Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý chất lượng nhân lực tại công ty điện lực hà nam (Trang 39 - 43)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chất lượng nhân lực

1.3.1. Yếu tố khách quan

- Khung cảnh kinh tế:

Chu kỳ kinh tế và chu kỳ kinh doanh ảnh hưởng rất lớn đến quản lý nguồn nhân lực. Trong giai đoạn kinh tế phát triển, các doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng sản xuất, do vậy, cần phát triển lao động mới và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hiện có của doanh nghiệp, tăng cường công tác đào tạo, huấn luyện và bồi dưỡng cán bộ công nhân viên. Hơn nữa, việc mở rộng sản xuất này đòi hỏi doanh nghiệp phải tuyển thêm người có năng lực, trình độ buộc doanh nghiệp phải tăng lương, tăng phúc lợi, cải thiện điều kiện làm việc để thu hút nhân tài. Ngược lại, khi kinh tế suy thoái hoặc kinh tế bất ổn có chiều hướng đi xuống, các doanh nghiệp một mặt cần phải duy trì lực lượng lao động có tay nghề, một mặt phải giảm chi phí lao động. Doanh nghiệp phải quyết định giảm giờ làm việc, cho nhân viên nghỉ tạm,

cho nghỉ việc hoặc cho giảm phúc lợi. Ở Việt Nam, từ khi áp dụng chính sách mở cửa, nhu cầu phát triển nhiều cơng ty, xí nghiệp mới có chiều hướng gia tăng, để thu hút nhân lực, các doanh nghiệp này đã đưa ra nhiều biện phát như tăng lương, tăng phúc lợi,… Rõ ràng, khung cảnh kinh tế có ảnh hưởng lớn đế quản lý nguồn nhân lực của mỗi doanh nghiệp.

- Dân số/ lực lượng lao động:

Lao động xã hội bao gồm những người có khả năng lao động, đang có hoặc chưa có việc làm. Cơ cấu lao động được thể hiện qua tuổi tác, giới tính, trình độ dân trí, sự hiểu biết của các tầng lớp dân cư, trình độ học vấn và chun mơn tay nghề, cũng như các nguồn lao động bổ sung… Số lượng và cơ cấu lao động ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.

Nước ta là nước nông nghiệp, nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Nền kinh tế mới chỉ thoát khỏi lạc hậu chứ chưa phát triển mạnh để trở thành một nước cơng nghiệp mới, trong khi đó, dân số lại phát triển rất nhanh. Lực lượng lao động hàng năm cần việc làm ngày càng gia tăng. Việt Nam đang trong quá trình hội nhập nên thiếu nhiều lao động lành nghề, chuyên viên và cán bộ quản lý giỏi.

- Luật lệ của Nhà nước:

Hay cịn gọi là mơi trường pháp lý, bao gồm các văn bản pháp luật có liên quan đến vấn đề lao động, sự dụng lao động. Đây là khu pháp lý cho các doanh nghiệp giải quyết tốt mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động, là tiền đề cho các doanh nghiệp xây dựng các tiêu chuẩn pháp lý khi hình thành, củng cố và phát triển nguồn nhân lực. Chúng ta cũng có luật lao động đối với lực lượng lao động Việt Nam làm trong tất cả các loại hình doanh nghiệp. Rõ ràng, luật lệ của Nhà nước ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp khơng cịn được tự do muốn làm gì thì làm nữa. Hệ thống pháp luật buộc các doanh nghiệp ngày càng phải quan tâm đến quyền lợi của nhân viên và môi trường sinh thái.

- Văn hóa xã hội:

Các truyền thống, tập quán, thói quen, lễ nghi, các quy phạm tư tưởng và đạo đức… tạo nên lối sống văn hóa và mơi trường hoạt động xã hội của con người nói chung và người lao động trong doanh nghiệp nói riêng. Trong một nền văn hóa xã hội có quá nhiều đẳng cấp, nấc thang giá trị xã hội không theo kịp với đà phát triển của thời đại, rõ ràng nó kìm hãm, khơng cung cấp nhân tài cho các tổ chức. Chính cung cách văn hóa xã hội tạo ra bầu khơng khí văn hóa của doanh nghiệp. Sự thay đổi các giá trị văn hóa của một nước sẽ tạo ra các thử thách cho công tác quản lý nguồn nhân lực. Nếu quản lý nguồn nhân lực tốt sẽ quyết định sự thành công của doanh nghiệp và ngược lại.

- Đối thủ cạnh tranh:

Trong nền kinh tế thị trường, nhà quản trị không phải chỉ cạnh tranh thị trường, cạnh tranh sản phẩm mà bỏ quên cạnh tranh về nguồn nhân lực. Rõ ràng, hiện nay các doanh nghiệp chịu sự tác động bởi môi trường đầy cạnh tranh và thách đố. Để tồn tại và phát triển, khơng có con đường nào bằng con đường quản trị nguồn nhân lực một cách có hiệu quả. Nhân lực là tài nguyên quý giá nhất, các doanh nghiệp phải lo giữ, duy trì và phát triển. Để thực hiện được điều đó, các doanh nghiệp phải có các chính sách nhân sự hợp lý, phải biết lãnh đạo động viên, thăng thưởng hợp lý, phải tạo một bầu khơng khí văn hóa gắn bó…. Ngồi ra, doanh nghiệp phải có một chế độ chính sách lương bổng đủ để giữ nhân viên làm việc với mình, phải cải tiến môi trường làm việc và cải tiến các chế độ phúc lợi nếu không sẽ rất dễ mất nhân tài. Sự ra đi của nhân viên không chỉ thuần túy là vấn lương bổng, phúc lợi mà tổng hợp của rất nhiều vấn đề. Do đó, để duy trì và phát triển nhân viên, nhà quản trị phải biết quản trị một cách có hiệu quả.

- Khoa học kỹ thuật:

Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật là yếu tố khách quan ảnh hưởng mạnh mẽ đến nguồn nhân lực, cho phép các doanh nghiệp lựa chọn chính sách sử dụng ít hay nhiều lao động, từ đó ảnh hưởng đến quy mô, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực. Đất nước ta đang sống trong thời đại cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa với sự bùng nổ của khoa học kỹ thuật. Để đủ sức cạnh tranh trên thị trường, các doanh

nghiệp tại Việt Nam phải cải tiến khoa học kỹ thuật và thiết bị. Sự thay đổi này ảnh hưởng rất lớn đến nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Trong vài thập niên sắp tới, lĩnh vực nhiều thách đố nhất đối với nhà quản trị là việc đào tạo, bồi dưỡng nhân viên của mình theo kịp với đà phát triển quá nhanh của khoa học kỹ thuật hiện đại và cao cấp.

- Khách hàng:

Khách hàng là mục tiêu của mọi doanh nghiệp. Khách hàng mua sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp là một phần của nhân tố khách quan. Lợi nhuận là một yếu tố quan trọng đối với sự sống cịn của một doanh nghiệp, do đó, các cấp quản trị phải bảo đảm rằng, nhân viên của mình sản xuất ra các mặt hàng hoặc dịch vụ phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. Nhà quản trị phải có có trách nhiệm làm cho nhân viên hiểu được rằng, khơng có khách hàng đồng nghĩa với việc khơng cịn sự tồn tại của doanh nghiệp, như vậy, cơ hội thất nghiệp của họ rất cao, ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của bản thân họ. Để công nhân viên ý thức được điều đó, nhiệm vụ của các cấp quản lý nói riêng và của tồn thể Cơng ty nói chung là phải biết quản lý ngồn nhân lực một cách có hiệu quả.

Tóm lại, khách hàng là trọng tâm của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và các nhà quản trị phải làm sao cho nguồn nhân lực của mình thỏa mãn khách hàng là việc khơng hề đơn giản.

- Chính quyền và các đồn thể:

Các cơ quan chính quyền hoặc các đồn thể cũng ảnh hưởng đến nguồn nhân lực. Tại Việt Nam, Bộ Lao động Thương binh Xã hội, Liên đoàn Lao động, Hội liên hiệp Phụ nữ, … cũng có ảnh hưởng nhất định đến nguồn nhân lực của các doanh nghiệp nhất là những vấn đề liên quan đến chế độ, chính sách, tuyển dụng và sa thải….

Nói tóm lại, các nhân tố khách quan kể trên có ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động của doanh nghiệp. Sau khi phân tích, nghiên cứu các nhân tố khách quan, doanh nghiệp đề ra mục tiêu hoạt động của mình. Từ mục tiêu này sẽ đề ra chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý chất lượng nhân lực tại công ty điện lực hà nam (Trang 39 - 43)