Chỉ tiêu định lượng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Hà Tây I (Trang 36 - 40)

6. Cấu trúc đề tài

1.4.2. Chỉ tiêu định lượng

a) Chỉ tiêu tuyệt đối

- Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không trả được khi đến hạn thỏa thuận ghi trên hợp đồng. Khi một món nợ khơng trả được vào kì hạn trả nợ, tồn bộ gốc còn lại của hợp đồng sẽ được chuyển thành nợ quá hạn

- Nợ xấu: Một khoản nợ được coi là nợ xấu khi khoản nợ đó được xếp vào nhóm nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 theo quy định tại Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập DPRR và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, cụ thể:

+ Nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn): là các khoản nợ được các TCTD đánh giá là khơng có khả năng thu hồi nợ gốc và/hoặc lãi khi đến hạn và có khả năng tổn thất

một phần nợ gốc và lãi.

+ Nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ): là các khoản nợ được đánh giá là khả năng tổn thất cao, không thể thu hồi toàn bộ và TCTD sẽ dự trù sẽ phải gánh chịu tổn thất cho khoản nợ gốc và/hoặc lãi khi đã tính đến giá trị thực tế của tài sản bảo đảm.

+ Nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn): là các khoản nợ được đánh giá là khơng cịn khả năng thu hồi sau mọi nỗ lực thu hồi nợ như: phát mại tài sản bảo đảm, tố tụng…

b) Chỉ tiêu tương đối

Chỉ tiêu phản ánh nợ xấu, nợ quá hạn/dư nợ cho vay bình quân từ cho vay KHCN

Tỷ lệ nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn cho vay KHCN x 100

Tổng dư nợ cho vay KHCN

Nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng ngân hàng là khoản nợ đến hạn thanh tốn (đáo hạn) khơng được ngân hàng cho gia hạn nợ, giãn nợ mà người vay không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ của mình cho ngân hàng. Nợ quá hạn vi phạm đặc trưng cơ bản của tín dụng là tính hồn trả. Hồn trả khơng đầy đủ và kịp thời gây nên sự đổ vỡ niềm tin của ngân hàng đối với người vay.

Tỷ lệ nợ quá hạn là một chỉ tiêu quan trọng dùng để đánh giá chất lượng cho vay của một ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn cao thể hiện chất lượng cho vay thấp, độ rủi ro tín dụng cao. Ngược lại, nếu tỷ lệ nợ quá hạn thấp hoặc gần bằng 0 thì có thể khẳng định chất lượng cho vay của ngân hàng cao, độ rủi ro tín dụng thấp. Nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng ngân hàng là một hiện tượng tất yếu. Song vấn đề quan trọng của ngân hàng là phải giảm tỷ lệ nợ quá hạn đến mức thấp nhất là có thể chấp nhận được.

Thông thường các ngân hàng luôn cố gắng đảm bảo tỷ lệ nợ quá hạn ở mức nhất định. Vì đây là tỷ lệ phản ánh sự an toàn trong hoạt động cho vay của các ngân hàng nên theo thông lệ quốc tế, tỷ lệ nợ quá hạn ở mức 3% sẽ đảm bảo cho mức độ lành mạnh của hoạt động cho vay.

Tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu =

Dư nợ xấu cho vay KHCN

x 100 Tổng dư nợ cho vay KHCN

Theo quy định tại Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về việc phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phịng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi và Thơng tư số 09/2014/TT-NHNN về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 02, các khoản nợ của khách hàng tại tổ chức cho vay được phân loại và xếp theo các nhóm nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5 với mức độ rủi ro tăng dần.

Theo đó, các khoản nợ nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 được gọi là nợ xấu, tiềm ẩn nhiều rủi ro mất vốn cho ngân hàng. Chính vì vậy, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng càng thấp cho thấy ngân hàng có chất lượng cho vay càng tốt.

Tỷ lệ nợ hạch toán ngoại bảng

Tỷ lệ nợ hạch toán

ngoại bảng =

Dư nợ KHCN hạch toán ngoại bảng

x 100 Tổng dư nợ cho vay KHCN

Các khoản nợ cho vay KHCN được hạch toán ngoại bảng là những khoản nợ được đánh giá là nợ mất vốn, ngân hàng đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay và chuyển các khoản nợ đó từ hạch tốn nội bảng sang hạch toán ngoại bảng để tiếp tục theo dõi và có biện pháp để thu hồi nợ triệt để.

Chỉ tiêu trên cho biết tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN chuyển ngoại bảng so với tổng dư nợ cho vay cá nhân. Chỉ tiêu này càng thấp phản ánh chất lượng cho vay tốt hoặc ngược lại.

Dự phòng rủi ro trích lập đối với cho vay KHCN

Tỷ lệ dự phòng rủi ro

trên tổng dư nợ =

Dự phòng rủi ro cho vay KHCN

x 100 Tổng dư nợ cho vay KHCN

Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phịng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng cá nhân không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của ngân hàng cho vay. Dự phòng rủi ro bao gồm: Dự phòng cụ thể và Dự phòng chung.

Dự phòng cụ thể là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ quy định tại Thông tư 02/2013/TT-NHNN để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra. Dự phòng chung là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể và trong các trường hợp khó khăn về tài chính của các tổ chức cho vay khi chất lượng các khoản nợ suy giảm.

Đây cũng là một chỉ tiêu để đánh giá mức độ an toàn trong hoạt động cho vay đối với các khách hàng cá nhân, qua đó, phản ảnh hiệu quả của hoạt động này của ngân hàng thương mại đó.

Tỷ lệ lãi treo

Tỷ lệ lãi treo =

Lãi treo trong cho vay KHCN

x 100 Thu lãi trong cho vay KHCN

Lãi từ nhóm 2 đến nhóm 5 chưa thu được cịn gọi là lãi treo. Theo quy định hiện hành, lãi được tính vào thu nhập trong kỳ của ngân hàng là lãi nhóm 1 (kể cả thu được hay chưa, quá hạn hay trong hạn) và lãi từ nhóm 2 đến nhóm 5 là lãi thực thu.

Chỉ tiêu này phản ánh lãi nhóm 2 đến nhóm 5 chưa thu được của ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao phản ánh chất lượng hoạt động cho vay càng thấp. Để giảm tỷ lệ này, các ngân hàng ln tìm cách tận thu các khoản lãi treo hoặc nâng cao chất lượng nợ, nghĩa là tăng tỷ lệ nợ nhóm 1, giảm tỷ lệ các nhóm nợ cịn lại.

Tỷ lệ dư nợ có khả năng mất vốn

Tỷ lệ dư nợ có khả

năng mất vốn =

Dư nợ có khả năng mất vốn trong cho vay KHCN

x 100

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Hà Tây I (Trang 36 - 40)