7. Kết cấu của Luận văn:
2.2. Thực trạng quản lý chi NSNN cấp huyện trên địa bàn huyện Đan Phượng
2.2.1. Lập dự toán chi ngân sách cấp huyện
Lập dự toán là khâu đầu tiên trong quản lý chi ngân sách, là khâu hết sức quan trọng, bởi nó quyết định chất lượng các khâu tiếp theo của quá trình quản lý chi NSNN.
2.2.1.1. Quy trình lập dự tốn chi NSNN
- Bước 1: Ban hành văn bản hướng dẫn và xây dựng dự tốn trình Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội.
Hàng năm, căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn; Chỉ thị của UBND thành phố Hà Nội về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán thu chi ngân sách năm tiếp theo; hướng dẫn của các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, Phòng TCKH tham mưu trình UBND huyện ban hành văn bản hướng dẫn, yêu cầu UBND các xã, thị trấn, các ngành, các đơn vị dự tốn đánh giá tình hình thực hiện dự tốn chi ngân sách năm hiện hành, xây dựng dự tốn cho năm kế tiếp gửi Phịng TCKH để tổng hợp. Trên cơ sở dự tốn các cấp, các ngành, Phịng TCKH chủ trì phối hợp cùng các đơn vị có liên quan xây dựng dự tốn ngân sách cấp huyện, dự toán thu, chi ngân sách huyện; kế hoạch đầu tư cơng gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư để thảo luận thống nhất dự toán theo quy định.
Việc lập dự toán căn cứ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020 và đảm bảo quốc phòng an ninh tại địa phương; căn cứ vào định mức phân bổ ngân sách, chế độ tiêu chuẩn định mức chi ngân sách cũng như phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi của Thành phố và phù hợp với nhiệm vụ cụ thể của các cấp các ngành các đơn vị dự toán ở địa phương.
Đối với dự toán chi đầu tư XDCB: phương án phân bổ nguồn vốn phải phù hợp với kế hoạch hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 - 2020 và căn cứ vào nguồn vốn XDCB tập trung, nguồn vốn bổ sung mục tiêu Thành phố giao và nguồn thu tiền sử dụng đất trong năm kế hoạch của huyện; phân bổ vốn tập trung tránh dàn trải, ưu tiên bố trí vốn để thanh tốn cho các cơng trình XBCB hồn thành, các cơng trình chuyển tiếp, cơng trình dự kiến hồn thành trong năm kế hoạch, các dự án có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội của huyện và các dự án dân sinh bức xúc khác; đảm bảo đúng quy định của Luật NSNN, Luật
Đầu tư công, Luật quản lý sử dụng tài sản cơng; ưu tiên các xã có nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất và thu từ xử lý đất xen kẹt, đất lấn chiếm.
- Bước 2: Thảo luận dự toán và xây dựng dự toán sơ bộ theo số liệu thảo luận với các Sở chuyên ngành của Thành phố.
Sau khi thảo luận dự toán thu, chi ngân sách với Sở Tài chính Hà Nội, Phịng TCKH huyện tổ chức thảo luận, xác định cụ thể dự toán thu, chi ngân sách đối với các xã thị trấn và các đơn vị dự toán trực thuộc huyện, danh mục các dự án đề nghị bố trí vốn của các chủ đầu tư. Trên cơ sở đó, xây dựng dự tốn, phương án phân bổ sơ bộ trên cơ sở số liệu thu ngân sách được thảo luận với Sở Tài chính để báo cáo UBND huyện, Thường trực Huyện ủy cho ý kiến về các nhiệm vụ chi.
- Bước 3: Hồn thiện trình HĐND dự toán chi NSNN, kế hoạch vốn đầu tư công và UBND huyện giao dự tốn chi NSNN năm sau
Ngay sau khi có dự tốn được HĐND thành phố phê chuẩn và UBND thành phố giao, Phịng TCKH chỉnh sửa hồn thiện phương án phân bổ, dự toán chi ngân sách theo số liệu chính thức, báo cáo UBND huyện để UBND huyện báo cáo Thường trực Huyện ủy cho ý kiến chỉnh sửa và hồn thiện trình HĐND huyện tại kỳ họp cuối năm về dự toán ngân sách huyện, ngân sách cấp huyện và phương án phân bổ ngân sách cấp huyện để HĐND quyết nghị thông qua. Căn cứ Nghị quyết của HĐND huyện, UBND huyện ban hành Quyết định giao dự toán thu, chi ngân sách chi tiết đến các đơn vị dự toán trực thuộc, các chủ đầu tư và UBND các xã, thị trấn thuộc huyện đảm bảo thời gian theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
2.2.1.2. Kết quả lập dự toán chi ngân sách nhà nước
Trong giai đoạn 2017 – 2019, dự toán chi ngân sách huyện được lập tn thủ theo đúng quy trình. Dự tốn được lập trên cơ sở cân đối nguồn thu, nhiệm vụ chi được thành phố giao, về cơ bản đã phản ánh và đáp ứng được nhu cầu chi cho các nhiệm vụ trong năm. Tuy nhiên, dự toán được xây dựng có sự biến động tăng giảm qua các năm, năm 2018 tăng so với năm 2017 là 39,3% nhưng năm 2019 lại giảm so với năm 2018 là 8,5% . Nguyên nhân do dự tốn chi đầu tư XDCB có sự biến động giữa các năm.
Bảng 2.7. Tình hình lập dự tốn chi NSNN huyện Đan Phượng giai đoạn 2017 - 2019 Đvt: triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Dự toán So sánh (2018/2017) Dự toán So sánh (2018/2019) Tuyệt đối % Tuyệt đối %
I Tổng chi ngân sách
cấp huyện 973.434 1.356.163 382.729 39,3 1.241.071 -115.092 -8,5 1 Chi các nhiệm vụ
của huyện 877.139 1.259.943 382.804 43,6 1.139.745 -120.198 -9,5
- Chi đầu tư XDCB 275.850 429.850 154.000 55,8 363.350 -66.500 -15,5
Trđó: chi từ nguồn thu
tiền sử dụng đất 108.000 288.000 180.000 166,7 199.800 -88.200 -30,6
- Chi thường xuyên 482.281 501.280 18.999 3,9 550.367 49.087 9,8 - 50% tăng thu dự toán để
thực hiện CCTL 18.655 18.655 6.016 -12.639 -67,8 - Dự phòng ngân sách 11.008 22.158 11.150 101,3 20.212 -1.946 -8,8
2 Chi bổ sung cho
ngân sách cấp xã 96.295 96.220 -75 -0,1 101.326 5.106 5,3
- Bổ sung cân đối 94.981 94.981 0 0,0 98.220 3.239 3,4 - Bổ sung có mục tiêu 1.314 1.239 -75 -5,7 3.106 1.867 150,7
Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách huyện Đan Phượng
* Về lập dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản
Về cơ bản, nội dung xây dựng và giao kế hoạch vốn đầu tư XDCB của huyện Đan Phượng đã tuân thủ theo các văn bản hướng dẫn của Nhà nước và Thành phố. Các dự án được bố trí vốn đều nằm trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm giai đoạn 2016 – 2020 đã được HĐND huyện quyết nghị thông qua lần đầu tại Nghị quyết số 228/NQ-HĐND ngày 20/12/2016, được cập nhật, điều chỉnh bổ sung tại các kỳ họp tháng 12 hàng năm. Phần lớn các dự án được bố trí kế hoạch vốn đầu tư hàng năm đều đã thực hiện theo đúng nguyên tắc về bố trí kế hoạch, đảm bảo đủ có đủ điều kiện về thủ tục và thời gian theo quy định.
Kế hoạch đầu tư công đầu năm của huyện được huy động từ 3 nguồn: Nguồn XDCB tập trung theo phân cấp, nguồn bổ sung mục tiêu từ NS thành
phố và nguồn thu tiền sử dụng đất. Trong đó nguồn thu tiền sử dụng đất chiếm trên 55% tổng kế hoạch vốn giao.
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu dự tốn chi XDCB theo nguồn kinh phí
Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách huyện Đan Phượng
Các dự án được bố trí vốn thuộc các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, trong đó tập trung vào 3 lĩnh vực chính: giáo dục, kinh tế và văn hóa – xã hội. Việc phân bổ vốn tập trung vào 3 lĩnh vực trên phù hợp với chủ trương, kế hoạch hồn thiện các tiêu chí để phấn đấu Huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu vào năm 2020.
Tuy nhiên, dự tốn chi đầu tư phát triển có sự biến động tăng giảm qua các năm. Nguyên nhân do huyện lập dự tốn thu tiền sử dụng đất khơng ổn định, dẫn đến dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn thu tiền sử dụng đất cũng biến động theo (năm 2018, dự toán lập 288 tỷ đồng nhưng năm 2019 chỉ là 199,8 tỷ đồng giảm 30,6%). Việc lập dự toán chi đầu tư phát triển như trên chưa phù hợp với yêu cầu phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội để đáp ứng các tiêu chí nơng thơn mới kiểu mẫu cũng như đáp ứng các tiêu chí phát triển huyện thành quận trong giai đoạn tiếp theo.
Bên cạnh đó, trong kế hoạch vốn đầu tư XDCB, các dự án mới cịn bố trí vốn dàn trải, mức bố trí vốn đối với phần lớn các dự án chỉ đáp ứng 60% tổng mức đầu tư của dự án. Công tác chuẩn bị đầu tư chưa được quan tâm thực hiện dẫn đến việc phê duyệt dự án gấp để kịp tiến độ trước này 31/10 nhằm đảm bảo điều kiện bố trí vốn vào năm sau. Điều này cũng ảnh hưởng đến chất lượng công tác thẩm định phê duyệt dự tốn dự án, có các dự án phải điều chỉnh bổ sung tổng mức đầu tư hoặc cơ cấu tổng mức đầu tư. Vì vậy ảnh hưởng cân đối vốn đầu tư của huyện trong năm.
* Về lập dự toán chi thường xuyên
Dự toán chi thường xuyên được xây dựng trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện, phân cấp nhiệm vụ chi của thành phố theo Quyết định 41/2016/QĐ-UBND ngày của UBND thành phố Hà Nội; định mức phân bổ ngân sách theo Nghị quyết 13/2016/NQ-HĐND, Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐND và các văn bản quy định các tiêu chuẩn, chế độ, định mức chi hiện hành.
Dự toán chi thường xuyên cấp huyện giai đoạn 2016 - 2019 tăng đều qua các năm, đảm bảo chi hoạt động bộ máy quản lý nhà nước, bộ máy hoạt động các đơn vị sự nghiệp và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. 03 lĩnh vực chi chiếm tỷ trọng lớn trong chi ngân sách bao gồm: chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo, sự nghiệp đảm bảo xã hội và chi quản lý nhà nước.
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu dự toán chi thường xuyên giai đoạn 2017 – 2019
Nguồn: Báo cáo quyết tốn ngân sách huyện Đan Phượng
Nhìn chung, cơng tác lập dự tốn chi NSNN của huyện Đan Phượng cơ bản đảm bảo đúng trình tự theo quy định của Luật NSNN, bám sát Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết của HĐND huyện và tình hình kinh tế - xã hội của địa phương cũng như các chế độ chính sách, tiêu chuẩn, định mức theo quy định của Nhà nước. Trong q trình xây dựng dự tốn, đã có sự chỉ đạo sát sao của Huyện ủy, UBND huyện và có sự phối hợp chặt chẽ giữa phòng TCKH huyện, các đơn vị sử dụng ngân sách, UBND các xã, thị trấn. Dự tốn chi NSNN được HĐND huyện thơng qua tại kỳ họp HĐND huyện vào tháng 12 hàng năm và được các thành viên HĐND huyện giám sát việc thực hiện. Tuy nhiên, còn tồn tại một số nội dung sau:
Thứ nhất, thời gian giao dự tốn ngân sách huyện cịn chậm so với quy
định. UBND huyện giao dự toán thường sau 12-14 ngày sau ngày HĐND thành phố thơng qua Nghị quyết phê chuẩn dự tốn, trong khi thời gian quy định là chậm nhất 10 ngày.
Thứ hai, cơng tác lập dự tốn ở một số đơn vị chưa được quan tâm đúng
mức, năng lực lập dự tốn của các đơn vị cịn yếu dẫn đến việc lập dự tốn khơng đảm bảo cả về thời gian, nội dung và biểu mẫu; phần lớn chỉ là lập dự toán lương, các khoản phụ cấp theo lương cho các biên chế trong đơn vị còn các khoản chi khơng tự chủ khác khơng lập hoặc có lập thì chỉ đưa số tiền tổng, khơng có căn cứ xác định nhiệm vụ chi cũng như dự toán chi tiết cho từng khoản mục chi. Điều này dẫn đến việc trong năm phải bổ sung dự toán chi cho các đơn vị khi nhiệm vụ đó thực tế phát sinh gây ảnh hưởng đến việc cân đối ngân sách của huyện. Bên cạnh đó, cơng tác thảo luận dự tốn giữa huyện với các sở chuyên ngành cũng như giữa Phòng TCKH huyện cịn mang tính hình thức do số liệu xác định khi thảo luận với số liệu thực tế được giao có sự chênh lệch tương đối lớn, dự tốn thường được áp đặt một chiều từ trên xuống.
Thứ ba, dự tốn giao chi một số đơn vị cịn có các nhiệm vụ bổ sung ngồi định mức chi theo quy định, đặc biệt là khối quản lý nhà nước. Do định mức chi đối với khối quản lý hành chính tính theo định mức biên chế được giao khơng tính đến các nhiệm vụ đặc thù của từng đơn vị, Do đó khơng đáp ứng đủ nhu cầu ngân sách để đơn vị hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Chính vì vậy, huyện phải cân đối để bổ sung nhiệm vụ ngoài định mức giao dự tốn khơng tự chủ cho các đơn vị. Điều này một phần làm ảnh hưởng đến tính tự chủ của các đơn vị và cân đối ngân sách của huyện vừa tạo điều kiện cho cơ chế “xin - cho”, không minh bạch trong quản lý ngân sách xảy ra.
2.2.2. Cơng tác chấp hành dự tốn chi ngân sách cấp huyện
Chấp hành dự toán là khâu tiếp theo trong chu trình quản lý chi ngân sách, là việc tổ chức thực hiện dự toán chi được lập và giao dự toán. Chấp hành dự toán được thực hiện tốt góp phần đảm bảo tiến độ thực hiện dự tốn và đánh giá chính xác hiệu quả của việc lập dự tốn. Tại huyện Đan Phượng, cơng tác chấp hành dự toán gồm các nội dung sau:
2.2.2.1. Phân bổ và giao dự toán chi ngân sách
Sau khi được UBND huyện giao dự toán, UBND các xã, thị trấn xây dựng dự toán thu chi ngân sách của xã trình HĐND xã quyết nghị, thơng qua tại kỳ họp cuối năm. Sau đó UBND xã giao dự tốn cho các ban ngành, đoàn thể và
các hoạt động sự nghiệp trước 31/12 của năm trước và tổng hợp gửi hồ sơ liên quan đến phân bổ và giao dự tốn về Phịng TCKH để kiểm tra việc phân bổ và giao dự toán, gửi Kho bạc Nhà nước huyện để làm căn cứ kiểm soát chi.
Đối với các đơn vị dự toán cấp huyện, sau khi nhận được quyết định giao dự toán của UBND huyện, căn cứ mục tiêu, kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị mình để phân bổ chi tiết dự toán, lập phương án phân bổ dự toán được giao theo các nhiệm vụ chi, kèm theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị gửi Phòng TCKH để thẩm tra.
Các đơn vị dự toán phân bổ dự toán chi thường xuyên được giao theo từng quý trên 3 nhóm mục chính: Chi cho con người (lương, phụ cấp, các khoản đóng góp, các khoản có tính chất lương); Chi hoạt động thường xuyên theo định mức: được phân bổ chi tiết theo từng nội dung tương ứng với từng mục ngân sách mà đơn vị có nhu cầu chi; chi các nhiệm vụ đặc thù khác.
Đối với dự toán chi XDCB giao cho các dự án mới: chủ đầu tư các dự án được giao vốn sau khi nhận quyết định giao dự toán của UBND huyện tiến hành tập hợp hồ sơ để nghị mở mã số dự án gửi Phòng TCKH để đăng ký mở mã theo quy định.
Trong phạm vi 10 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ đề nghị thẩm tra phương án phân bổ dự tốn ngân sách, Phịng TCKH huyện gửi thơng báo kết quả thẩm tra cho đơn vị làm căn cứ thực hiện chi ngân sách trong năm, gửi mã số cho đơn vị để quản lý và thanh toán vốn đầu tư; đồng thời gửi Kho bạc Nhà nước huyện làm căn cứ kiểm soát chi.
2.2.2.2. Tổ chức chi và kiểm soát chi ngân sách
Trong năm, căn cứ tiến độ nhập dự toán bổ sung cân đối, bổ sung có mục tiêu của ngân sách thành phố cho huyện trên hệ thống Tabmis, Phòng TCKH huyện thực hiện việc nhập dự toán chi cho các đơn vị dự toán, nhập dự