Phẩm chất nghề nghiệp

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) nâng cao chất lượng nhân lực tại công ty cổ phần 199 (Trang 26 - 27)

8. Kết cấu của luận văn

1.2. Các yếu tố cấu thành chất lượng nhân lực trong doanh nghiệp

1.2.3. Phẩm chất nghề nghiệp

Phẩm chất nghề nghiệp của người lao động là một khái niệm dùng để chỉ những đặc trưng bản chất nhất được kết tinh trong con người lao động để có khả năng thực hiện một công việc, một nghề nhất định.

Phẩm chất nghề nghiệp của người lao động là một chỉ tiêu mang tính định tính khó có thể lượng hóa được, chỉ tiêu này được xem xét thơng qua các mặt ý thức, thái độ người lao động đối với công việc, đối với sự tồn tại và phát triển của tổ chức, khả năng làm việc, ý chí tinh thần của người lao động.

Đối với người lãnh đạo, nhà quản lý phẩm chất quan trọng là phải biết nhìn xa trơng rộng, tìm kiếm và thực hiện các cơ hội kinh doanh mới; đặc biệt là thuyết phục và gây được lòng tin cho mọi người; tự tin bình tĩnh khi gặp sự cố trong cơng việc, kiên trì, thần kinh vững và có chí theo đuổi mục đích đến cùng; ln giữ thái độ tích cực, niềm nở, thân mật nhưng đồng thời phải nghiêm khắc, dứt khoát với nhân viên.

Đối với nhân viên, người lao động nói chung phẩm chất nghề nghiệp đầu tiên đề cập đến là tính trung thực. Trung thực về thơng tin, tài chính phản ánh đúng thực tế hoạt động ở doanh nghiệp như vậy mới giúp nhà quản lý có được thơng tin và đưa ra quyết định đúng đắn. Bất kỳ nhà quản lý nào cũng thích nhân viên của họ làm việc chăm chỉ, cẩn thận nhưng phải năng động, sáng tạo. Hơn nữa, khối lượng cơng việc lớn, thường xun có biến động và phát sinh nên địi hỏi nhân viên phải có khả năng chịu áp lực công việc.

Những phẩm chất này liên quan đến tâm lý cá nhân và gắn liền với các giá trị văn hóa của con người. Người lao động Việt Nam có truyền thống cần cù, sáng tạo và thông minh, nhưng về kỷ luật lao động và tinh thần hợp tác lao động còn nhiều nhược điểm. Để đánh giá yếu tố này rất khó dùng phương pháp thống kê và xác định các chỉ tiêu định lượng như yếu tố về thể lực và trí tuệ của nhân lực. Do đó, phương pháp đánh giá chất lượng nhân lực về yếu tố phẩm chất đạo đức thường được tiến hành bằng cuộc điều tra xã hội học và được đánh giá chủ yếu bằng các chỉ tiêu định tính. Tuy nhiên, trong từng khía cạnh của phẩm chất này người ta cũng có thể đánh giá bằng phương pháp thống kê và xác định bằng các chỉ tiêu định hướng, các hiện tượng biểu hiện như tỷ lệ người lao động vi phạm kỷ luật (không chấp hành quy định giờ giấc trong lao động, tỷ lệ số người vi phạm kỷ luật công ty…).

Việc nâng cao phẩm chất nghề nghiệp thực chất là nâng cao ý thức kỷ luật, đạo đức, tinh thần trách nhiệm của cá nhân người lao động, tác phong công nghiệp, tinh thần hợp tác trong công việc, năng động sáng tạo và khả năng thích ứng cao với công việc.

Bộ phận nhân viên công ty làm việc hưởng lương theo năng suất lao động và làm việc theo đơn đặt hàng vì vậy áp lực cơng việc cao. Ngồi ra, trong q trình tư vấn có thể gặp đối tượng có phản ứng gay gắt cần phải giữ tâm lý vững vàng tránh

17

tạo áp lực trong công việc mà dẫn đến stress. Như vậy, nội dung nâng cao phẩm chất này là rèn luyện, làm quen thích nghi với áp lực cơng việc.

Nhân viên công cần rèn tác phong làm việc như: nhanh nhẹn, đúng giờ, sạch sẽ, gọn gàng...Ngoài ra, nhân viên cần nâng cao tinh thần gắn bó với công việc và loại bỏ suy nghĩ đi làm chỉ để lấy kinh nghiệm, mong muốn vào nhà nước để có cuộc sống ổn định. Bên cạnh đó, cơng ty cần xây dựng nên hệ thống quy tắc ứng xử tạo nên thói quen cho các thành viên như: quy định giờ giấc làm việc, nội quy làm việc, quy tắc nội bộ, tác phong làm việc, sinh hoạt…nghiêm túc thực hiện đúng quy tắc, quy định để nâng cao ý thức trách nhiệm của từng cá nhân.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) nâng cao chất lượng nhân lực tại công ty cổ phần 199 (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)