Cách thức thực hiện giáo dục lao động cho trẻ mẫu giáo thông qua tổ chức hoạt động sinh hoạt hàng ngày

Một phần của tài liệu SKKN một số BIỆN PHÁP GIÁO dục LAO ĐỘNG CHO TRẺ mẫu GIÁO NHỠ (Trang 36 - 37)

- Nhà trường vẫn còn nhiều khó khăn để đầu tư nhiều về cơ sở vật chất

c.Cách thức thực hiện giáo dục lao động cho trẻ mẫu giáo thông qua tổ chức hoạt động sinh hoạt hàng ngày

tổ chức hoạt động sinh hoạt hàng ngày

Việc giáo dục lao động cho trẻ mẫu giáo giáo viên cần phải thường xuyên tổ chức cũng như giúp đỡ trẻ, để cho trẻ hình thành những những kĩ năng kĩ xảo trong lao động từ nhưng việc làm đơn giản nhất là dạy trẻ biết lao động tự phục vụ bản thân. Trong các giờ đón trẻ cô giáo nhắc trẻ chào cô, chào ông bà bố mẹ, nhắc trẻ tự đi cất dép và cất quần áo vào đúng nơi quy định, trong giờ trả trẻ cô giáo cũng nhắc trẻ tự ra lấy và đi dép, lấy quần áo ba lô, nếu là người về cuối cùng trong lớp trẻ cũng biết dọn dẹp cất giá dép, giá treo khăn, giá cốc uống nước cùng cô trước khi về. Thông qua các giờ đón và trả trẻ, giáo viên cũng cần trao đổi cùng phụ huynh về kế hoạch giáo dục lao động cho trẻ.Yêu cầu phụ huynh phối hợp cùng giáo viên rèn các kỹ năng lao động cho trẻ cả khi ở nhà, không được có ý nghĩ làm thay hoặc sợ trẻ không biết làm hay làm hỏng mà làm hộ trẻ, cha mẹ cần phải yêu cầu trẻ thực hiện các hoạt động lao động phù hợp giống như ở lớp để giúp đỡ mọi người trong gia đình. Trong các hoạt động vệ sinh như rửa tay, rửa mặt cô yêu cầu trẻ tự lấy đồ dùng và vệ sinh cá nhân. Thời gian đầu có thể trẻ chưa nhận biết đồ dùng của mình và chưa biết cách thực hiện các thao tác vệ sinh thì cô giáo có thể hướng dẫn trẻ. Cho trẻ phân biệt đồ dùng của mình bằng các kí hiệu khác nhau, thường xuyên cho trẻ thực hiện các thao tác vệ sinh để trẻ có thể nhớ các bước thực hiện. Trò chuyện và nói cho trẻ hiểu được ý nghĩa của việc vệ sinh thân thể hàng ngày và nếu không vệ sinh thân thể thì điều gì sẽ xảy ra? Giao viên để cho trẻ tự mặc và cởi quần áo nếu bị bẩn hoặc ướt, nhắc trẻ sau khi đi vệ sinh cần tự kéo quần, xả nước.

Trong các giờ ăn giáo viên cùng trẻ kê bàn ăn, lấy ghế, lấy bát, thìa, ăn xong trẻ có thể tự mang bát thìa đặt vào đúng nơi quy định, lau bàn xếp ghế, kê bàn vào đúng vị trí, sau đó trẻ tự vệ sinh cá nhân bằng việc tự lau miệng, lấy nước uống. Có thể chia trẻ thành từng nhóm trực nhật thực hiện các công việc như chia cơm cho bạn, lau bàn cất bàn, cất đĩa khi ăn xong. Giáo viên cũng luôn phải là người thường xuyên kiểm tra mức độ hoàn thành công việc và nhắc nhở trẻ thực hiện tốt công việc trong nhóm, nhất là khi được giao nhiệm vụ trực nhật. Trong giờ ngủ, cô yêu cầu trẻ giúp cô trải chiếu, lấy gối, chăn để chuẩn bị giờ ngủ.Trước khi ngủ trẻ biết tự cởi bớt áo để vào đúng nơi quy đinh hoặc tự thay quần áo cho mát nếu cần. Sau khi ngủ dạy trẻ cũng biết cùng cô dọn dẹp, gập chăn, cất gối, cất chiếu đúng vị trí. Tất cả mọi việc tưởng đơn giản đó nhưng lại có ý nghĩa rất quan trọng để giúp trẻ có được các kỹ năng kỹ xảo lao động, đồng thời rèn thói quen nề nếp tốt cho trẻ.

Một phần của tài liệu SKKN một số BIỆN PHÁP GIÁO dục LAO ĐỘNG CHO TRẺ mẫu GIÁO NHỠ (Trang 36 - 37)