Nhóm giải pháp hồn thiện cơng tác kiểm sốt quản lý chất lượng nhân lực

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý chất lượng nhân lực tại công ty điện lực hà nam (Trang 93 - 95)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chất lượng nhân lực của Công

3.2.3. Nhóm giải pháp hồn thiện cơng tác kiểm sốt quản lý chất lượng nhân lực

3.2.3.1. Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng nhân lực

Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng nhân lực là cơ sở để từng cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đánh giá chất lượng nguồn nhân lực với các tiêu chí có thể định lượng và khơng định lượng. Các tiêu chí có thể định lượng như là bằng cấp, chứng chỉ đào tạo, các kỹ năng hiểu biết về nhiệm vụ được giao, cơ chế chính sách, tiêu chuẩn quy chuẩn, quy trình vận hành, am hiểu về cơng nghệ thơng tin, ngoại ngữ…. Các tiêu chí mang tính định tính như tính năng động sang tạo, nhạy bén với sự thay đổi, khả năng xử lý tình huống khẩn cấp, say mê nhiệt tình trong cơng việc….

3.2.3.2. Nâng cao công tác đánh giá hiệu quả thực hiện công việc của người lao động

Công ty Điện lực Hà Nam hiện chưa xây dựng được cho mình một quy trình đánh giá hiệu quả thực hiện cơng việc của nhân viên một cách có hệ thống và khoa học. Ví dụ: hàng năm Cơng ty trả khoản lớn chi phí cho việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhưng số lượng người lao động chưa có những đánh giá cụ thể về sự tác động của việc đào tạo, bồi dưỡng tới quá trình thực hiện nhiệm vụ của người lao động được đào tạo, bồi dưỡng xem có phù hợp, hiệu quả khơng? Cịn vấn đề gì cần bổ sung và uốn nắn...?

Đánh giá năng lực thực hiện công việc của người lao động là một hoạt động quan trọng trong công tác quản lý nguồn nhân lực, nó giúp cho cơng ty có cơ sở để hoạch định, tuyển chọn, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Đạt được mục tiêu

tuyển dụng đúng người, bố trí người đúng việc. Điều này góp một phần khơng nhỏ quyết định sự thành công của công ty. Đánh giá năng lực thực hiện công việc của người lao động nhằm:

Nâng cao khả năng thực hiện công việc và cung cấp các thông tin phản hồi của người lao động, biết mức độ thực hiện công việc của họ so với các tiêu chuẩn mẫu và so với những người lao động khác.

Giúp người lao động tự điều chỉnh, sửa chữa những sai lầm trong quá trình làm việc nhằm nâng cao và hoàn thiện hiệu quả công tác.

Tăng cường mối quan hệ tốt đẹp giữa người lao động với các bộ phận quản lý lãnh đạo, cấp trên và cấp dưới...

Người lao động phải cam kết thực hiện hồn thành tốt cơng việc được giao đảm trách theo bản mơ tả và tiêu chuẩn cơng việc. Có trách nhiệm bảo quản và sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị được giao sử dụng và quản lý.

Những cam kết cụ thể là những điều kiện ràng buộc người lao động làm việc có chất lượng và hiệu quả hơn và đó cũng là cơ sở để các cấp quản lý thực hiên công tác kiểm tra đánh giá mức độ hồn thành cơng việc của các nhân viên.

Các nhà quản lý của công ty sẽ phải tiến hành đo lường kết quả thực tế của mỗi nhân viên, so sánh các kết quả này với các tiêu chuẩn, xác định và phân tích các sai lệch trong quản lý điều hành, thực hiện. Sau đó, để thực hiện những điều chỉnh cần thiết, các nhà quản lý của công ty phải đưa ra một loạt cấc chương trình hành động cụ thể cho hoạt động điều chỉnh và tổ chức thực hiện các chương trình đó nhằm đi tới kết quả mong muốn.

Công ty phải tổ chức huấn luyện cho các cán bộ lãnh đạo quản lý ở các cấp về kỹ năng quản lý và đánh giá nhân viên. Các cán bộ này sẽ là lực lượng nòng cốt trong việc trao đổi với các cán bộ quản lý và họ sẽ tổ chức thực hiện tốt công tác kiểm tra và tự kiểm tra đánh giá chất lượng các nhân viên dưới quyền. Họ phải tự chịu trách nhiệm trước cấp trên trực tiếp của họ về kết quả quản lý nguồn nhân lực trong phạm vi quản lý của họ.

3.2.3.3. Xây dựng các hình thức kỷ luật

Bên cạnh địn bẩy kích thích vật chất, tinh thần cơng ty cần có những hình thức kỷ luật kịp thời đối với những người lao động thiếu tinh thần trách nhiệm, cố tình vi phạm kỷ luật của công ty đề ra như khơng hồn thành nhiệm vụ, làm thất thốt tài sản của cơng ty...

Công ty cần đưa ra những hình thức xử phạt và kỷ luật khác nhau đối với những sai lầm và trì trệ có thể dẫn đến việc ngưng trệ quá trình sản xuất của cơng ty... thì phải áp dụng hình thức khiển trách nặng, phải làm bù hoặc cắt tiền thưởng.

Để giải quyết tốt mối quan hệ giữa những người lao động với người sử dụng lao động, cơng ty khơng nên áp dụng hình thức kỷ luật một cách bừa bãi, tuỳ tiện mà cần phải xem xét sự việc một cách cẩn thận trước khi đặt ra hình thức kỷ luật, xử phạt. Tuỳ từng trường hợp mà có hình thức xử phạt kỷ luật khác nhau.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý chất lượng nhân lực tại công ty điện lực hà nam (Trang 93 - 95)