Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 72 - 77)

6. Kết cấu luận văn

2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân

2.4.2.1. Hạn chế

Mặc dù dư nợ cho vay KHCN được liên tục mở rộng đi đơi với kiểm sốt chất lượng hoạt động cho vay, độ an toàn được đảm bảo, song hoạt động quản lý cho vay KHCN vẫn tồn tại một số hạn chế:

Thứ nhất: Chính sách sản phẩm cho vay chưa thực sự đa dạng. Hiện tại, nhóm sản phẩm cho vay KHCN chủ đạo, mang lại dư nợ cao cho Agribank thị xã Quảng Yên là cho vay mua nhà ở, xây dựng/ sửa chữa nhà, và cho vay kinh doanh có thế chấp bằng BĐS. Trong khi các ngân hàng khác thường chú trọng hơn tới cho vay mua nhà dự án, tiêu dùng, cho vay mua xe thế chấp bằng chính xe mua. Vì thế, trong điều kiện kinh tế như hiện nay, thị trường bất động sản đất nền và tình hình sản xuất kinh doanh chưa thực sự khởi sắc, gây ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng trả nợ của khách hàng có thể làm tăng tỷ lệ nợ quá hạn tại chi nhánh và tính thanh khoản của tài sản thế chấp là BĐS.

Thứ hai: Việc kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật đối với các khoản vay của KHCN còn nhiều bất cập. Việc kiểm tra sử dụng vốn vay của KHCN cịn mang tính hình thức, chiếu lệ, chưa thường xun, việc kiểm tra sau khi cho vay chưa được coi trọng như là một tất yếu của quy trình cho vay, từ đó dẫn đến một số khách hàng cịn sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng, cần phải tăng cường quản lý hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng để giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất. Việc kiểm tra tính tuân thủ của hồ sơ vẫn chủ yếu dựa trên chọn mẫu do vậy có một số các hồ sơ bị bỏ sót khơng kiểm sốt. Trường hợp để lọt hồ sơ sai phạm thì khả năng phát sinh nợ xấu rất lớn.

Thứ ba: Giám sát và quản lý sau khi cho vay với KHCN còn yếu. Mặc dù nhận thức được tầm quan trọng của việc giám sát và quản lý sau khi cho vay, tại Agribank thị xã Quảng Yên vẫn có thói quen tập trung nhiều cơng sức

cho việc thẩm định trước khi cho vay mà lơi lỏng quá trình kiểm tra, kiểm sốt đồng vốn sau khi cho vay. Khi Ngân hàng cho vay thì khoản cho vay cần phải được quản lý một cách chủ động để đảm bảo sẽ được hoàn trả. Theo dõi nợ là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của cán bộ tín dụng nói riêng và của ngân hàng nói chung. Việc theo dõi hoạt động của khách hàng vay nhằm tuân thủ các điều khoản đề ra trong hợp đồng tín dụng giữa khách hàng và ngân hàng nhằm tìm ra những cơ hội kinh doanh mới và mở rộng cơ hội kinh doanh.

Thứ tư: Cơng tác kiểm sốt nội bộ Ngân hàng còn chưa chặt chẽ. Trong thời gian qua, hoạt động kiểm tra nội bộ của Agribank thị xã Quảng Yên chưa theo kịp với tốc độ tăng trưởng tín dụng. Hệ quả của việc lõng lẻo trong cơng tác kiểm sốt nội bộ tại chi nhánh có thể dẫn đến nhiều sai phạm trong thẩm định, trong cho vay, theo dõi sau khi cho vay không được phát hiện kịp thời mà lẽ ra các sai phạm này phải được ngăn chặn ngay từ đầu, dẫn đến hàng loạt công tác khắc phục hậu quả đang phải thực hiện.

2.4.2.2. Nguyên nhân

a. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất: Quy mô địa bàn và cạnh tranh. Số lượng NHTM ngày càng nhiều, đồng thời với việc bị giới hạn cho vay bởi địa lý, Agribank thị xã Quảng Yên phải cạnh tranh gay gắt với các NHTM khác.

Thứ hai: Khẩu vị rủi ro cứng nhắc. Danh mục sản phẩm cho vay KHCN của Agribank thị xã Quảng Yên tương đối đầy đủ, đa dạng, tuy nhiên định hướng trọng tâm về sản phẩm cho vay KHCN còn cứng nhắc, nhiều danh mục sản phẩm KHCN là xu hướng của nền kinh tế chưa được ưu tiên phát triển đúng mức như: cho vay mua nhà dự án, cho vay mua ơ tơ thế chấp bằng chính xe mua, cho vay tín chấp, thẻ tín dụng.

Thứ ba: Cơ chế chính sách, văn bản chính sách cho vay chịu tác động bởi nhiều yếu tố. Chính sách cho vay KHCN của Agriabank thị xã Quảng Yên chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: các thay đổi của luật pháp, thay đổi bởi môi trường kinh doanh, các yếu tố cạnh tranh, kết quả thực hiện các chỉ tiêu, kết quả đánh giá các quy trình, quy định quy chế… Đồng thời là một ngân hàng thương mại có vốn 100% của nhà nước nên các chính sách cho vay của Agribank phải đi liền với các chính sách phát triển, hỗ trợ kinh tế, nông nghiệp nơng thơn và xóa đói giảm nghèo. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới văn bản, chính sách cịn nhiều bất cập, chồng chéo.

b. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất: Kiểm soát chưa tốt cạnh tranh không lành mạnh giữa các NHTM. Theo quy định của Chính phủ khống chế lãi suất huy động, lãi suất cho vay của NHTM bằng cách quy định lãi suất cơ bản, trần, sàn lãi suất…Tuy nhiên việc biến tướng, cạnh tranh không lành mạnh giữa các NHTM vẫn cịn xảy ra với các hình thức như: tặng quà bằng tiền mặt, tặng sổ tiết kiệm cho khách hàng hoặc khi có yêu cầu giảm lãi suất của Chính phủ những vẫn không giảm lãi suất cho khách…Đồng thời có những quy định khơng rõ ràng trong hợp đồng tín dụng, khách hàng khơng nghiên cứu kỹ, lãi suất ưu đãi ban đầu tốt nhưng thời gian sau tăng quá cao, khách hàng không được trả nợ trước hạn, hoặc trả nợ trước hạn với phí phạt quá cao. Đây là một trong những cách thu hút, giữ chân, cạnh tranh khách hàng không lành mạnh. Rõ ràng việc NHNN kiểm sốt chưa tốt cạnh tranh khơng lành mạnh đã dẫn đến hiệu quả cho vay KHCN bị ảnh hưởng tiêu cực.

Thứ hai: Tính minh bạch, tin cậy của thơng tin lịch sử tín dụng. Tính minh bạch, chính xác và kịp thời của thông tin và độ tin cậy của các cơ quan cung cấp thơng tin tại Việt Nam cịn nhiều hạn chế. Một kênh hữu ích có thể

nhiên thông tin chưa được cập nhật thường xuyên hoặc không đầy đủ, đặc biệt với các khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu, khách hàng thay đổi số Chứng minh nhân dân, hộ chiếu. Thơng tin lịch sử tín dụng KHCN chưa thực sự minh bạch, tin cậy tạo lỗ hổng lớn, gây rủi ro tín dụng ngay từ khâu tiếp nhận hồ sơ cho vay.

Thứ ba: Việc nhận thế chấp tài sản đảm bảo cịn bất cập. Chính phủ đã có nhiều quy định về việc cấp mới/ chuyển quyền sử dụng tài sản, đặc biệt bất động sản và tài sản gắn liền trên đất. Tuy nhiên thực tế cho thấy thủ tục hành chính giải quyết các vấn đề về sở hữu tài sản còn rườm rà, thời gian giải quyết kéo dài gây ảnh hưởng tới khả năng nhận tài sản đảm bảo cho các khoản vay của Ngân hàng. Việc áp dụng pháp luật, quy định của Nhà nước trong nhận thế chấp tài sản đảm bảo chưa đồng nhất, mang tính địa phương hóa. Ví dụ như: Khi có thay đổi từ chứng minh nhân dân sang thẻ căn cước, thay đổi thông tin địa chỉ trên hộ khẩu do việc thay đổi địa giới hành chính, nhiều địa phương yêu cầu người dân phải đính chính thơng tin trên giấy chứng nhận quyền sử dụng bất động sản trước khi làm thủ tục đăng ký giao dịch đảm bảo, thế chấp tài sản.

Thứ tư: Cơ chế hỗ trợ xử lý các khoản nợ xấu, thu hồi nợ còn bất cập. Trong các khâu xử lý nợ, khâu xử lý tài sản để thu hồi nợ là khâu gặp nhiều vướng mắc. Nhiều khách hàng thế chấp vay vốn khơng trả được nợ có biểu hiện chây ì, chính quyền địa phương các cấp phối hợp chưa đồng bộ, vẫn cịn tình trạng sợ mất lịng dân nên xử lý chưa kiên quyết, dứt điểm hỗ trợ Ngân hàng trong công tác xử lý tài sản để thu hồi nợ. Tòa án xử lý còn chậm, còn trường hợp kéo dài thời gian xét xử và mở phiên tòa tiếp theo quá mức quy định.

CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI AGRIBANK THỊ XÃ QUẢNG

YÊN, TỈNH QUẢNG NINH

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)