6. Kết cấu của luận văn
3.2. Giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý tài chính theo hướng tự chủ tại Trường
3.2.2. Hoàn thiện cơ chế khai thác và quản lý nguồn thu
Trường Đại học Hải Dương là đơn vị sự nghiệp đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên. Nguồn thu hàng năm của trường chủ yếu là Ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu sự nghiệp. Trong những năm tới trường cần thực hiện các giải pháp tăng nguồn thu sự nghiệp tiến tới đảm bảo tồn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên của Nhà trường, giảm bớt các khoản chi NSNN cấp.
Kinh phí là điều kiện cần thiết để thực thi mục tiêu chiến lược giáo dục, để quản lý và điều hành giáo dục. Nhà nước sử dụng nhiều công cụ khác nhau như: pháp luật, kế hoạch chiến lược, tài chính... Trong đó tài chính được xem là cơng cụ có tầm quan trọng bậc nhất để thực hiện các mục tiêu chiến lược. Thơng qua hoạt động tài chính trong giáo dục thực hiện các chức năng huy động và phân bổ vốn, điều hoà và giám sát sự phát triển giáo dục giữa các cấp, các bậc giáo dục, giữa các vùng, giữa các tầng lớp trong xã hội có thu nhập khác nhau, khuyến khích các loại hình trường cần phát triển với các ngành nghề đào tạo cần ưu tiên. Kinh phí đầu tư cho giáo dục hiện nay ở nước ta cịn thấp, khơng đảm bảo cho sự nghiệp phát triển giáo dục, song còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác và bên cạnh đó việc quản lý và sử dụng những nguồn lực mà giáo dục có được cịn kém hiệu quả.
Thứ nhất, Tranh thủ nguồn thu từ NSNN: Nhà nước tăng cường nguồn kinh
phí cho Trường thơng qua chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm tỷ lệ sinh viên được cấp kinh phí, đây là nguồn thu chủ yếu trong tổng nguồn thu hàng năm của Trường, tranh thủ sự giúp đỡ, ủng hộ của các bộ, ngành và lãnh đạo tỉnh Hải Dương tạo điều kiện để Trường khai thác tối đa nguồn tài chính cho ĐTĐH trên cơ sở tận dụng đội ngũ cán bộ, thiết bị, cơ sở vật chất, hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng vào thực tiễn. Mục tiêu là nhằm huy động sức mạnh tổng hợp, thực hiện xã hội hoá giáo dục, đa dạng hố nguồn lực trong q trình xây dựng và phát triển Trường;
Trường Đại học Hải Dương chịu sự quản lý trực tiếp theo ngành dọc là UBND tỉnh Hải Dương vì vậy thực hiện phương hướng trên nhằm thực hiện sự liên thông, phối hợp trong việc thực hiện những mục tiêu chung về kinh tế-văn hố-xã hội
Thứ hai, Nguồn thu ngồi NSNN cấp: Như phân tích thực trạng nguồn tài
chính huy động của Trường Đại học Hải Dương hiện nay cho thấy, nguồn tài chính duy trì hoạt động của Trường chủ yếu từ NSNN cấp chi thường xuyên để đào tạo và
thu học phí, lệ phí của người học. Trong khi đó, mức thu học phí hàng năm Nhà trường dựa trên quy định chung của Nhà nước. Số lượng sinh viên tuyển sinh vào trường hàng năm theo chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước. Các nguồn tài chính khác từ bản thân các hoạt động của nhà trường như thu từ hoạt động dịch vụ, nghiên cứu khoa học và nguồn thu từ đóng góp của xã hội như thu từ đóng góp của cựu sinh viên, doanh nghiệp, nhà hảo tâm, nguồn tài trợ, viện trợ trong và ngồi nước có nguồn thu khá thấp. Điều này thể hiện sự kém bền vững, kém phát triển của nguồn tài chính trong đào tạo đại học của Trường Đại học Hải Dương.
Để phát triển các nguồn tài chính theo hướng bền vững, Trường cần thực hiện cơng tác quản lý các nguồn lực tài chính theo đúng quy định nhà nước đồng thời tăng cường khai thác, đa dạng hóa các nguồn tài chính.
Thứ ba, Mở rộng quy mơ và nâng cao chất lượng đào tạo các bậc học, tạo điều kiện để tăng cường công tác nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế
Trước hết, Nhà trường cần đa dạng hố các loại hình đào tạo ngành nghề đào tạo với xu hướng tăng cường đào tạo hệ đại học. Thực hiện liên kết với các trường đại học trong nước và quốc tế. Việc mở rộng hợp tác liên kết đào tạo không chỉ tăng cường nguồn thu cho Nhà trường, tăng thu nhập cho cán bộ giảng viên mà cịn tạo mơi trường tốt cho cán bộ giảng viên học tập phương pháp giảng dạy quản lý các trường đại học lớn đồng thời tăng cường được vị thế thương hiệu của Nhà trường.
Bên cạnh việc mở rộng liên kết đào tạo như hiện nay trường thành lập các trung tâm tin học, tiếng anh, mở các lớp thực hành kế tốn… việc cung ứng các dịch vụ này Trường có quyền đặt ra các mức phí phù hợp theo nguyên tắc bù đắp được chi phí và có tích luỹ. Hơn thế nữa cịn góp phần thơng qua việc “thu hút đầu vào, thúc đẩy đầu ra” trong tuyển sinh. Để tận dụng tốt nguồn thu này, Nhà trường cần mở rộng phạm vi đào tạo ra bên ngồi, các khóa học phải được duy trì một cách thường xuyên. Giao trực tiếp các lớp học này cho từng đơn vị chuyên môn phụ trách, chịu trách nhiệm trong việc tuyển sinh, đào tạo, tổ chức thi, cấp chứng chỉ cho người học. Thực hiện xây dựng quy chế khoán thu - chi cho các trung tâm dịch vụ trực thuộc theo hướng tạo điều kiện cho các trung tâm mở rộng hoạt động tăng nguồn thu.
Thứ tư, Tăng nguồn thu từ các dịch vụ đào tạo, các hợp đồng nghiên cứu khoa học: Từ các dự án sản xuất thử nghiệm, các hoạt động hợp tác quốc tế, chuyển
giao công nghệ, xuất bản, in ấn… các hình thức liên kết, liên doanh với các tổ chức trong nước và quốc tế, thông qua hệ thống các quy chế cùng đào tạo, nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đồng thời có nguồn vốn đầu tư bổ sung cho ĐTĐH của trường, phát triển các doanh nghiệp trong trường, tăng nguồn thu nội bộ cho CSĐT. Tăng cường sử dụng một bộ phận tri thức khoa học cơ bản, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, ngoại ngữ ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề, trình độ đa dạng với phương tiện kỹ thuật và trang bị hiện có, liên kết với các ngành, các doanh nghiệp, các tổ chức trong nghiên cứu sản xuất dưới nhiều hình thức, phù hợp với khả năng và điều kiện cụ thể của trường, tạo nguồn thu để đầu tư cho nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật của Trường.
Thứ năm, Tăng cường các nguồn thu khác
Ngoài ra, cần thu hút, tìm kiếm nguồn thu khác: Nguồn vốn vay từ các tổ chức quốc tế và từ quỹ nâng cao chất lượng GDĐH: thông qua sự bảo lãnh của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương, bằng các dự án khả thi, mang lại hiệu quả tốt, có sức thuyết phục cao, đây là nguồn vốn quan trọng cho tiến trình nâng cao chất lượng đào tạo, với các dự án này có thể đào tạo được cán bộ bằng cách gửi đi đào tạo ở nước ngoài, tăng cường nguồn tài liệu trang bị thư viện, đầu tư trang thiết bị mới một số phịng thí nghiệm phục vụ một số lượng lớn sinh viên, học sinh như phịng thí nghiệm lý, hố, sinh, mơi trường, trang bị một số phịng thí nghiệm mũi nhọn mà Trường có thế mạnh như phịng thí nghiệm điện tử - viễn thơng, phịng thí nghiệm cơ điện...; Ngồi ra, Trường cần tiếp tục huy động các khoản đóng góp từ các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trong và ngoài nước tài trợ cho trường. Đồng thời, trường cần tăng cường mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ nguồn vốn viện trợ, tài trợ của nước ngoài để phát triển đào tạo, hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị.