Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng cá nhân của một số NHTM

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Hà Tây I (Trang 46 - 49)

6. Cấu trúc đề tài

1.6 Kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng cá nhân của một số NHTM và

1.6.1 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng cá nhân của một số NHTM

1.6.1.1 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của Vietcombank – Chi nhánh Thăng Long

Bước phát triển chính sách tín dụng của VietcomBank là quá trình kế thừa, phát huy giá trị sẵn có, thay đổi để thích nghi với sự biến động của mơi trường kinh

tế, xã hội và phù hợp pháp luật trong từng thời kỳ, tiếp cận nhanh chóng xu thế mới, thông lệ quốc tế, các phương pháp quản lý tiên tiến… Theo đó tín dụng đã hướng tới phục vụ nhu cầu hợp lý của khách hàng, tạo ra lợi nhuận trên cơ sở chấp nhận rủi ro đi kèm, các quyết định tín dụng dựa trên đánh giá lợi ích, rủi ro và có biện pháp kiểm sốt rủi ro.

Dưới định hướng của VietcomBank Việt Nam, Vieticombank Chi nhánh Thăng Long đã chuyển đổi mơ hình tổ chức bộ máy tín dụng với các chức năng độc lập, vừa đảm bảo tính chuyên nghiệp cao, vừa tăng cường khả năng giám sát giữa các chức năng, theo đó chức năng nghiên cứu tham mưu ban hành chính sách tín dụng được tách biệt với chức năng quản lý khách hàng, thẩm định và đề xuất tín dụng (Phịng khách hàng); thẩm định rủi ro và quản lý danh mục tín dụng (phịng Quản lý rủi ro); theo dõi, quản lý các khoản nợ bị suy giảm khả năng trả nợ (Phịng quản lý nợ có vấn đề); kiểm tra, giám sát tín dụng độc lập (Ban kiểm tra, kiểm soát nội bộ). Nhờ đó, q trình đổi mới chính đã mang lại những kết quả tích cực cho chi nhánh.

VietcomBank Chi nhánh Thăng Long thực hiện chính sách tăng trưởng tín dụng linh hoạt trong từng thời kỳ, ưu tiên cho các khu vực kinh tế phát triển, khách hàng có năng lực tài chính mạnh, các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, ít chịu rủi ro; Nâng cao tiêu chuẩn lựa chọn khách hàng, phương án, dự án kinh doanh, tăng cường biện pháp quản lý tín dụng đối với khách hàng, trích lập dự phịng rủi ro đầy đủ và tích cực xử lý nợ xấu.

Nhờ đó, quy mơ tín dụng của VietcomBank Chi nhánh Thăng Long tăng bình quân hàng năm 20%, đáp ứng được các nhu cầu vốn hợp lý của khu vực, góp phần tăng trưởng tín dụng cho Vietcombank Việt Nam. Cơ cấu tín dụng theo địa bàn, đối tượng khách hàng, mục đích sử dụng vốn, ngành hàng, kỳ hạn cấp tín dụng, hình thức bảo đảm tiền vay…. được điều chỉnh theo hướng tích cực. Chất lượng tín dụng được nâng cao và trở thành một trong những chi nhánh của Vietcombank có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất.

VietcomBank Chi nhánh Thăng Long chú trọng thực hiện phân quyền cho các cá nhân, đơn vị trong quá trình thực hiện. Hoạt động tín dụng được diễn ra thống nhất trong toàn chi nhánh, đảm bảo các giới hạn chấp nhận rủi ro thông qua các tiêu chuẩn cấp tín dụng, cũng như các biện pháp quản lý tín dụng. Đồng thời, các cá nhân, đơn vị được quyền chủ động thực hiện thông qua việc phân cấp, trên cơ sở phù hợp với môi trường, chất lượng hoạt động, xếp hạng tín dụng của từng đơn vị và năng lực, trình độ, kinh nghiệm quản lý của người được uỷ quyền.

1.6.1.2 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của HD Bank

- HDBank là một trong những ngân hàng đầu tiên đã công bố thực hiện thành công hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ gồm 9 bộ chỉ tiêu xếp hạng dành cho 4 đối tượng khách hàng: định chế tài chính, tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh và cá nhân. Việc ứng dụng hệ thống này sẽ giúp HDBank đánh giá được chất lượng tín dụng, phân nhóm khách hàng cũng như lượng hóa tín dụng, phân loại nợ, trích lập dự phịng, quản trị chất lượng tín dụng hiệu quả và tồn diện. Tính đến nay, tỷ lệ nợ xấu của HDBank đã được kiểm soát ở mức trên 1%/năm

- Đồng thời, HDBank đã xây dựng được khối quản trị rủi ro và kiểm soát tuân thủ theo theo tiêu chuẩn quốc tế gồm các phòng ban (Quản lý rủi ro, Thẩm định giá, Pháp chế, Kiểm tra kiểm soát nội bộ, Xử lý nợ,..). Các phòng ban này liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành quy trình thẩm định khép kín thực hiện các hoạt động quản trị rủi ro tín dụng và rủi ro phi tín dụng như: rủi ro thanh khoản, rủi ro tỷ giá, pháp lý, rủi ro nhân lực và các hoạt động khác. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng đã hồn thành chuẩn hóa nhiều văn bản nội bộ, quy trình xét duyệt thẩm định, đẩy mạnh công tác giám sát từ xa, xây dựng bộ tiêu chuẩn quản trị rủi ro, đơn giản thủ tục vay, thời gian giải ngân nhanh chóng (chỉ trong ba ngày với những hồ sơ hợp lệ) góp phần đem lại sự tín nhiệm và hài lịng cho khách hàng

1.6.1.3 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của Techcombank Đơng Đơ

Để có thể đảm bảo việc cấp tín dụng an tồn và hiệu quả, Techcombank đã áp dụng một hệ thống quản lý rủi ro tín dụng với các nguyên tắc và chuẩn mực cao nhất nhằm giảm thiểu tối đa tổn thất cho ngân hàng. Techcombank luôn đảm bảo

nguyên tắc tách bạch, phân công chức năng rõ ràng giữa các bộ phận, tuân thủ việc phân công, độc lập trong quá trình giải quyết và giám sát các khoản cấp tín dụng nhằm quản lý độc lập. Cụ thể: Tại Chi nhánh Đông Đô, chuyên viên khách hàng chịu trách nhiệm là đầu mối bán hàng, tìm kiếm khách hàng, thu thập hồ sơ, lập báo cáo thẩm định, trình lãnh đạo chi nhánh gửi tồn bộ hồ sơ lên phịng thẩm định và phê duyệt tín dụng.

Tại phịng thẩm định và phê duyệt tín dụng, chuyên viên thẩm định tiếp nhận hồ sơ vay vốn gửi lên từ chi nhánh, thực hiện công tác thẩm định: trên bề mặt hồ sơ, gọi điện thoại kiểm tra thơng tin khách hàng, trường hợp phát hiện có dấu hiệu khơng phù hợp sẽ chuyển cho bộ phận kiểm tra thực tế để đến tận nơi thẩm định khách hàng. Sau đó tìm kiếm thơng tin từ dữ liệu ngân hàng tra cứu CIC, chuyển bộ phận định giá TSBĐ ( nếu có ) tại phòng định giá hội sở hay thuê định giá độc lập bên ngoài... nếu khách hàng không đủ điều kiện vay sẽ ra thông báo từ chối trả lời chi nhánh. Nếu khách hàng đủ điều kiện vay chuyên viên thẩm định sẽ đề xuất và trình chuyên gia phê duyệt tín dụng. Trường hợp vượt mức ủy quyền sẽ trình chuyên gia phê duyệt cấp cao hoặc Hội đồng tín dụng Trụ sở chính.

Tại trung tâm hỗ trợ kinh doanh: sau khi hồ sơ khách hàng được phê duyệt, phòng thẩm định và phê duyệt tín dụng sẽ thông báo cho Chi nhánh Đông Đô và chuyển kết quả phê duyệt cho Trung tâm hỗ trợ kinh doanh. Cán bộ tại đây sẽ thực hiện ký hợp đồng tín dụng, ký hợp đồng thế chấp, đăng ký giao dịch bảo đảm, nhập kho tài sản bảo đảm và giải ngân cho khách hàng...

Tại phòng quản lý nợ: sau khi đã hoàn tất việc phát tiền vay cho khách hàng, Phòng quản lý nợ sẽ là bộ phận thường xuyên theo dõi tình hình trả nợ của khách hàng. Nếu phát sinh nợ quá hạn sẽ gọi điện hoặc đến trực tiếp gặp khách hàng để thông báo nhắc nợ, nếu khách hàng vẫn trây ỳ thì có thể phối hợp với chi nhánh để phối hợp thu nợ hoặc phối hợp với bộ phận xử lý nợ để xử lý tài sản bảo đảm.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Hà Tây I (Trang 46 - 49)