Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Hà Tây I (Trang 84 - 87)

6. Cấu trúc đề tài

2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân

2.4.2.1 Nguyên nhân khách quan

- Thứ nhất, môi trường kinh tế - xã hội: Môi trường kinh tế thế giới hiện nay còn nhiều bất ổn như dịch bệnh COVID19 đang diễn biến phức tạp,khủng hoảng đồng tiền chung Châu Âu, phá giá đồng nhân dân tệ,… gián tiếp ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam. Bên cạnh đó, tại Việt Nam hiện nay, môi trường kinh tế - xã hội nói chung vẫn chưa thực sự ổn định. Tình hình suy thối kinh tế những năm gần đây đã ảnh hưởng không nhỏ đến nhu cầu tiêu dùng của người dân, qua đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc mở rộng cũng như chất lượng của hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Chi nhánh.

- Thứ hai, môi trường pháp lý: Trong những năm gần đây, mặc dù hệ thống pháp luật về ngân hàng đã có sự thay đổi đáng kể, tuy nhiên vẫn còn chưa đồng bộ với những chuẩn mực quốc tế, vẫn còn rườm rà, chồng chéo.

- Thứ ba, đối thủ cạnh tranh: Hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân

được đánh giá là giàu tiềm năng và sẽ còn phát triển rất mạnh trong tương lai. Do đó, các NHTM ngày càng chú ý đến mảng hoạt động này, đặc biệt là những ngân hàng TMCP nhỏ đã chú trọng phát triển sản phẩm bán lẻ từ rất lâu. Bên cạnh đó, các cơng ty tài chính cũng khơng chịu bỏ qua thị trường đầy tiềm năng này.

- Thứ tư, đối với khách hàng cá nhân, tâm lý người Việt Nam là không muốn

công khai thông tin về cá nhân, do vậy việc thu thập thông tin cá nhân cũng rất khó khăn cho ngân hàng.

- Thứ năm, về cơ chế chính sách của cơ quan nhà nước: Mức độ công khai thông tin của các cơ quan quản lý Nhà nước cịn hạn chế. Những thơng tin về quy hoạch phát triển kinh tế ngành, vùng, quy hoạch xây dựng hạ tầng… có ảnh hưởng trực tiếp đến tài sản và hoạt động kinh doanh khách hàng. Tuy nhiên việc những thông tin này thường không được công bố chi tiết, do vậy ngân hàng khó dự đốn chính xác được ảnh hưởng của các sự kiện đó đối với hoạt động của khách hàng.

- Thứ sáu, tính minh bạch, chính xác và kịp thời của thông tin và độ tin cậy

thông tin của các cơ quan cung cấp tại Việt Nam còn nhiều hạn chế. Một kênh hữu ích có thể tham khảo thơng tin là Trung tâm thơng tin tín dụng CIC của NHNN nhưng thông tin không được thường xuyên cập nhật hoặc không đầy đủ, đặc biệt là đối với khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu.

2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan

- Sự phát triển hoạt động cho vay của Chi nhánh chịu ảnh hưởng khá nhiều từ chính sách tín dụng của Hội sở chính chỉ đạo xuống. Agribank chi nhánh Hà Tây I là một Chi nhánh trực thuộc Agribank Việt Nam, do đó quy trình và nội dung thẩm định tín dụng tại Chi nhánh phải có sự thống nhất và theo sự chỉ đạo của Agribank Việt Nam.

- Về quy mơ, uy tín của Chi nhánh: Số lượng các Ngân hàng, đặc biệt là khối NHTMCP trên địa bàn thị xã ngày càng nhiều, Agribank chi nhánh Hà Tây I phải cạnh tranh với những ngân hàng cùng quy mô trên địa bàn, trong khi lượng tiền nhàn rỗi của dân cư là có hạn nên việc huy động vốn của Chi nhánh phần nào gặp khó khăn.

- Về khả năng xử lí và thu thập thông tin: Việc thu thập thông tin để lưu trữ trở nên khó khăn đối với những khách hàng ở xa trụ sở của Chi nhánh bởi cán bộ tín dụng khơng có sẵn các đầu mối tin cậy để phân tích, nắm bắt hoặc dễ rơi vào sự sắp đặt trước của những khách hàng thiếu trung thực. Các thông tin do khách hàng lập và cung cấp nên tính chính xác và khách quan của các tài liệu này rất khó được kiểm chứng. Việc thẩm định thường dựa trên những thông tin chủ quan do khách hàng cung cấp.

- Về tổ chức bộ máy: Các cán bộ tín dụng phải thực hiện tất cả cơng việc từ tìm kiếm, giao dịch trực tiếp, kiểm tra hồ sơ, thẩm định, kiểm tra đối tượng vay vốn và tính khả thi của dự án, kiểm tra việc sử dụng vốn vay, đôn đốc khách hàng trả lãi và gốc đầy đủ, đúng hạn. Công việc này sẽ càng khó khăn hơn khi món vay nhiều, địa bàn rải rác.

- Chi nhánh gặp nhiều vấn đề với cán bộ công nhân viên (là đối tượng vay vốn chủ yếu của Chi nhánh), nguyên nhân là do:

+ Do sự cả nể và thiếu trách nhiệm, một số cơ quan quản lý cán bộ đã ký xác nhận cho cán bộ vay tiền ở nhiều TCTD khác nhau nhưng nguồn lương để trả nợ chỉ có một, vì vậy đã ảnh hưởng nhiều đến khả năng trả nợ của khách hàng như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng với Chi nhánh.

+ Một số trường hợp sau khi vay tiền đã thuyên chuyển công tác từ đơn vị này sang đơn vị khác, từ địa phương này sang địa phương khác nhưng do cơ quan không thông báo cho Chi nhánh hoặc thông báo không kịp thời việc cán bộ nhân viên chuyển công tác hoặc thôi việc, dẫn đến khó khăn trong việc thu hồi nợ của Chi nhánh.

+ Số tiền trả nợ mỗi lần không lớn, một số khách hàng chưa quen giao dịch với ngân hàng nên thường hay quên trả nợ hoặc có tâm lý coi việc để quá hạn 1, 2 tháng là chuyện bình thường hoặc do bận đi học, do công tác xa, hay do gia đình gặp khó khăn mà khơng trả nợ vay cho Chi nhánh đúng hạn.

+ Việc quản lí nợ tại Chi nhánh có nhiều khó khăn khi khoản vay có bảo đảm bằng tiền lương. Nhiều trường hợp, khoản vay được xác nhận bảo lãnh khoản vay bởi thủ trưởng cơ quan, nhưng Chi nhánh gặp rất nhiều khó khăn nếu cơ quan, người trả thay khơng có thiện chí trả nợ. Một số cơ quan, dù đã kí thoả thuận trích một phần lương cán bộ, công nhân viên vay vốn để trả nợ vay của cá nhân đó, nhưng khơng thực hiện đúng thoả thuận, không cố gắng tạo điều kiện giúp Chi nhánh thu nợ.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI AGRIBANK

CHI NHÁNH HÀ TÂY I

3.1 Mục tiêu, định hướng hoạt động cho vay KHCN và Quản trị RRTD trong cho vay KHCN của Agribank chi nhánh Hà Tây I

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Hà Tây I (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)