Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chất lượng nhân lực y tế

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý chất lượng nhân lực y tế của bệnh viện đa khoa tỉnh bắc giang (Trang 37 - 41)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

6. Kết cấu luận văn

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chất lượng nhân lực y tế

1.3.1. Các yếu tố bên trong đơn vị y tế

- Chiến lược, mục tiêu hoạt động của đơn vị y tế: Trong mỗi giai đoạn khác nhau, đơn vị y tế sẽ có phương hướng và đặt ra đích cần đạt tới. Mục tiêu kinh doanh đơn vị y tế đặt ra trong ngắn hạn hay dài hạn sẽ ảnh hưởng đến phương hướng xác định mục tiêu, kế hoạch quản lý chất lượng nhân lực trong đơn vị y tế. Cụ thể: nếu chiến lược của đơn vị là lấy người bệnh là trung tâm, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của đơn vị thì cơng tác quản lý chất lượng nhân lực y tế là nhiệm vụ ban lãnh đạo phải thực hiện để đạt được mục tiêu đã đề ra, trong đó chất lượng đội ngũ nhân viên y tế phải đảm bảo theo quy định, đơn vị phải dành một

khoản kinh phí riêng để đầu tư đào tạo nâng cao tay nghề cho đội ngũ nhân viên, dành thời gian cho nhân viên trau dồi nâng cao kiến thức… Trong trường hợp đơn vị triển khai mở rộng phạm vi khám chữa bệnh khi đó quản lý chất lượng nhân lực y tế phải hướng đến đủ cả về lượng lẫn chất sao cho có đủ nguồn lực lao động tham gia cung cấp dịch vụ một cách tốt nhất, tức là phải chú trọng vấn đề tuyển dụng, đào tạo đảm bảo chất lượng nhân sự theo bản tiêu chuẩn công việc của cơ quan.

- Năng lực tài chính tại cơ sở y tế: Tùy vào khả năng tài chính mà cơ sở thực hiện bố trí tăng cường hoặc giảm thiểu số lượng lao động trong một ca làm việc. Khi đơn vị có tiềm lực tài chính tốt, đơn vị sẽ đầu tư nhiều hơn cho cơng tác quản trị nguồn nhân lực nói chung và cơng tác quản lý chất lượng nhân lực tại đơn vị nói riêng và ngược lại. Trong trường hợp tài chính của đơn vị y tế hạn hẹp thì cán bộ lãnh đạo đơn vị phải lựa chọn ưu tiên đầu tư cho giải quyết nhiệm vụ cấp thiết nhất trong công tác quản lý chất lượng nhân lực và nó phụ thuộc vào tình hình thực tế tại đơn vị đó, có thể là vấn đề về đào tạo kỹ năng hoặc vấn đề về tập huấn, đào tạo thái độ phục vụ cần được ưu tiên hơn.

- Phẩm chất và khả năng lãnh đạo của cán bộ điều hành: Trình độ quản lý của các cán bộ tại các bộ phận trong đơn vị y tế đóng vai trị hết sức quan trọng đối với nội dung quản lý chất lượng nhân lực ngành y. Trình độ năng lực của người lãnh đạo thông qua việc bố trí, quản lý nhân viên trong cơ quan một cách hợp lý và đạt năng suất cao nhất, từ đó quyết định tới hiệu quả hoạt động cơng tác của cơ quan. Nếu ban lãnh đạo trong đơn vị sở hữu kiến thức chuyên môn sâu, năng lực quản lý giỏi thì vấn đề thuộc nội dung quản lý chất lượng nhân lực ngành y như lập kế hoạch quản lý nhân lực, triển khai quản lý nhân lực và đánh giá nhân lực mới đạt hiệu quả cao, qua đó đảm bảo chất lượng nhân lực y tế theo quy định của Bộ y tế và đáp ứng nhu cầu của cơ quan. Thực tế tại các cơ sở y học, công tác quản lý nhân lực chưa được quan tâm đúng mức, chưa có đội ngũ quản trị nhân lực chuyên trách, được đào tạo bài bản đúng chuyên ngành quản trị nhân sự do đó cần có sự đầu tư cho hoạt động quản lý nhân sự trong đó có quản lý về chất lượng nhân sự y tế.

trong bệnh viện được đánh giá dựa trên các yếu tố: Trình độ học vấn, trình độ chun mơn, kỹ năng giao tiếp, cách truyền đạt thông tin dễ hiểu và biết cách trấn an bệnh nhân…Tùy vào trình độ, năng lực của mỗi người mà cần phải thực hiện bổ sung và đào tạo thêm những kiến thức, kỹ năng còn thiếu của bản thân góp phần nâng cao chất lượng nhân lực đội ngũ y bác sĩ của đơn vị. Theo quy định tuyển dụng, đội ngũ y bác sĩ phải đảm bảo các tiêu chuẩn về bằng cấp mới đủ điều kiện tuyển dụng, vì vậy họ là người lao động có kiến thức về cơng việc thỏa mãn các tiêu chí trong lĩnh vực y tế của nhà nước và cơ sở tuyển dụng. Nhưng để đảm bảo chất lượng cơng việc khám chữa bệnh thì ngồi vấn đề bằng cấp còn liên quan đến kỹ năng nghiệp vụ và phẩm chất nghề y. Do đó, trong q trình chất lượng nhân lực nhân lực ngành y cần làm rõ mức độ đáp ứng hiện nay của mỗi cá nhân ở đơn vị để dựa vào đó làm cơ sở xây dựng kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ.

1.3.2. Các yếu tố bên ngoài đơn vị y tế

- Các chủ trương, chính sách của Nhà nước, Sở Y tế đối với việc chất lượng nhân lực bệnh viện cũng như chất lượng nhân lực ngành y gồm các chủ trương, chính sách, quy định của Nhà nước và Sở y tế ảnh hưởng đến lựa chọn tiêu chí đánh giá chất lượng cung ứng sản phẩm, dịch vụ khám và điều trị cũng như chất lượng nhân lực ngành y. Các tiêu chí và quy định cụ thể rõ ràng sẽ giúp các đơn vị y tế có cơ sở để xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng nhân lực, triển khai kế hoạch thực hiện tại đơn vị mình một cách dễ dàng và thường xun. Ngồi ra, cơ quan quản lý nhà nước về y tế rất coi trọng ngành y do đó có nhiều chính sách phát triển nhân lực chất lượng cao cũng như đầu tư phát triển khoa học công nghệ liên quan đến y tế và tạo điều kiện để nâng cao chất lượng nhân lực của ngành nói chung. Bản thân các đơn vị y tế cũng nhận sự quan tâm đầu tư của nhà nước, khi đó chất lượng nhân lực tại các đơn vị cũng được cấp trên ưu ái, hỗ trợ các chương trình, dự án, chính sách nhằm có đội ngũ nhân lực chất lượng cao. Điển hình đó là đề án “Cử cán bộ chun mơn ln phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh”. Điều này đóng góp vai trị quan trọng đối với việc đào tạo nguồn lực lượng y bác sĩ tại chỗ, đảm bảo chất lượng nhân lực ngành y.

- Tình hình kinh tế: Tình hình kinh tế ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động quản lý chất lượng nhân lực y tế tại đơn vị ngành y. Khi nền kinh tế suy thoái, các nguồn đầu tư cho sự phát triển nhân lực nói chung và nhân lực ngành y nói riêng sẽ suy giảm do đó chất lượng nhân lực y tế tại các cơ sở y tế gián tiếp bị ảnh hưởng. Ví dụ kinh tế suy thối, nhà nước bắt buộc phải cắt giảm chi phí đầu tư vào giáo dục và các vấn đề liên quan đến phát triển y tế và chăm sóc sức khỏe. Những vấn đề này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực y tế. Trong lĩnh vực y học nếu chất lượng đầu ra của sinh viên ngành y được nâng cao và đúng chuẩn theo quy định thì bản thân các đơn vị y tế sẽ giảm chi phí đào tạo lại.

- Nhân tố văn hóa-xã hội: Sự đa dạng về văn hóa của mỗi quốc gia, mỗi vùng miền cộng với sự phức tạp của yếu tố nhân khẩu học là một thách thức đối với việc tổ chức triển khai quản lý chất lượng nhân lực của đơn vị thông qua các hoạt động tuyển dụng, đào tạo, bố trí sử dụng nhân lực y tế, hoạt động này sẽ khó để làm hài lòng và mang lại hiệu quả như nhau với mọi đối tượng tham gia.

- Sự phát triển của khoa học, công nghệ: Khoa học công nghệ phát triển kéo theo sự xuất hiện của nhiều loại máy móc, trang thiết bị hiện đại. Từ sự xuất hiện của công nghệ tiên tiến tạo ra công cụ giúp y bác sĩ trong quá trình khám chữa bệnh, sẽ làm cho năng suất lao động cao hơn, hỗ trợ bác sỹ chẩn đốn chính xác ngun nhân gây bệnh, quá trình khám, chữa bệnh cũng đơn giản hơn. Khi công nghệ càng hiện đại yêu cầu chất lượng nhân lực ngành y cần phải thường xuyên nâng cao và cập nhật những thành tựu mới của khoa học công nghệ nhằm ứng dụng vào công tác khám chữa bệnh trong đơn vị y tế. Mặt khác, máy móc thiết bị hiện đại địi hỏi đội ngũ y bác sỹ cũng phải hiểu và sử dụng thành thạo máy móc thiết bị khi đó mới làm tốt việc khám chữa bệnh.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NHÂN LỰC CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC GIANG

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý chất lượng nhân lực y tế của bệnh viện đa khoa tỉnh bắc giang (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)