Tiêu chí đánh giá quản lý chi NSNN

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 36 - 38)

7. Kết cấu của Luận văn:

1.2. Nội dung và tiêu chí đánh giá quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện

1.2.2. Tiêu chí đánh giá quản lý chi NSNN

Quản lý chi NSNN là một trong các công cụ quản lý nhà nước, việc đánh giá hiệu quả của hoạt động quản lý được thực hiện thơng qua việc đánh giá mức độ hồn thành của các mục tiêu đề ra đối với công tác quản lý chi NSNN, được thể hiện qua các tiêu chí sau:

Tính hiệu lực:

Quản lý chi NSNN đảm bảo các nhiệm vụ chi được thực hiện nghiêm túc và kịp thời; chi đúng mục đích, đúng định mức, đúng kế hoạch và trong phạm vi dự toán được giao.

Tính hiệu lực của quản lý chi ngân sách cấp quận có thể được đo lường bằng các chỉ tiêu sau:

- Tính chất chính xác của dự tốn chi NSNN: thể hiện qua độ chênh lệch giữa mức chi theo dự toán và mức chi thực tế. Chỉ tiêu này được được tính theo cơng thức:

(Số quyết tốn chi – dự toán giao đầu năm)

x 100% Dự toán giao đầu năm

Dự toán chi NSNN là bản dự trù các khoản chi NSNN trong năm được các cơ quan có thẩm quyền quyết định làm căn cứ chi trong cả một năm. Vì vậy mức độ chính xác của dự tốn chi NSNN có vai trị quan trọng đối với quản lý chi NSNN. Mức độ chênh lệnh càng thấp thì chất lượng cơng tác lập dự tốn càng cao và ngược lại.

- Mức độ hoàn thành các nội dung chi: chỉ tiêu này phản ánh kết quả chi ngân sách có đạt được so với dự tốn được cấp có thẩm quyền giao trong năm. Được tính bằng cơng thức:

(Số quyết tốn chi – dự toán sau điều chỉnh bổ sung)

x 100% Dự toán sau điều chỉnh bổ sung

Mức độ hoàn thành càng cao phản ánh công tác chấp hành dự toán được thực hiện tốt và ngược lại.

- Mức độ tuân thủ pháp luật: Tiêu chí này đo lường bằng các khoản chi được các cơ quan kiểm toán, thanh tra, kiểm tra phát hiện yêu cầu thu hồi nộp ngân sách theo quy định. Được tính bằng cơng thức:

(Tổng các khoản chi sai phải thu hồi nộp ngân sách)

x 100% Tổng số chi trong năm

Tỷ lệ các khoản chi sai càng thấp, mức độ tuân thủ pháp luật của quản lý chi NSNN càng cao.

- Tính kịp thời của phân bổ NSNN: Thời điểm phân bổ NSNN càng gần với thời điểm triển khai thực hiện hoạt động sử dụng NSNN chứng tỏ chất lượng quản lý chi NSNN càng cao.

Tính hiệu quả:

Quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện thực hiện hiệu quả sẽ đảm bảo nguồn lực đầy đủ, kịp thời cho việc hoàn thành tốt các kế hoạch phát triển

kinh tế - xã hội của địa phương trong điều kiện tiết kiệm, khơng gây thất thốt lãng phí. Mục tiêu này phản ánh qua các tiêu chí sau:

- Sự phù hợp của ưu tiên chi NSNN với các mục tiêu ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nhất là sự phù hợp của chi đầu tư phát triển với các dự án và nhiệm vụ ưu tiên. Tiêu chí này được đánh giá qua tỷ trọng chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển trong cơ cấu chi ngân sách, được tính theo cơng thức:

Chi đầu tư phát triển

x 100% Tổng số chi trong năm

Cơ cấu chi ngân sách hợp lý sẽ có chi đầu tư phát triển chiếm tỷ trọng lớn hơn so với chi thường xuyên, tỷ trọng chi đầu tư phát triển càng lớn ngân sách được sử dụng càng hiệu quả.

- Sự phù hợp của phân bổ NSNN với đặc điểm từng giai đoạn phát triển kinh tế của địa phương. Tiêu chí này được đo lường thông qua sự biến động cơ cấu chi ngân sách huyện qua các năm.

- Sử dụng NSNN tiết kiệm, hiệu quả: đánh giá mức độ tiết kiệm trong chi thường xuyên, mức độ giảm thất thốt, lãng phí trong đầu tư cơng, mức độ cắt giảm các khoản chi chưa thực sự cần thiết, …được đo lường thơng qua các tiêu chí như: tỷ lệ kết dư ngân sách so với tổng chi ngân sách, tỷ lệ cắt giảm giá trị quyết tốn cơng trình so với giá trị chủ đầu tư đề nghị,…

Tính bền vững:

Được thể hiện qua những tác động tích cực từ quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện đối với sự phát triển kinh tế- xã hội, an ninh quốc phòng, là lâu dài, ổn định; đảm bảo cân bằng lợi ích giữa các đơn vị dự tốn ngân sách và không ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường tự nhiên, sinh thái và xã hội…

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 36 - 38)