7. Kết cấu của Luận văn:
2.3.3. Nguyên nhân của các hạn chế, tồn tại trong quản lý chi NSNN cấp huyện
2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan
Một là, trình độ phát triển kinh tế - xã hội tuy đã có sự tăng trưởng so với giai đoạn trước nhưng vẫn ở mức trung bình so với các quận huyện khác thuộc thành phố Hà Nội. Hạ tầng kinh tế - xã hội mới chỉ đáp ứng được các yêu cầu cơ bản, nhu cầu đầu tư lớn trong khi nguồn thu nội tại còn hạn chế nhất là đối với các xã thị trấn. Điều này là nguyên nhân dân đến việc huyện phải sử dụng dự toán chi thường xun để bổ sung mục tiêu thường xun có tính chất đầu tư cho ngân sách cấp xã tăng cao.
Hai là, nguồn thu ngân sách huyện còn hạn chế, nhất là nguồn thu để
chi đầu tư XDCB chủ yếu từ nguồn thu đấu giá quyền sử dụng đất nên phụ thuộc vào tiến độ đấu giá trong năm mới có nguồn để nhập kế hoạch vốn cho các dự án, khi đó các dự án mới có nguồn để giải ngân và thanh tốn khối lượng hồn thành. Trong khi hoạt động đấu giá chủ yếu được tổ chức từ quý II, quý III nên ảnh hưởng đến việc tiến độ chi ngân sách trong năm.
Ba là, thời gian xây dựng dự tốn và mơ hình ngân sách cịn bất cập.
Theo quy định hiện hành, HĐND cấp dưới phải phê duyệt dự toán ngân sách cấp mình chậm nhất 10 ngày kể từ khi HĐND cấp trên trực tiếp phê duyệt và phân bổ dự toán ngân sách địa phương. Trong khi, thực tế tại huyện để ra được dự tốn trình HĐND huyện phải báo cáo và trình qua các cơ quan lãnh đạo chỉ đạo, quản lý tại địa phương xem xét và cho ý kiến như: Thường trực Huyện ủy, Ban Thường vụ huyện ủy, thông qua tập thể UBND huyện trước khi HĐND huyện thực hiện giám sát. Do vậy, dù đã xây dựng dự tốn theo số liệu thảo luận với Sở tài chính từ trước nhưng khi số liệu chính thức có khác biệt lớn với số liệu thảo luận, việc chỉnh sửa lại trong thời gian gấp gáp dẫn đến việc lập dự tốn khó tránh khỏi sai sót. Mơ hình ngân sách lồng ghép, việc giao, điều chỉnh và phê duyệt ngân sách cấp dưới luôn phải chờ sự phê
duyệt của ngân sách cấp trên dẫn đến chậm trễ và tạo thói quen ỷ lại, hạn chế tính chủ động, khả năng phân tích, lựa chọn phương án tối ưu.
Bốn là, hệ thống định mức chi ngân sách được ban hành từ đầu thời kỳ
và được áp dụng kéo dài trong cả thời kỳ, khơng có sự bổ sung điều chỉnh theo sự biến động của lạm phát cũng như sự gia tăng của các nhiệm vụ trên thực tế. Hơn nữa, việc định mức chi (nhất là định mức chi hoạt động bộ máy của khối quản lý nhà nước) tính theo đầu biên chế được giao, khơng tính đến các nhiệm vụ đặc thù của từng ngành. Nên không đảm bảo được hoạt động nếu chỉ được giao dự toán theo định mức. Điều này là nguyên nhân dẫn đến việc bổ sung điều chỉnh ngân sách cũng như việc ban hành các quyết định bổ sung dự toán cá biệt cho các nhiệm vụ đặc thù.
Năm là, thành phố chưa có các cơ chế giải ngân đặc thù, các biện pháp
giải quyết các khó khăn vướng mắc đối với các khoản bổ sung mục tiêu từ thành phố cho ngân sách huyện. Đây là một trong các nguyên nhân dẫn đến việc chi chuyển nguồn và chi nộp trả ngân sách cấp trên của huyện tăng thêm qua các năm.
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan:
Một là, do trình độ đội ngũ cán bộ làm cơng tác tài chính, ngân sách
cịn hạn chế, chưa nhận thức về vai trò của việc quản lý ngân sách chưa đầy đủ, cho rằng quản lý ngân sách chỉ cần có tiền chi các nhiệm vụ là đủ. Vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước chưa được quan tâm đúng mực. Một số lãnh đạo khơng có chun mơn về tài chính nên khó kiểm sốt được sai sót trong quản lý của cấp dưới. Kế tốn tại các đơn vị phịng ban chun mơn cấp huyện đa phần là kiêm nhiệm cơng tác kế tốn, khơng có trình độ chun mơn sâu về cơng tác tài chính ngân sách nên chưa tiếp cận, nắm bắt được đầy đủ các quy định có liên quan.
Hai là, việc chấp hành pháp luật tại các cơ quan, đơn vị vẫn còn mặt
hạn chế do vậy mà gây ra tình trạng lập dự tốn qua loa, sử dụng ngân sách sai nguồn kinh phí phải giảm trừ dự tốn vào năm sau.
Ba là, do sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị (giữa các cơ quan
chuyên môn của huyện với các xã, thị trấn, các chủ đầu tư; giữa các cơ quan quản lý ngân sách: Phòng TCKH, Kho bạc NN huyện và Chi cục thuế huyện) chưa chặt chẽ, thiếu tính nhịp nhàng, đồng bộ khiến cho việc thu thập số liệu và lập báo cáo, số liệu cịn khập khiễng giữa các bên có liên quan nên khó đưa
được con số chính xác, kịp thời tham mưu phục vụ công tác điều hành ngân sách trên địa bàn.
Bốn là, theo quy định hiện hành, KBNN khơng kiểm sốt chứng từ chi
của các đơn vị khi đi thanh toán mà chỉ kiểm soát và lưu hồ sơ bảng kê chứng từ thanh tốn của đơn vị. Do đó, có những đơn vị tại thời điểm rút dự tốn chưa có chứng từ gốc mà hồn thiện chứng từ sau làm ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả việc thực hiện dự toán chi ngân sách.
Thêm vào đó, cứ đến thời điểm cuối năm ngân sách hầu hết các đơn vị cố gắng bằng mọi cách để rút hết dự toán ngân sách của mình chứ khơng để lại dù nguồn chi có tính chất tự chủ được phép chuyển sang năm sau chi tiếp, các đơn vị khơng tính đến hiệu quả của các khoản chi. Dẫn đến tình trạng áp lực cho KBNN cũng như cơ quan tài chính trong việc kiểm sốt khoản chi NSNN với một khối lượng công việc quá tải dồn vào cuối năm nên khơng tránh khỏi những sai sót, để lọt lưới các khoản chi chưa đúng chưa đủ thủ tục.
Năm là, việc bố trí sắp xếp nhân sự tại các đơn vị dự tốn cũng như tại
Phịng TCKH còn tồn tại điểm chưa hợp lý, thiếu nhân sự cũng như sự phối hợp giữa các cá nhân, các bộ phận chưa cao. Điều này dẫn đến việc thẩm tra quyết tốn ngân sách cịn chưa sâu, việc quyết tốn vốn của các đơn vị cịn chậm so với quy định.
Sáu là, việc triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở chưa được
quan tâm đúng mức, có nơi cịn mang tính hình thức, chưa thực hiện tốt nguyên tắc cơng khai tài chính, làm hạn chế hiệu quả giám sát của cán bộ, cơng chức, của các đồn thể chính trị - xã hội, của các tầng lớp nhân dân đối với việc quản lý và sử dụng NSNN tại các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách và các cấp ngân sách.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN ĐAN PHƯỢNG