm tra; Tình hình tài chính; đánh giá tiến độ và khả năng trả nợ; Biện pháp tổ chức triển khai và tiến độ thực hiện dự án, phương án; đánh giá phương án sử dụng vốn và khả năng trả nợ của khách hàng; Thu thập thông tin chấm điểm xếp hạng khách hàng theo quy định của Agribank; Xác định mức độ thiệt hại đối với phương án sử dụng vốn của khách hàng khi xảy ra rủi ro. Bên cạnh đó, cần phải bám sát và kiểm sốt dịng tiền của khách hàng để kịp thời phát hiện những bất thường trong hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính của khách hàng. Từ đó kịp thời có các biện pháp khi khách hàng mất khả năng tài chính hay bị suy giảm khả năng trả nợ ngân hàng

- Kiểm tra thực trạng tài sản bảo đảm: Chi nhánh cũng cần thường

xuyên kiểm tra và định giá lại giá trị của tài sản đảm bảo, đặc biệt với các TSBĐ là động sản như phương tiện vận tải, máy móc thiết bị...bởi các tài sản này vừa khó kiểm sốt (do tài sản có thể bị thất thốt, khơng cịn ngun vẹn...) vừa dễ giảm giá trị tài sản do khấu hao. Nếu sau khi kiểm tra và định giá lại thấy thiếu tài sản hoặc giá trị tài sản giảm mạnh không đủ đảm bảo cho nghĩa vụ bảo đảm cần kịp thời đề nghị khách hàng bổ sung thêm tài sản đảm bảo tối thiểu đáp ứng chính sách khách hàng, giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra.

* Nâng cao vai trò hậu kiểm: bộ phận hậu kiểm cần phát huy vai trò là đơn vị hoạt động kiểm tra và giám sát sau của Ngân hàng, mục tiêu nhằm phát hiện kịp thời các sai sót trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay khách hàng cá nhân nói riêng. Hoạt động hậu kiểm cần được thực hiện thường xuyên và liên tục, có kế hoạch cụ thể, đặc biệt là phát huy vai trò kiểm tra và giám sát độc lập, khi thực hiện hậu kiểm phải theo dõi chặt chẽ các quy trình, nghiệp vụ, tránh tình trạng để lọt các sai sót khơng đáng có. Nâng cao trình độ nghiệp vụ và xây dựng nhân sự hậu kiểm có kiến thức chuyên môn sâu về các sản phẩm, dịch vụ và quy trình hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, năng lực quản lý rủi ro và kiểm soát rủi ro. Agribank thị xã Quảng Yên cần xem xét tăng số lượng và chất lượng hậu kiểm viên thông qua tuyển dụng và đào tạo tập trung nhằm đáp ứng tốt hơn với sự tăng trưởng của hoạt động cho vay KHCN tại ngân hàng.

* Nâng cao vai trò của tổ chức hội: phát triển hoạt động cho vay thông qua tổ chức Hội (Hội nông dân, hội phụ nữ) cần thực hiện ở mọi khía cạnh: phát triển sản phẩm tín dụng phù hợp với đối tượng khách hàng vay qua tổ chức Hội; mở rộng địa bàn, tập trung phát triển nhất là địa bàn nông thôn do đặc thù là nơi có nhiều các món vay nhỏ lẻ; nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay, thu nợ qua tổ chức Hội.... Đồng thời, thông qua tổ chức hội có thể kiểm tra, giám sát các khoản vay tại chi nhánh.

* Quản lý có hiệu quả việc xử lý các khoản nợ xấu: Cán bộ quản lý nợ xấu củan hàng phải thực hiện báo cáo định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý về tiến độ xử lý các khoản nợ xấu, đưa ra rõ nguyên nhân chưa xử lý được và đánh giá khả năng thu hồi vốn của các khoản nợ xấu. Đồng thời có trách nhiệm kiểm tra định kỳ hoạt động xử lý nợ theo kế hoạch đã đăng ký. Trong q trình này, phịng kế hoạch kinh doanh cần phải đưa đánh giá hiệu quả và các biện pháp tích cực thu hồi nợ của cán bộ quản lý nợ xấu. Định kỳ hàng

quý, báo cáo các khoản nợ quá hạn theo số ngày quá hạn, tình hình xử lý và đánh giá khả năng thu hồi của các khoản nợ này phải được gửi cho Ban giám đốc Ngân hàng để họp, từ đó đưa ra các biện pháp thu hồi và xử lý nợ xấu.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)