Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Hà Tây I (Trang 82 - 84)

6. Cấu trúc đề tài

2.4.1 Kết quả đạt được

Qua phân tích thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Hà Tây I giai đoạn 20218-2020, cho thấy : Trong những năm qua, Chi nhánh đã đặc biệt quan tâm đến vấn đề quản lý rủi ro tín dụng cá nhân, đã hiểu thấu đáo những tư tưởng quan điểm hiện đại như: Chấp nhận rủi ro có tính tốn trước; Mức độ rủi ro đi liền với định giá khoản vay. Lãnh đạo chi nhánh đã có những chỉ đạo sát sao các nội dung về quản lý rủi ro tín dụng như: yêu cầu cán bộ tín dụng nghiên cứu sản phẩm; tư vấn và hướng dẫn khách hàng hoàn chỉnh hồ sơ vay vốn; thẩm định và phân loại khoản vay một cách chính xác khách quan; định kỳ theo dõi, giám sát khoản vay… Điều này được thể hiện qua các mặt:

- Agribank chi nhánh Hà Tây I đã thiết lập được một hệ thống nhận diện RRTD tốt, quy trính cấp tín dụng từ khâu tiếp nhận thông tin đến thẩm định khách hàng vay cá nhân, ra quyết định cho vay, kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay được

thực hiện chặt chẽ, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cá nhân, phòng chức năng. Hệ thống cảnh báo rủi ro cũng đã hỗ trợ đắc lực cho các cán bộ tín dụng tác nghiệp trong quá trình cơng tác tín dụng.

- Thực trạng đo lường rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Hà Tây I qua các năm: Việc đo lường rủi ro tín dụng của Agribank đã toàn diện, khách quan hơn, hướng theo thông lệ quốc tế và sát với diễn biến tình hình thực tế của khách hàng và khoản tín dụng hơn. Chương trình xếp hạng tín dụng nội bộ được đánh giá là có hiệu quả, giúp ích nhiều cho công tác đo lường rủi ro tín dụng. Chương trình cũng đã thường xuyên được cập nhật, bổ sung thêm nhiều chức năng dựa trên những diễn biến, thay đổi từ tình hình thực tế. Phân loại khoản vay và trích dự phịng rủi ro được thực hiện định kỳ thường xuyên theo quy định của Ngân hàng nhà nước. Nợ nhóm 2 có phát sinh nhưng đã được Ban giám đốc, lãnh đạo phòng Khách hàng cá nhân, Phòng Quản lý rủi ro và xử lý nợ có vấn đề, cán bộ tín dụng đôn đốc sát sao khách hàng trả nợ, kiểm soát nguồn thu và TSBĐ để buộc khách hàng phải thực hiện nghĩa vụ như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng đã ký kết với ngân hàng.

- Hệ thống quản lý, kiểm soát RRTD được thực hiện tốt và đồng bộ, thường xuyên từ trên xuống dưới. Định kỳ hàng tháng, quý, năm cán bộ tín dụng đều thực hiện kiểm tra thực tế tình hình sử dụng vốn vay một cách nghiêm túc, nắm vững hoạt động sử dụng vốn của khách hàng, phát hiện kịp thời các khách hàng vay sử dụng sai mục đích vay vốn hoặc có ý định lợi dụng nguồn vốn của ngân hàng để trục lợi. Chú trọng đến công tác kiểm tra, kiểm tốn định kỳ thơng qua các cuộc kiểm toán nội bộ, đặc biệt đối với kiểm tra tín dụng. Cơng tác giám sát rủi ro được tiến hành khá tốt, cán bộ tín dụng đã thường xuyên kiểm tra tình hình khách hàng; giám sát các tài sản đảm bảo; giám sát dư nợ đảm bảo thu nợ đúng hạn.

- Xử lý và tài trợ rủi ro: Chi nhánh kiên quyết thực hiện các giải pháp để giảm nợ xấu, thực hiện kiểm sốt tín dụng chặt chẽ, chú trọng đến chất lượng hơn là tăng trưởng tín dụng nhanh nhưng chất lượng kém. Thời gian qua, Chi nhánh luôn chú trọng lựa chọn khách hàng tốt, thu hẹp các khoản tín dụng đối với các khách hàng

có nguy cơ gây rủi ro tín dụng. Do đó chất lượng tín dụng đang có dấu hiệu được cải thiện và nợ xấu giảm dần. Hầu hết các khoản nợ có vấn đề được tiến hành theo trình tự thích hợp. Các khoản nợ khó địi được tổ chức thu triệt để.

Với tất cả những kết quả đạt được trên đây đã làm cho tỷ lệ nợ quá hạn của tín dụng cá nhân tại Chi nhánh trong những năm gần đây luôn giữ mức chấp nhận được. Kết quả này đã tạo cho chi nhánh hình ảnh một chi nhánh có tình hình tài chính lành mạnh, đạt top các chi nhánh có lợi nhuận trên 100 tỷ đồng/năm.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Hà Tây I (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)