Kiến nghị đối với Tổng công ty Điện lực miền Bắc

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý chất lượng nhân lực tại công ty điện lực hà nam (Trang 97 - 102)

7. Kết cấu của luận văn

3.3. Một số kiến nghị

3.3.2. Kiến nghị đối với Tổng công ty Điện lực miền Bắc

Riêng về nguồn nhân lực, yêu cầu phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Tổng công ty Điện lực miền Bắc đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng dịch vụ, nắm bắt công nghệ; xây dựng nguồn nhân lực có phẩm chất phù hợp với giá trị cốt lõi của EVN; thúc đẩy năng lực sáng tạo phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững, q trình hiện đại hố, hội nhập quốc tế của EVN, bao gồm các nội dung sau:

- Đổi mới tư duy trong việc xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ, gắn kết với việc bố trí sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ; có cơ chế chính sách để động viên, khuyến khích kịp thời, phát huy tốt năng lực sở trường công tác, sự sáng tạo của mỗi cán bộ ở từng vị trí cơng tác; xây dựng mơi trường cơng tác, làm việc có văn hóa, văn minh và hiện đại.

- Tăng cường các hoạt động phát triển nguồn nhân lực, quản lý tri thức để nâng cao hiệu quả đào tạo:

+ Xây dựng lộ trình phát triển cá nhân để nâng cao tinh thần tự học của CBCNV, xây dựng quy định chung về đào tạo, quản lý và sử dụng đội ngũ chuyên gia trong toàn EVN, tạo các diễn đàn trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ xử lý các vấn đề phức tạp về kỹ thuật, tài liệu hóa các kiến thức của chuyên gia để xây dựng thành kho tài sản tri thức của EVN.

+ Xây dựng, chuẩn hoá hệ thống chức danh theo vị trí cơng việc đối với viên chức quản lý, cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ, cấp bậc công nhân kỹ thuật, khung năng lực cho các vị trí, hồn thiện chương trình đào tạo cán bộ quản lý, xây dựng các chương trình đào tạo khung, ngân hàng đề thi.

- Hợp tác đào tạo với nước ngoài nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các lĩnh vực ưu tiên phát triển của Tổng công ty Điện lực miền Bắc trong thời gian tới như năng lượng mới và tái tạo, quản lý và vận hành thị trường điện, đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao trong các lĩnh vực quản lý, khoa học và công nghệ ngành điện.

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế xu hướng mở cửa mạnh mẽ như hiện nay, ở Việt Nam các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh muốn tồn tại và phát triển cần có một hình thức liên kết nhất định. Để có thể tồn tại đó là nhờ vào việc tổ chức các bộ phận cấu thành một cách khoa học và hợp lý, năng động và uyển chuyển. Trong q trình tổ chức đó, nhân tố quyết định năng động nhất là nguồn nhân lực. Những hoạt động và phát triển của nguồn nhân lực ở trong tổ chức, trong guồng máy hoạt động của tổ chức đó. Từng cá nhân mạnh mẽ sẽ tạo nên một tổ chức mạnh sẽ đảm bảo cho những cá nhân đó phát huy được vai trị vốn có của mình, hạn chế được những khuyết điểm và tạo cơ hội phát triển toàn diện.

Do đó, muốn doanh nghiệp tồn tại phải có sự quản lý, phải có sự sắp xếp, bố trí và sử dụng nguồn lực con người đúng vị trí, sở trường và năng lực của họ. Đó chính là cơng tác quản lý chất lượng nhân lực, đây là nội dung đặc biệt quan trọng có liên quan đến sự tồn tại và phát triển bền vững của một tổ chức, một doanh nghiệp. Đối với Công ty Điện lực Hà Nam cũng khơng nằm ngồi xu thế đó. Sau những năm hình thành và phát triển, công tác quản lý chất lượng nhân lực giữ một vai trò đặc biệt quan trọng, tiên quyết trong sự lớn mạnh của công ty. Tuy nhiên bên cạnh kết quả nổi bật đã đạt được, công tác quản lý chất lượng nhân lực của công ty vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định, cần phải nhanh chóng giải quyết như: Sự phân cơng trong cơ cấu tổ chức Cơng ty cịn chồng chéo gây ra sự mất cân đối trong phân công cơng việc. Quy trình tuyển dụng nhân lực vẫn dựa nhiều trên các mối quan hệ không dựa trên cơ cấu vị trí việc làm, chế độ đãi ngộ, môi trường làm việc, cơ hội thăng tiến cịn hạn chế.

Trong những năm tới khi q trình hội nhập kinh tế của đất nước ngày một sâu rộng, mọi rào cản bảo hộ, chính sách ưu đãi sẽ khơng cịn. Việt Nam sẽ chính thức tham gia với vị thế đầy đủ của một nước có nền kinh tế thị trường, cạnh tranh cơng bằng và sịng phẳng với các nền kinh tế khác trên thế giới. Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta phải mở cửa hoàn toàn thị trường nội địa cho các đối tác tự do thâm

nhập, xây dựng và phát triển. Quá trình này sẽ mở ra những cơ hội vô cũng to lớn.đồng thời cũng có rất nhiều nguy cơ, thách thức đặt ra đối với các doanh nghiệp Việt Nam, xu thế này thúc đẩy công tác quản lý chất lượng nhân lực của các doanh nghiệp nước ta cần phải hoàn thiện hơn, hiệu quả hơn trước yêu cầu của thực tiễn ngày càng trở nên cấp bách. Để đáp ứng u cầu đó Cơng ty Điện lực Hà Nam cần có những định hướng rõ ràng hơn đối với hoạt động quản lý chất lượng nhân lực. Trong đó, việc thực hiện triển khai nhanh hơn những chính sách nhân sự, vị trí việc làm là một trong những phương hướng và mục tiêu cơ bản.

Qua quá trình học tập, tiếp cận nghiên cứu hoạt động quản lý chất lượng nhân lực của Công ty Điện lực Hà Nam, tác giả nhận thấy trước hết cần nâng cao chất lượng hoạt động tuyển dụng nhân sự, tạo lập môi trường thi tuyển công bằng cho mọi đối tượng có khả năng, triển khai rà soát quy hoạch, xác định nhu cầu thực tế làm cơ sở cho việc xây dựng lại chiến lược sử dụng nhân sự trong những năm tiếp theo của công ty. Đầu tư phát triển đội ngũ cán bộ nguồn, xây dựng quy trình đào tạo, bồi dưỡng lực lượng nhân sự kế cận đủ mạnh nhằm đáp ứng yêu cầu đặt ra. Xây dựng môi trường công tác thân thiện, tạo động lực phát triển cho các cá nhân trong công ty.

Quản lý chất lượng nhân lực nói chung, là một vấn đề phức tạp cả về lý thuyết và thực tiễn. Trong khuôn khổ của một luận văn những vấn đề nêu trên đã được nghiên cứu và giải quyết. Tuy nhiên đây là những nghiên cứu cá nhân vì vậy chưa thể giải quyết một cách triệt để những vấn đề đặt ra, tác giả luận văn mong nhận được những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học để luận văn được hoàn thiện hơn./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Xuân Thắng, 2011. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhân lực tại Hội sở Vinh - Ngân hàng TMCP Bắc Á. Luận văn thạc sĩ. Đại học Kinh tế.

2. C.Mác và Ph. Ănghen toàn tập, tập 34.

3. Cảnh Chí Hồng và Trần Vĩnh Hoàng, 2013. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở một số nước, bài học và kinh nghiệm cho Việt Nam. Tạp chí Phát triển & Hội nhập, số 12.

4. Công ty Điện lực Hà Nam, 2016-2018. Báo cáo thường niên của Công ty Điện lực Hà Nam năm 2016-2018.

5. Đinh Văn Toàn, 2012. Phát triển nguồn nhân lực của Tập đoàn Điện lực Việt Nam đến năm 2015. Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

6. Hồ Chí Minh. Tồn tập, Tập 10, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996. 7. Hồ Quốc Phương, 2011. Đào tạo và phát triển NNL tại công ty Điện lực Đà

Nẵng. Luận văn thạc sĩ. Đại học Đà Nẵng.

8. Human Resource Management in a Business Context, International Thomson Business Press. 2nd edition. 2004.

9. Lê Thị Hồng Điệp, 2010. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam. Đại học Kinh tế - ĐHQG Hà Nội. 10. Lê Thị Hường, 2012. Đào tạo NNL chất lượng cao ngành du lịch tại Đà

Nẵng. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Đà Nẵng.

11. Lê Thị Mỹ Linh, 2009. Phát triển nguồn nhân lực trong DN nhỏ và vừa ở Viêt nam trong qúa trình hội nhập kinh tế. Luận văn thạc sĩ. Đại học Kinh tế quốc dân.

12. Nguyễn Hồng Sơn và Phan Huy Đường, 2013. Giáo trình Khoa học Quản lý. Hà Nội: Nxb ĐHQG Hà nội

13. Nguyễn Ngọc Quân và Nguyễn Vân Điềm, 2013. Quản trị Nhân lực. Hà Nội: Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân.

14. Nguyễn Thị Thu Phương, 2011. Quản lý nhân lực tại công ty Cokyvina. Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế. Trường ĐHKT-ĐHQG Hà nội.

15. Nguyễn Tuấn Hải, 2012. Nâng cao chất lượng NNL tại công ty Điện lực Huế. Luận văn thạc sĩ. Đại học Huế.

16. Nguyễn Văn Quân, 2013. Một số giải pháp thu hút và duy trì NNL tại Cơng ty TNHH Linh kiện Điện tử SANYO OPT Việt Nam. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

17. Nguyễn Việt Hà, 2012. Hồn thiện cơng tác QL NNL tại sân bay Nội Bài. Luận văn thạc sĩ. Học viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn thơng.

18. Phạm Quỳnh Sơn, 2008. Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho Xí nghiệp dịch vụ và Cho th văn phịng - Cơng ty Cổ phần Ford Thăng Long. Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Lunghwa.

19. Phạm Thành Nghị, 2006. Nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực trong q trình cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Hà Nội: NXB Khoa học xã hội.

20. Phạm Thị Thơm, 2012. Nguồn nhân lực cho cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Thành phố Hà Nội. Luận văn thạc sĩ. Đại học Quốc gia Hà Nội.

21. Phan Huy Đường, 2011. Giáo trình Quản lý nhà nước. Hà Nội: Nxb Đại học Quốc gia.

22. Phan Huy Đường, 2012. Quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam. Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia.

23. Trần Thị Thu và Vũ Hồng Ngân, 2013. Giáo trình Quản lý ng̀n nhân l ực trong tổ chức công. Hà Nội: Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân.

24. Trần Thị Thủy, 2010. Một số giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý NNL tại Cơng ty Điện Lực Thái Bình trong điều kiện tái cơ cấu ngành điện Việt nam. Đề tài NCKH.

25. Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Chánh, 2012. Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực. Hà Nội: NXB Đại học KTQD.

26. Trịnh Văn Toản, 2009. Nâng cao năng lực quản trị NNL của công ty giấy bãi bằng Việt Nam. Luận văn thạc sĩ. Trường ĐHKT- ĐHQG Hà Nội.

27. V.I.Lênin. Toàn tập, Tập 38, Nxb Tiến Bộ, Matxcơva, 1979.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý chất lượng nhân lực tại công ty điện lực hà nam (Trang 97 - 102)