Thực trạng đo lường rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Hà Tây I (Trang 73)

6. Cấu trúc đề tài

2.3 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tạ

2.3.2 Thực trạng đo lường rủi ro tín dụng

2.3.2.1 Hoạt động xếp hạng khách hàng và phân loại nhóm nợ. a. Hoạt động xếp hạng khách hàng

Đối với khách hàng cá nhân, các chỉ tiêu chấm điểm đơn giản hơn, tập trung quanh độ tuổi, tình trạng hơn nhân, tình trạng nhà ở, nơi cơng tác, nghề nghiệp, mức độ vi phạm pháp luật… của khách hàng. Cụ thể như sau:

Bảng 2.7: Bảng xếp hạng khách hàng cá nhân của Agribank

Hạng khách hàng

Cấp tín dụng, lãi suất, bảo đảm tiền vay, dịch vụ khác

AAA AA

A

Ưu tiên đáp ứng tối đa nhu cầu tín dụng. Áp dụng mức ưu đãi về lãi suất phí dịch vụ và có thể cho vay không bảo đảm bằng tài sản.

BBB BB

Có thể mở rộng tín dụng. Có thể ưu đãi về lãi suất phí dịch vụ, có thể cho vay không bảo đảm bằng tài sản.

B Hạn chế mở rộng tín dụng, cho vay có bảo đảm một phần bằng tài sản.

CCC

Hạn chế cấp tín dụng, tìm mọi biện pháp thu hồi nợ, kể cả việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ chỉ được thực hiện khi có phương án khác phục khả thi. Áp dụng mức lãi suất, phí dịch vụ theo mức thơng thường, cho vay phải có tài sản bảo đảm.

CC C

Ngừng cấp tín dụng, tìm mọi biện pháp thu hồi nợ, kể cả việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ chỉ được thực hiện khi có phương án khác phục khả thi.

D Ngừng cấp tín dụng, tìm mọi biện pháp thu hồi nợ, không cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xử lý sớm tài sản bảo đảm (nếu có)

Bên cạnh đó, ứng dụng kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng kết hợp với chấm điểm tài sản bảo đảm để ra quyết định cấp tín dụng, lãi suất, điều kiện vay vốn và các dịch vụ khác đối với khách hàng là hộ gia đình, cá nhân.

Bảng 2.8: Bảng đánh giá rủi ro dựa vào xếp hạng khách hàng của Agribank Xếp hạng KH là cá nhân A+ A A- B+ B B- C+ C C- D Xếp loại rủi ro Đánh giá tài sản bảo đảm

Rủi ro thấp Rủi ro trung bình Rủi ro cao

A (Mạnh) Xuất sắc Tốt Trung bình/Từ chối

B (Trung bình) Tốt Trung bình

Từ chối C (Yếu) Trung bình Trung bình/Từ chối

b.Về phân loại nhóm nợ

Agribank thực hiện theo thông tư 02/2013/TT-NHNN, các khoản vay được phân thành 5 nhóm nợ. Giai đoạn năm 2018-2020 các nhóm nợ Agribank chi nhánh Hà Tây I như sau:

Bảng 2.9: Bảng phân loại nhóm nợ tại Agribank chi nhánh Hà Tây I giai đoạn 2018-2020

ĐVT: tỷ đồng, %

Chỉ tiêu

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 nợ % nợ % nợ % 1. Tổng dư nợ. 3.020 100 3.118 100 3.700 100 - Nhóm 1 2.763 91,5 2.838 91 3.404 92 - Nhóm 2 196 6,5 218 7 185 5 - Nhóm 3 15,1 0,5 16,2 0,52 25,9 0,7 - Nhóm 4 15,1 0,5 15,6 0,5 29,5 0,8 - Nhóm 5 30,8 1 30,2 0,98 55,5 1,5 2. Tổng nợ quá hạn. 36 8,5 280 9 296 8 3. Tổng nợ xấu. 61 2 62 2 111 3

(Nguồn: Tổng hợp các báo cáo kinh doanh hàng năm của Agribank chi nhánh Hà Tây I)

2.3.2.2 Hoạt động thẩm định và phân tích khoản vay

Các hoạt động này của Agribank chi nhánh Hà Tây I là đang thực hiện theo các quy trình hướng dẫn phân tích, thẩm định khoản vay được ban hành kèm theo quy trình cho vay, áp dụng cho tồn hệ thống bởi Agribank.

Khi có khách hàng đặt vấn đề vay vốn, cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ và tiến hành phân tích các tiêu chí về khách hàng, khoản vay theo các nội dung được hướng dẫn tại quy trình cho vay, sau đó có những đánh giá về tính khả thi của hoạt động sử dụng vốn, khả năng hoàn trả vốn vay, mức độ rủi ro của khoản vay/khách hàng…Trên cơ sở đó lập báo cáo thẩm định, nêu những ý kiến đề xuất để lãnh đạo phê duyệt tín dụng. Ý kiến phê duyệt tín dụng là ý kiến cuối cùng quyết định khoản vay.

Đối với các món vay trong quyền phán quyết, CBTD tại chi nhánh là người tiếp nhận hồ sơ vay vốn, thẩm định xét duyệt các điều kiện vay vốn và đưa ra ý kiến của mình về việc cấp tín dụng sau đó trình lãnh đạo phịng tín dụng. Lãnh đạo phịng tín dụng tái thẩm định (nếu cần thiết) và ghi ý kiến đồng ý hoặc khơng đồng ý cấp tín dụng. Giám đốc là người quyết định cuối cùng việc cấp tín dụng. Nếu đồng ý, CBTD sẽ trực tiếp giải ngân, quản lý khoản vay và nhắc nợ. Nếu không đồng ý, Chi nhánh sẽ thông báo bằng văn bản tới khách hàng.

Đối với những món vay vượt quyền phán quyết, Chi nhánh thẩm định và trình Trụ sở chính thơng qua Phòng phê duyệt giới hạn tín dụng. Ban Khách hàng lớn tái thẩm định hồ sơ vay vốn và đưa ra ý kiến tham mưu Tổng giám đốc. Tổng giám đốc sẽ ra thông báo về việc đồng ý hoặc từ chối cấp tín dụng. Chi nhánh thực hiện việc cho vay, thu nợ theo đúng thông báo của Tổng giám đốc.

2.3.3 Thực trạng phòng ngừa và kiểm sốt rủi ro tín dụng

Yêu cầu của hoạt động quản lý và kiểm sốt rủi ro tín dụng: hoạt động này bao gồm quá trình thiết lập các biện pháp, phương án kiểm soát theo từng mức độ rủi ro đã được đo lường và đánh giá; và quá trình triển khai các phương án kiểm soát trong tác nghiệp. Các phương án kiểm sốt có thể được chọn trong kiểm sốt rủi ro tín dụng gồm: Né tránh; ngăn ngừa; giảm thiểu; chuyển giao kiểm soát; đa dạng hóa. Trong từng phương án đó, sẽ có các biện pháp kiểm soát cụ thể phù hợp với

từng nhóm đối tượng và từng điều kiện tình hình cụ thể. Ngân hàng sẽ lựa chọn từng kiểu kiểm soát rủi ro đơn lẻ, hoặc sử dụng kết hợp chúng tùy vào đặc điểm tình hình kinh doanh và năng lực quản trị của ngân hàng.

Trong những năm qua, hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Hà Tây I được thực hiện theo khuôn mẫu, khá sơ sài: theo kiểu phải làm theo quy trình tín dụng, cịn định hướng cụ thể và chất lượng kiểm sốt thì chưa được đảm bảo.

- Đối với từng khoản vay: Các báo cáo thẩm định chưa đưa ra được phương án kiểm soát rủi ro cụ thể và hiệu quả, nếu khơng bị từ chối thì u cầu chủ yếu trong kiểm soát rủi ro các khoản vay chỉ mới ở mức độ là tình hình tài hính của khách hàng, hiệu quả kinh tế xã hội của phương án, dự án vay vốn, tài sản bảo đảm.

- Đối với quá trình quản trị sau khi cho vay: Quá trình này cũng chưa đưa ra được phương án kiểm sốt cụ thể có thể ứng phó kịp thời, phù hợp với những diễn biến tình hình thực tế khách hàng. Chủ yếu là thực hiện biện pháp kiểm tra sau khi vay theo quy trình cấp tín dụng: kiểm tra sử dụng vốn, tài sản bảo đảm, nhưng đây cũng là một hoạt động mang tính hình thức, chưa sâu sát thực tế, chưa thường xuyên, do sự hạn chế về số lượng cán bộ và trình độ cán bộ tín dụng.

- Đối với toàn bộ hoạt động tín dụng: Chưa có sự nghiên cứu nào để sử dụng các chiến lược kiểm soát phù hợp; kỹ thuật kiểm soát chưa hiệu quả, chưa có phương án kiểm sốt cho cả thời kỳ.

Tình hình bán nợ cho VAMC: Trong năm 2018-2020 Agribank chi nhánh Hà Tây I nợ xấu của ngân hàng, đang trong tầm kiểm soát nên chi nhánh chưa phải bán nợ cho VAMC.

Tình hình dự phịng rủi ro tín dụng tại Chi nhánh:

Trong thời gian qua việc trích lập quỹ dự phịng rủi ro tín dụng vẫn được thực hiện đều đặn, tuy nhiên mức trích lập của từng năm là theo kế hoạch được Agribank giao từ đầu năm chứ khơng phải hồn tồn căn cứ theo tình hình phân loại nợ. Tình hình trích lập dự phịng rủi ro tín dụng và xử lý rủi ro tín dụng bằng quỹ dự phòng của chi nhánh trong giai đoạn 2018-2020:

Bảng 2.10: Kết quả trích dự phịng RRTD và xử lý RRTD từ quỹ dự phòng.

ĐVT: triệu đồng.

TT Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

1 Tổng DPRR phải trích 51.350 52.140 84.680 1.1. Dự phòng chung phải trích 25.401 24.320 40.162 1.2. Dự phịng cụ thể phải trích 25.949 27.820 44.518 2 Kế hoạch giao trích DPRR 20 18 23 3 Kết quả trích DPRR 20 18 23 4 Số nợ được xử lý bằng DPRR 0 0 0

(Nguồn: Tổng hợp các báo cáo kinh doanh hàng năm của Agribank chi nhánh Hà Tây I)

Việc kiểm sốt rủi ro tín dụng tại Chi nhánh là: Trong quá trình quản trị rủi ro tín dụng hiện nay, những thành viên người tham gia vào quá trình kiểm soát rủi ro đang khơng biết mình đang áp dụng biện pháp kiểm soát rủi ro theo hướng nào. Ngoài “né tránh” là biện pháp thể hiện một cách rõ nét trong một số thời điểm, một số khoản vay, thì các cách thức kiểm soát rủi ro đang sử dụng hiện nay hầu như không có xu hướng rõ nét: vừa kiểm soát ngăn ngừa (kiểm tra khoản vay), vừa giảm thiểu tổn thất (yêu cầu về tài sản bảo đảm).

Với thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng tại chi nhánh như vậy, Chi nhánh đã không thể chủ động trong ứng phó và xử lý: khi nhiều khách hàng, doanh nghiệp suy giảm khả năng thanh toán, hoặc giá trị tài sản bảo đảm bị hao mịn theo thời gian thì Chi nhánh khơng đánh giá lại khoản vay một cách kịp thời, toàn diện và hợp lý; cũng chưa chủ động đưa ra biện pháp xử lý tức thời để ngăn chặn khả năng tổn thất xảy ra hay làm giảm thiểu thiệt hại, mà chủ yếu chỉ là thực hiện chuyển nhóm nợ hoặc đưa vào diện giảm mức cho vay vào kỳ sau. Chính điều này dẫn đến các rủi ro tín dụng khơng được ngăn chặn kịp thời, phát sinh bất kỳ rủi ro lúc nào, thiệt hại cũng đã không được giảm nhẹ đáng kể, đúng cách. Chính vì thế mà những năm qua nợ xấu tại Chi nhánh chưa được ngăn chặn một cách hữu hiệu.

Chính vì vậy đặt ra yêu cầu hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Hà Tây I phải xây dựng được cách thức, phương án kiểm sốt rủi ro tín dụng bài bản, cụ thể cho từng thời kỳ một các phù hợp với năng lực, với đặc điểm nội tại về khung pháp lý và nguồn nhân lực tại Chi nhánh.

2.3.4 Thực trạng xử lý và tài trợ rủi ro tín dụng

Trong hoạt động tín dụng rủi ro là điều không thể trành khỏi dù do nguyên nhân chủ quan hay khách quan. Khi rủi ro xảy ra thì tổn thất là tất yếu, mục đích của cơng tác xử lý tổn thất ngoài việc cố gắng thu hồi nguồn vốn, còn là việc hạn chế đến mức tồi thiểu thiệt hại cả ở hiện tại và tương lai. Khi phát hiện khoản nợ có vấn đề, cán bộ tín dụng phải theo dõi chặt chẽ tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính, đơn đốc khách hàng trả nợ như các khoản nợ bình thường. Đồng thời, tùy thuộc vào thực trạng tình hình của khách hàng, tình trạng TSBĐ, khả năng thu nợ để lựa chọn trình người có thẩm quyền các biện pháp xử lý. Thực tế tình hình triển khai hoạt động tài trợ tổn thất tại Agribank chi nhánh Hà Tây I:

Hoạt động tài trợ rủi ro tín dụng qua các năm đã được triển khai hoàn chỉnh và đúng mức. Các hoạt động chính của tài trợ rủi ro tín dụng tại Chi nhánh là các nghiệp vụ tác nghiệp xử lý bù đắp rủi ro, tạo nguồn cho rủi ro được chú trọng, chủ yếu là trích lập dự phịng rủi ro hàng năm do Agribank thông báo.

+ Phương án thu hồi nợ xấu

Đối với việc xử lý nợ có vấn đề do cán bộ tín dụng phụ trách nhưng được sự hỗ trợ tích cực của trưởng phịng tín dụng tại chi nhánh và bộ phận giám sát tín dụng và quản lý nợ có vấn đề tại hội sở.

Quá trình xử lý nợ về cơ bản được thực hiện theo trình tự: nghiên cứu đánh giá lại khách hàng, lên phương án gặp gỡ, lên phương án tháo gỡ khó khăn, trao dổi với khách hàng, sau đó là thực hiện phương án.

NHTM cần phải tìm cách thu hồi tồn bộ hoặc một phần khoản vay. Có hai sự lựa chọn đối với xử lý nợ quá hạn: khai thác hoặc thanh lý. Tuy vậy cần nhấn mạnh ở đây ba nguyên tắc xử lý nợ quá hạn là: chống xoá nợ, hạn chế gia nợ, chống đảo nợ. Khai thác là một quá trình làm việc với người vay cho đến khi khoản nợ được trả một phần hay tồn bộ mà khơng dựa vào các cơng cụ pháp lý để ép buộc thu nợ.

Khi đã thực hiện phương án khắc phục việc thu nợ vẫn chưa hoàn tất, nếu đủ điều kiện sử dụng quỹ dự phịng rủi ro theo quyết định số 493 thì chi nhánh xử lý và đưa ra theo dõi ngoại bảng.

Sau khi đưa ra theo dõi ngoại bảng, công tác thu nợ vẫn được tiến hành triệt để. Rất nhiều khoản nợ sau khi xử lý bằng quỹ dự phịng rủi ro đã được thu hồi, góp phần đáng kể vào thu nhập của ngân hàng.

Kết quả tài trợ trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank chi nhánh Hà Tây I giai đoạn năm 2018-2020:

Bảng 2.11: Kết quả tài trợ rủi ro trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank chi nhánh Hà Tây I giai đoạn năm 2018-2020

ĐVT: tỷ đồng. TT Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

1 Dư nợ hạch toán ngoại bảng cuối kỳ 23.5 46.3 30.8 2 Thu nợ hạch toán ngoại bảng trong năm 12.3 15.2 11.1

2.1. Khách hàng tự trả nợ 1.2 2.3 2.1

2.2. Kích thích khách hàng trả nợ 2.1 2.8 2.7 2.3. Xử lý bán tài sản thế chấp 4.4 5 3.9

2.4. Khởi kiện 4.5 4.8 3.2

3 Tài trợ từ trích DPRR 20 18 23

4 Từ nguồn đền bù bảo hiểm, bán nợ 3 4 6

(Nguồn: Tổng hợp các báo cáo kinh doanh hàng năm của Agribank chi nhánh Hà Tây I)

Thu nợ ngoại bảng:

Nợ ngoại bảng là những khoản nợ cho vay khơng địi được, đã xác định là mất vốn, và ngân hàng đã sử dụng quỹ dự phịng của mình để bù đắp. Năm 2018, tổng thu nợ ngoại bảng của chi nhánh đạt 12.3 tỷ đồng, nẳm 2019 đạt 15.2 tỷ đồng và đạt 1.1 tỷ đồng năm 2020.. Những khoản nợ ngoại bảng chi nhánh xác định là mất vốn. Nhưng với chiến lược trong công tác thu hồi cũng như tài trợ nợ thì:

+ Khách hàng đã tự trả nợ đạt 1.2 tỷ đồng năm 2018, năm 2019 đạt 2.3 tỷ đồng, năm 2020 là 2.1 tỷ đồng.

+ Bằng phương pháp kích thích khách hàng trả nợ: chi nhánh đã thu hồi được 2.1 tỷ năm 2018, 2.8 tỷ trong năm 2019 và 2.7 tỷ đồng năm 2020.

+ Xử lí bán tài sản thế chấp : Qua xử lí bán tài sản thế chấp, chi nhánh thu hồi được đáng kể số nợ. Năm 2018, chi nhánh xử lí bán tài sản thế chấp đạt 4.4 tỷ đồng. Năm 2019 chi nhánh xử lí bán tài sản thế chấp đạt 5 tỷ đồng. năm 2020 là 3.9 tỷ đồng.

+ Khởi kiện: Đối với nhóm khách hàng khởi kiện đã có bản án, Chi nhánh kiên quyết chuyển cơ quan thi hành án, phối hợp đấu giá tài sản thế chấp để thu hồi nợ; Đối với các khách hàng nợ xấu không thực hiện đúng cam kết tháo gỡ trả nợ với ngân hàng, chi nhánh kiên quyết thực hiện chuyển hồ sơ ra tòa khởi kiện. Kết quả, chi nhánh khởi kiện thành công 6 khách hàng trong 5 khách đã có bản án, đã phối hợp bán và bán qua cơ quan bán đấu giá 4 tài sản nhà đất của 6 khách hàng nợ XLRR. Đây là phương án mang lại kết quả tốt nhất cho chi nhánh vì số nợ thu hồi được cao nhất. Cụ thể: năm 2018, chi nhánh thu được số nợ là 4.5 tỷ đồng, năm 2019 đạt 4.8 tỷ đồng và thu hồi được 3.2tỷ đồng trong năm 2020..

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Hà Tây I (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)