Nhận thức về ý nghĩa của giáo dục lao động cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổ

Một phần của tài liệu SKKN một số BIỆN PHÁP GIÁO dục LAO ĐỘNG CHO TRẺ mẫu GIÁO NHỠ (Trang 25 - 26)

Là một giáo viên mầm non, phải dạy cho trẻ những kiến thức cơ bản về môn học, thế giới xung quanh , phải hình thành cho trẻ nhân cách làm người. Việc nhận thức đúng về ý nghĩa giáo dục cho trẻ mẫu giáo là rất quan trọng, vì từ đây định hướng cho từng giáo viên biết cách tổ chức giáo dục lao động cho trẻ mẫu giáo. Với nội dung này chúng tôi sử dụng câu hỏi thứ 2 (Phụ lục trang 47) và khảo sát trên 15 giáo viên và kết quả thu được ở bảng sau:

Bảng 2.2: Đánh giá của giáo viên về ý nghĩa của giáo dục lao động cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi:

TT Ý nghĩa giáo dục lao độngcho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi

Ý kiến đánh giá Đồng ý Phân vân đồng ý Không 1 Phát triển đạo đức (53,3%)8/15 (46,7%)7/15 (0%)0 2 Phát triển trí tuệ (33,3%)5/15 (53,3%)8/15 (13,3%)2/15 3 Phát triển thẩm mĩ (46,7%)7/15 (40%)6/15 (13,3%)2/15 4 Phát triển thể chất (60%)9/15 (40%)6/15 (0%) 0 5 giúp trẻ có những hiểu biết sơ đẳng về lao động của người lớn (80%)12/15 (20%)3/15 (0% ) 0 6 Giúp trẻ hình thành 1 số phẩm chất cần thiết trong hoạt động lao động (66,6%)10/15 (25,4%)4/15 (8% ) 1/15 7

Giúp trẻ hình thành kĩ năng lao động tập thể, thói quen văn hóa vệ sinh, thói quen trong ăn uống

10/15 (66,6%) 5/15 (33,4%) 0 (0%)

* Nhân xét bảng 2.2

Đa số giáo viên tham gia khảo sát cũng nhận thấy rõ ý nghĩa của giáo dục lao động, tuy nhiên vẫn còn một số giáo viên vẫn còn phân vân chưa có định kiến riêng của mình. Số ý kiến nhận thức đúng về ý nghĩa của giáo dục lao động cho trẻ mẫu giáo chiếm tỉ lệ từ 33,3%- 80%, trong đó 33,3% ý kiến đồng ý rằng giáo dục lao động có ý nghĩa với sự phát triển trí tuệ, 46,6% ý kiến đồng ý rằng giáo dục lao động có ý nghĩa với sự phát triển thẩm mĩ, 53,3% ý kiến đồng ý rằng giáo dục lao động có ý nghĩa với sự phát triển đạo đức, 60% ý kiến đồng ý rằng giáo dục lao động có ý nghĩa với sự phát triển thể chất, 80% ý kiến đồng ý rằng giáo dục lao động có ý nghĩa giúp trẻ có những hiểu niết sơ đẳng về lao động của người lớn và 66,6% ý kiến đồng ý rằng giáo dục lao động giúp trẻ hình thành 1 số phẩm chất cần thiết trong lao động, các kĩ năng lao động tập thể, thói quen văn hóa vệ sinh, thói quen ăn uống. Các ý kiến không đồng ý với các nội dung trên chiếm từ 8%- 13%, trong đó 8% ý kiến không đồng ý rằng giáo dục lao động có ý nghĩa giúp trẻ hình thành một số phẩm chất cần thiết trong lao động, 13,3% các ý kiến không nhận thức đúng rằng giáo dục lao động có ý nghĩa với giáo dục trí tuệ và giáo dục thẩm mĩ. 20%- 46,7% giáo viên chưa có ý kiến rõ ràng về các nội dung trên. Chúng tôi cho rằng nhận thức đúng của giáo viên về ý nghĩa của giáo dục lao động đối với nhận thức và phát triển của trẻ ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình tổ chức hoạt động giáo dục lao động cho trẻ mẫu giáo.

Một phần của tài liệu SKKN một số BIỆN PHÁP GIÁO dục LAO ĐỘNG CHO TRẺ mẫu GIÁO NHỠ (Trang 25 - 26)