Chỉ tiêu định tính

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Hà Tây I (Trang 33 - 36)

6. Cấu trúc đề tài

1.4.1 Chỉ tiêu định tính

- Tuân thủ quy trình cho vay:

Quy trình cho vay là những quy định cụ thể các bước nghiệp vụ từ khi nhận hồ sơ tín dụng cho đến khi quyết định cho vay, thu nợ. Xây dựng và thực hiện quy trình

cho vay hợp lý sẽ giúp cho công tác giám sát rủi ro được thống nhất, khoa học. Đồng thời, nâng cao trách nhiện của từng cán bộ thực hiện vì quy định cho vay thường quy định trách nhiệm của từng bộ phận tham gia thực hiện hoạt động cho vay.

- Nhận diện rủi ro trong cho vay KHCN: Thông qua quá trình kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay và bằng các kênh thông tin, CBTD phải luôn bám sát, theo dõi khoản vay để kịp thời nhận diện rủi ro, từ đó có những biện pháp tối ưu để khắc phục. Các dấu hiệu có thể gây ra rủi ro tín dụng từ phía KHCN như: khách hàng trì hỗn, gây khó khăn cho ngân hàng trong việc kiểm tra định kỳ hoặc kiểm tra đột xuất tình hình sử dụng vốn vay, tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của KHCN; chậm thanh toán các khoản nợ khi đến hạn…

- Giám sát cho vay và xử lý nợ:

Hoạt động giám sát rủi ro tín dụng trong cho vay luôn gắn liền với các bước và tiến trình thực hiện cho vay đối với mỗi khách hàng. Trong suốt quá trình cho vay, để giảm thiểu rủi ro và đạt được hiệu quả trong hoạt động cho vay, ngân hàng luôn phải kiểm tra, giám sát quy trình cho vay từ khâu trước khi cho vay, trong khi cho vay và sau khi cho vay.

+ Kiểm soát trước khi cho vay bao gồm các bước: Kiểm sốt q trình thiết lập chính sách, thủ tục, quy trình cho vay; kiểm tra quá trình lập hồ sơ vay vốn và thẩm định, các kiểm tra viên thực hiện đối chiếu với quy định để kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp của hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính chính xác của các số liệu tính tốn và thẩm định trên hồ sơ tín dụng; kiểm tra tờ trình cho vay và các hồ sơ liên quan để tìm hiểu quan điểm của cán bộ tín dụng, ý kiến của phụ trách bộ phận tín dụng, xét duyệt của ban lãnh đạo và trình duyệt đối với trường hợp vượt thẩm quyền phán quyết.

+ Kiểm soát trong khi cho vay: Tiếp tục kiểm sốt hợp đồng tín dụng; kiểm tra quá trình giải ngân bao gồm đối chiếu xác nhận của khách hàng với số liệu tại ngân hàng để từ đó phát hiện các trường hợp vay hộ, lập hồ sơ giải ngân vay vốn, kê khai khống tài sản đảm bảo, cán bộ tín dụng thu nợ, lãi không nộp ngân hàng, điều tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng mục đích xin vay hay không, giám sát thường xuyên khoản vay qua các hợp đồng cung ứng nguyên vật liệu, giá cả,

phương thức và chứng từ thanh toán, hồ sơ và giá trị tài sản thế chấp cầm cố hay bảo lãnh.

+ Kiểm soát sau khi cho vay: Kiểm sốt việc theo dõi, đơn đốc thu hồi nợ; tái xét tín dụng và phân hạng tín dụng; Kiểm sốt tín dụng nội bộ độc lập; Đánh giá lại chính sách tín dụng.

Nội dung kiểm tra, giám sát bao gồm: Sau khi phát tiền vay trong một thời gia nhất định, CBTD sẽ kiểm tra việc sử dụng tiền vay tại trụ sở kinh doanh của khách hàng theo các nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng vay. Ngân hàng tiếp tục tiền hành theo dõi các khế ước cịn dư nợ, đơn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn. Đồng thời, định kỳ CBTD phải kiểm tra và phân tích phát hiện nợ quá hạn, nợ khó địi để đề nghị các biện pháp xử lý thích hợp nhằm làm lành mạnh hóa quan hệ tín dụng. Ngồi ra để đảm bảo an toàn vốn vay, ngân hàng cũng kiểm tra tài sản đảm bảo tiền vay như tài sản thế chấp, cầm cố và bảo lãnh của khách hàng vay vốn.

Nếu xảy ra tình trạng giá trị tài sản đảm bảo nhỏ hơn dư nợ ngân hàng (tức là thiếu đảm bảo). Tùy theo mức độ vi phạm của khách hàng mà ngân hàng áp dụng các biện pháp xử lý thích hợp; ngân hàng có thể thực hiện các biện pháp xử lý như sau:

- Chuyển nợ quá hạn: Hình thức này được áp dụng trong các trường hợp: + Đến hạn trả nợ khách hàng không chủ động trả, trên tài khoản tiền gửi khơng có tiền hoặc khơng đủ tiền để thu nợ. Sau khi xem xét, nếu ngân hàng thấy nguyên nhân chậm trả là do khuyết điểm chủ quan của khách hàng gây nên thì ngân hàng sẽ chuyển nợ quá hạn.

+ Sau khi cho vay, ngân hàng kiểm tra việc sử dụng vốn vay, nếu khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích thì ngân hàng sẽ thu hồi nợ trước hạn; nếu không đủ tiền để thu trước hạn thì ngân hàng sẽ chuyển sang nợ quá hạn.

+ Sau khi kiểm tra đảm bảo nợ khơng đủ thì ngân hàng sẽ yêu cầu khách hàng bổ sung TSĐB hoặc thu hồi phần thiếu đảm bảo. Nếu cả hai hình thức trên khơng thực hiện được thì ngân hàng sẽ chuyển sang nợ quá hạn. Ngân hàng sẽ áp dụng mức lãi suất cao hơn đối với các khoản dư nợ đó, điều này sẽ làm giảm bớt lợi nhuận của khách hàng. Do đó, buộc khách hàng phải tìm biện pháp để quản lý và sử

dụng vốn có hiệu quả, quan tâm tới việc trả nợ ngân hàng đúng hạn.

- Thu hồi nợ trước hạn: Về nguyên tác ngân hàng chỉ thu hồi nợ khi đến hạn thanh toán đã được ghi trong hợp đồng tín dụng. Tuy nhiên, ngân hàng có quyền thu hồi nợ trước hạn khi: phát hiện người vay vốn sử dụng sai mục đích đã cam kết hay sử dụng vốn lãng phí gây thất thoát nghiêm trọng, hoặc phát hiện người đi vay vi phạm nguyên tắc bảo đảm tiền vay.

- Hạn chế và đình chỉ cho vay: Ngân hàng áp dụng hình thức kỷ luật này trong trường hợp: khi khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, cung cấp thơng tin sai sự thật nhưng khách hàng đã khắc phục sửa chữa; hoặc đối với khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng đã cam kết phá sản, q trình tổ chức lại sản xuất khơng xác định được người chịu trách nhiệm trước pháp luật về quan hệ vay vốn và trả nợ ngân hàng.

- Khởi kiện trước pháp luật: Ngân hàng cho vay có thể tiến hành khởi kiện trước pháp luật khi đã áp dụng các hình thức kỷ luật thích hợp nhưng khách hàng vẫn không trả được nợ. Việc khởi kiện trước pháp luật nhằm buộc khách hàng phải trả nợ cho ngân hàng… nếu nợ vẫn không trả hết mà ngân hàng đánh giá khả năng tài chính của khách hàng khó khăn, khơng thể khắc phục được thì lập hồ sơ đề nghị tịa án tuyên bố khách hàng đó phá sản.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Hà Tây I (Trang 33 - 36)