Mục tiêu, quan điểm, định hướng hoàn thiện quản lý chất lượng nhân lực

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý chất lượng nhân lực tại công ty điện lực hà nam (Trang 83)

7. Kết cấu của luận văn

3.1. Mục tiêu, quan điểm, định hướng hoàn thiện quản lý chất lượng nhân lực

của Công ty Điện lực Hà Nam đến năm 2025

3.1.1. Mục tiêu quản lý chất lượng nhân lực của Công ty Điện lực Hà Nam đến năm 2025 năm 2025

Mục tiêu tổng quát

Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng như quản lý chất lượng nhân lực tại Công ty Điện lực Hà Nam đến năm 2025 là nhiệm vụ trọng tâm và cấp thiết. Xây dựng một đội ngũ cán bộ, công nhân viên, người lao động có trình độ và kỹ năng nghiệp vụ (chun mơn, tin học…) vững vàng, phẩm chất đạo đức, lối sống tốt, cơ cấu lao động (theo trình độ học vấn, giới tính, độ tuổi…) hợp lý, góp phần tăng năng suất lao động, đảm bảo được chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Chương trình quản lý chất lượng nhân lực được xây dựng và triển khai một cách có khoa học, có tính kế thừa lâu dài; đảm bảo mục tiêu phát triển của Công ty, vừa đảm bảo chủ động trong sản xuất kinh doanh, mở rộng ngành nghề, tiếp thu và làm chủ công nghệ tiên tiến và yêu cầu hội nhập, hợp tác quốc tế; thực hiện hiệu quả chương trình nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trong tồn ngành điện, đáp ứng chiến lược xây dựng Công ty Điện lực Hà Nam phát triển bền vững, thực sự trở thành một trong những đơn vị đứng đầu trong ngành điện của cả nước. Cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.

Mục tiêu cụ thể

- Đảm bảo đủ lực lượng công nhân kỹ thuật, công nhân vận hành thiết bị có chất lượng, có khả năng về chun mơn và trình độ ngoại ngữ để đáp ứng được yêu cầu sử dụng và vận hành máy móc, cơng nghệ hiện đại; có cơ cấu cơng nhân với ngành nghề phù hợp đáp ứng yêu cầu phát triển của Công ty.

- Đảm bảo 5% cán bộ kỹ thuật, công nhân vận hành máy móc có trình độ ngoại ngữ để có thể làm việc trực tiếp với chun gia nước ngồi mà khơng phải qua phiên dịch.

- Đảm bảo đến năm 2025, đạt 1,5 - 2% cán bộ có trình độ sau đại học; đạt 30 - 35% cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng; 90 - 95% cơng nhân có trình độ trung cấp, bậc 5/7 trở lên và 100% lao động dài hạn trong Công ty đều được qua đào tạo; Đến năm 2025, có 100% cán bộ quản lý của các phòng ban, đơn vị được đào tạo quản trị doanh nghiệp, pháp luật, tin học đáp ứng được yêu cầu công tác.

- Nâng mức thu nhập bình qn của cán bộ, cơng nhân viên, người lao động trong Công ty Điện lực Hà Nam đạt 180 triệu đồng/năm trong năm 2020 và đạt 220 triệu đồng/năm trong năm 2025. Đảm bảo tốc độ tăng thu nhập người lao động cao hơn tốc độ tăng CPI.

- Đầu tư đào tạo chuyên gia giỏi cho ngành điện.

3.1.2. Quan điểm quản lý chất lượng nhân lực của Công ty Điện lực Hà Nam đến năm 2025

Trong những năm tới khi quá trình hội nhập kinh tế của đất nước ngày một sâu rộng, mọi rào cản bảo hộ, chính sách ưu đãi sẽ khơng cịn. Việt Nam sẽ chính thức tham gia với vị thế đầy đủ của một nước có nền kinh tế thị trường, cạnh tranh cơng bằng và sịng phẳng với các nền kinh tế khác trên thế giới. Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta phải mở cửa hoàn toàn thị trường nội địa cho các đối tác tự do thâm nhập, xây dựng và phát triển. Quá trình này sẽ mở ra những cơ hội vô cũng to lớn, đồng thời cũng có rất nhiều nguy cơ, thách thức đặt ra đối với các doanh nghiệp Việt Nam, xu thế này thúc đẩy công tác quản lý chất lượng nhân lực của các doanh nghiệp nước ta cần phải hoàn thiện hơn, hiệu quả hơn trước yêu cầu của thực tiễn ngày càng trở nên cấp bách. Đặc biệt trong lĩnh vực tài chính khi mà theo lộ trình mở cửa sẽ có rất nhiều những ngân hàng, những định chế tài chính với nhiều phương thức hoạt động, nhiều thế mạnh về vốn, quản lý và cả kinh nghiệm kinh doanh sẽ tham gia vào thị trường tài chính Việt Nam. Để đáp ứng u cầu đó, Cơng ty Điện lực Hà Nam cần có những định hướng rõ ràng hơn đối với hoạt động quản

lý chất lượng nhân lực trong đó việc thực hiện triển khai nhanh hơn những chính sách nhân sự, vị trí việc làm là một trong những phương hướng và mục tiêu cơ bản.

Xây dựng hệ thống quản trị nguồn nhân lực đảm bảo các tiêu chí hiện đại, tiên tiến, có hiệu quả trong việc phát triển phát triển con người và quản trị nhân tài, đảm bảo phù hợp với tiến trình cách mạng cơng nghiệp 4.0.

Chất lượng con người sẽ là động lực chính giúp Tập đồn Điện lực Việt Nam trong phát triển bền vững trong bối cảnh cải cách ngành điện và cách mạng công nghiệp 4.0.

Tạo môi trường, động lực, thơng qua các cơ chính sách mới, cơng bằng chính trực, để người lao động phát huy năng lực bản thân; thu hút và phát triển nhân tài.

3.1.3. Định hướng quản lý chất lượng nhân lực của Công ty Điện lực Hà Nam đến năm 2025 đến năm 2025

Là một doanh nghiệp nhà nước, trong bối cảnh đất nước ta đã gia nhập WTO, doanh nghiệp nhận thấy cần mạnh dạn, chủ động theo xu thế phát triển kinh tế năng động. Chiến lược phát triển của Công ty Điện lực Hà Nam vẫn định hướng bám sát nhiệm vụ chính trị, phát huy thế mạnh về công nghệ tiên tiến, đội ngũ cán bộ, cơng nhân viên có trình độ, tận tâm với nghề.

- Đầu tư cho con người là đầu tư cơ bản nhất cần được ưu tiên hàng đầu. - Cần thực hiện tuyển chọn nhân viên đúng với chức năng thu hút nhân tài, thu hút nguồn nhân lực cho Cơng ty.

- Khuyến khích tạo điều kiện cho cán bộ, công nhân viên, người lao động học tập để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

- Công ty tiếp tục phát huy hướng tự đào tạo tại chỗ để nâng cao trình độ tay nghề cho đội ngũ công nhân nâng cao hiệu quả sản xuất.

- Đối với cán bộ quản lý áp dụng hình thức tạm giao quyền trong một thời gian, qua đó đánh giá năng lực, ý thức trách nhiệm để đề nghị cấp trên bổ nhiệm.

- Tiếp tục thực hiện việc luân chuyển cán bộ để tích lũy kinh nghiệm, nâng cao năng lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Đề nghị cấp trên xem xét lại tiêu chí đầu vào để bổ nhiệm những người có năng lực thực sự bổ sung cho đội ngũ cán bộ đang thiếu tại Cơng ty.

- Có chính sách lương, thưởng thích hợp để duy trì đội ngũ nhân viên hiện tại và thu hút nhân tài cho Công ty.

- Tiếp tục duy trì các chế độ phúc lợi, các hoạt động nhằm làm phong phú thêm những giá trị truyền thống văn hóa của ngành và của Cơng ty.

Để nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng nguồn nhân lực của Công ty trong thời gian tới, cần quán triệt và triển khai có hiệu quả các định hướng sau:

Thứ nhất, nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch cán bộ, công tác lập kế hoạch

đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để đáp ứng yêu cầu của chiến lược phát triển Công ty trong thời gian tới.

Thứ hai, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đầu ngành, đảm bảo đủ nhân lực

chất lượng cao có khả năng về chun mơn, nghiệp vụ để có thể đáp ứng được yêu cầu trong lĩnh sản xuất và kinh doanh điện; làm chủ được công nghệ mới, bảo đảm đủ lực lượng cơng nhân kỹ thuật, có cơ cấu ngành nghề phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững của Công ty.

Thứ ba, kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo mới, đào tạo lại, tổ chức tuyển dụng

theo yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Kết hợp đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp với đào tạo trình độ chính trị.

Thứ tư, định kỳ tổ chức các lớp bồi dưỡng, nâng cao trình độ ngoại ngữ, tiếp

thu cơng nghệ mới, trong đó chú trọng đến cơng tác học tập, nâng cao trình độ cho cán bộ, cơng nhân viên và người lao động.

Thứ năm, hồn thiện cơ chế chính sách ưu đãi đối với người lao động, thực

hiện chính sách ưu tiên bổ nhiệm, sử dụng, đãi ngộ cán bộ giỏi, có năng lực để duy trì và phát triển được nguồn nhân lực hiện có và thu hút nhân lực từ bên ngoài.

Thứ sáu, không ngừng nâng cao thu nhập đời sống vật chất, tinh thần cho

người lao động. Coi tiền lương là đòn bẩy đảm bảo sản xuất phát triển để duy trì đội ngũ lao động có trình độ kỹ thuật với ý thức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm tốt; đảm bảo phân phối tiền lương công bằng thỏa mãn với sự cống hiến của người lao động.

3.2. Một số giải pháp nhằm hồn thiện quản lý chất lượng nhân lực của Cơng ty Điện lực Hà Nam đến năm 2025

3.2.1. Nhóm giải pháp hồn thiện xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng nhân lực

3.2.1.1. Xây dựng bộ máy quản lý chất lượng nhân lực

Là Công ty Điện lực thuộc Tổng cơng ty Điện lực miền Bắc và Tập đồn Điện lực Việt Nam, do vậy Cơng ty Điện lực Hà Nam cịn bị hạn chế trong việc tự quyết một số vấn đề. Trong đó có vấn đề về nhân lực, điều này không nên tiếp tục. Chỉ đội ngũ lãnh đạo cơng ty mới có thể hiểu rõ về cơng ty mình về điểm mạnh, điểm yếu cũng như hiểu về người lao động trong cơng ty mình nhất.

Do vậy việc Cơng ty Điện lực Hà Nam cần làm ngay là nên chủ động xây dựng bộ máy nhân sự đủ mạnh để linh hoạt hơn trong vấn đề quản lý chất lượng nhân lực của mình, để có thể thích ứng nhanh chóng với những thay đổi trong quy mơ cơ cấu tổ chức, phạm vi hoạt động từ năm 2015 (đặc biệt trong bối cảnh ngày 23/11/2012; Thủ tướng Chính Phủ đã ra quyết định Số: 1782/QĐ-TTg Phê duyệt đề án tái cơ cấu Tập đoàn Điện lực Việt Nam giai đoạn 2012- 2015, thì việc quản lý chất lượng nhân lực sẽ là một vấn đề quan trọng mà Công ty cần quan tâm, củng cố hoàn thiện. Cần xác định rằng cấp quản lý mỗi Phòng, Bộ phận, Chi nhánh trong Công ty sẽ là những nhà quản lý nhân lực ở từng bộ phận nhỏ, chính họ sẽ hỗ trợ điều hịa nhân lực vào cơng việc trong từng giai đoạn, thời điểm để có thể tạo chu trình hoạt động nhịp nhàng ăn khớp trong Công ty Điện lực Hà Nam. Vậy nâng cao năng lực của bộ máy làm công tác quản lý chất lượng nhân lực của Công ty Điện lực Hà Nam trong bối cảnh hiện nay là một giải pháp có hết sức quan trọng vừa mang tính cơ bản vừa có ý nghĩa lâu dài, quyết định sự tồn tại, phát triển của Công ty.

3.2.1.2. Nâng cao công tác hoạch định nguồn nhân lực và phân tích cơng việc

Nâng cao nhận thức và trình độ cho các cán bộ nhân viên bộ phận quản lý chất lượng nhân lực của công ty về công tác dự báo nhu cầu nguồn nhân lực và đánh giá lực lượng lao động hiện có của doanh nghiệp.

Tiến hành phân tích mơi trường bên ngồi doanh nghiệp ớc khi tiến hành hoạt động dự báo nhu cầu nguồn nhân lực.

Do phương pháp dự báo nhu cầu nguồn nhân lực của công ty chủ yếu dựa vào nhu cầu của từng đơn vị, do vậy tổng giám đốc công ty phải thông báo rõ mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp trong kỳ kế hoạch, đưa ra các ràng buộc về tài chính, vốn... Dựa vào đó các giám đốc công ty trực thuộc sẽ tiến hành dự báo nhu cầu nguồn nhân lực của mình.

Các số liệu cần thiết phục vụ cho việc dự báo nhu cầu nguồn nhân lực như: nhiệm vụ, khối lượng cơng việc cần phải hồn thành cho kỳ kế hoạch cần phải được thu thập một cách chính xác và được tiến hành bởi đội ngũ cán bộ có trình độ cao, giàu kinh nghiệm hoặc các chuyên gia bên ngoài.

Bộ phận quản lý chất lượng nhân lực phải tiến hành thiết lập một hệ thống thông tin dữ liệu về nguồn nhân lực hiện có của doanh nghiệp, phân tích kỹ lực lượng lao động hiện có về số lượng, chất lượng để tiến hành phân loại và đánh giá lực lượng lao động hiện có của doanh nghiệp.

Cơng tác phân tích cơng việc được cơng ty tiến hành tương đối tốt, tuy nhiên do nhiều vị trí cơng việc khác nhau cịn khơng có tiêu chuẩn cấp bậc cụ thể. Do vậy, cơng ty có thể giao cho bộ phận quản lý chất lượng nhân lực phối hợp với nhữn bên liên quan tiến hành thu thập các thông tin về các nhiệm vụ, trách nhiệm, các mối quan hệ cần thực hiện, thông tin về điều kiện làm việc... để tiến hành xây dựng bản mô tả công việc cho các vị trí trên phù hợp với tình hình thực tế của cơng ty.

3.2.1.3. Xây dựng hệ thống thông tin quản lý chất lượng nhân lực

Hệ thống thông tin về quản lý chất lượng nhân lực giúp các nhà quản lý có thể lưu giữ các tài liệu hồ sơ cần thiết, nó cung cấp cho lãnh đạo cơng ty một cách đầy đủ kịp thời và chính xác những thơng tin cần thiết để đưa ra các quyết định về nhân lực. Hệ thống thông tin quản trị nguồn nhân lực đặc biệt hữu ích cho cơng tác lập kế hoạch nguồn nhân lực vì nó lưu giữ tồn bộ các hồ sơ về người lao động trong công ty bao gồm các khoản thơng tin về trình độ văn hố, tuổi tác, giới tính, trình độ tay nghề, sở thích.

Để đạt mục đích trên hệ thống thơng tin quản lý chất lượng nhân lực của cơng ty cần phải được xây dựng hồn chỉnh với đầy đủ các yếu tố hợp thành như:

- Thông tin về thị trường nhân lực. - Các thông tin về tuyển chọn nhân lực. - Các thông tin về lĩnh vực sử dụng lao động.

- Các thơng tin về lĩnh vực duy trì và phát triển nguồn nhân lực. - Các thông tin tổng hợp về nguồn nhân lực.

Việc hồn thiện hệ thống thơng tin quản lý chất lượng nhân lực là rất cần thiết. Thực hiện tốt biện pháp này góp phần hồn thiện cơng tác quản lý chất lượng nhân lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty Điện lực Hà Nam trong tương lai.

3.2.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện việc tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng nhân lực

3.2.2.1. Hồn thiện cơng tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Công ty cần xác định nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty dựa trên đánh giá chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, các nguồn lực sẵn có hỗ trợ cho đào tạo (tài chính, thời gian và quan điểm của lãnh đạo về đào tạo và phát triển) nhằm xác định cả về các nhu cầu tổng thể của tổ chức lẫn mức độ hỗ trợ cho công tác đào tạo và phát triển.

Xây dựng quỹ đào tạo và phát triển hàng năm phục vụ nhu cầu học tập nâng cao trình độ của người lao động, cần có tỷ lệ hợp lý lấy từ doanh thu hàng năm của công ty đồng thời tìm kiếm các nguồn hỗ trợ từ bên ngồi như kinh phí tài trợ của các tổ chức kinh tế, quỹ đào tạo và phát triển của ngành xây dựng...

Mở các lớp đào tạo nâng cao nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ cán bộ được phân công giảng dạy, tạo điều kiện cho cán bộ làm công tác đào tạo tham gia các cơng trình nghiên cứu, học tập tại các trung tâm đào tạo và các trường đại học, bổ sung

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý chất lượng nhân lực tại công ty điện lực hà nam (Trang 83)