Lịch sử hình thành và phát triển của Trường Đại học Hải Dương

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo hướng tự chủ tại trường đại học hải dương (Trang 42 - 48)

6. Kết cấu của luận văn

2.1. Khái quát về Trường Đại học Hải Dương

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Trường Đại học Hải Dương

Tên: Trường Đại học Hải Dương. Trường có 02 cơ sở:

Cơ sở 1: Khu đơ thị phía nam - thành phố Hải Dương (xã Liên Hồng, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương)

Cơ sở 2: Giữa số 1002 và 1004 (vào trong 200m), Lê Thanh Nghị, thành phố Hải Dương

Điện thoại: 0320.3 710 919 Fax: 0320.3 715 666 Website: http://uhd.edu.vn

Email: hotro@uhd.edu.vn

Trường Đại học Hải Dương là Trường công lập trực thuộc UBND tỉnh Hải Dương, được thành lập ngày 26 tháng 07 năm 2011 trên cơ sở nâng cấp từ Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật Hải Dương và được đổi tên theo Quyết định số 378/QĐ- TTg ngày 01 tháng 3 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ. Với truyền thống lịch sử ngày 17/01/1960, Trường đã trải qua 56 năm xây dựng và trưởng thành trên cơ sở sáp nhập và hợp nhất các cơ sở đào tạo thuộc các ngành: Tài chính, Kế hoạch, Thương nghiệp, Lao động và Lương thực…. Nhà trường có uy tín và thế mạnh đào tạo chuyên nghiệp và dạy nghề theo các bậc: sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và đại học theo các khối ngành kinh tế-kỹ thuật-chính trị-xã hội. Với tơn chỉ, mục đích: “Đào

tạo giúp làm giầu, vì Quê hương, vì Đất nước, vì nhân loại” và“Đào tạo đạt chất lượng gắn liền với tiết kiệm chi phí cho người học”, bằng nhiều giải pháp khả thi,

chất lượng đào tạo của Nhà trường ngày càng được cải thiện, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của xã hội. Nhà trường luôn năng động, sáng tạo và đổi mới, chủ động vượt qua rất nhiều khó khăn, thách thức: tích cực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại; làm tốt công tác học sinh sinh viên; thực hiện các cơ chế thu hút, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ, giảng viên; đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo theo hướng tiên tiến, hiện đại; không

ngừng nghiên cứu khoa học, mở và đào tạo các ngành bậc đại học, cao đẳng mới gắn với nhu cầu bức xúc của xã hội; phối hợp, trao đổi kinh nghiệm quản lý và đào tạo với các trường đại học có uy tín ở trong và ngồi nước để xây dựng cơ sở vật chất, đội ngũ…; tổ chức đào tạo phù hợp cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế. Hiện nay trường đã có thể mở các lớp đào tạo hệ sau đại học.

2.1.1.1. Cơ sở vật chất

Hiện nay, Trường gồm có 2 cơ sở đào tạo với tổng diện tích đất là 33,7 ha - Cơ sở tại phường Hải Tân, thành phố Hải Dương:

+ Với khuôn viên rộng 19.862 m2; được phủ kín hệ thống Internet không dây; hệ thống an ninh - trật tự, bảo vệ cho người học được an tồn; vệ sinh mơi trường xanh - sạch - đẹp…;

+ Nhà Hiệu bộ: 1.018m2; Giảng đường trung tâm (500 chỗ ngồi): 777m2; 40 phòng học lý thuyết có trang bị máy chiếu Projector; các phòng thi và học có hệ thống camera hỗ trợ…; 09 phòng thực hành, thực tập đa năng; khu giáo dục thể chất (sân vận động): 10.000 m2 rộng rãi, thoáng mát; sân trường và đường đi sạch sẽ…;

+ Thư viện truyền thống có trên 500 đầu sách, mỗi đầu sách có bình qn từ 100 -200 cuốn; Thư viện Điện tử với nhiều máy vi tính; phòng đọc rộng trên 150 m2, đảm bảo tối thiểu cho 100 người ngồi đọc/lượt; giáo trình giảng dạy các học phần trong chương trình đào tạo các ngành học của nhà trường được trang bị đầy đủ;

+ Ký túc xá sạch sẽ và khép kín; 30 phịng (810 m2); + Nhà ăn tập thể (360m2) tiện lợi, an toàn và tiết kiệm. - Cơ sở tại xã Liên Hồng, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương:

Nằm trong khu liên hợp thể thao, văn hóa, y tế, giáo dục ở giáp phía Nam cầu Lộ Cương với tổng diện tích đất là 31,8 ha, trong đó:

+ Diện tích đất xây dựng Trường 21,7 ha (giai đoạn 01: 14,7ha) với Giảng đường đa năng 02 tầng có sức chứa 500 chỗ ngồi/01 tầng và đang chuẩn bị khởi công xây dựng một số giảng đường…;

+ Ký túc xá sinh viên: Với diện tích đất trên 10 ha; đã xây dựng xong 04 tòa nhà 5 tầng với 1.760 chỗ ở có đầy đủ tiện nghi và khép kín, khang trang, sạch sẽ.

2.1.1.2. Quy mơ ngành nghề đào tạo

Các ngành đào tạo bậc đại học đang được tiếp tục mở rộng. Năm 2009, Nhà trường triển khai đào tạo được 08 ngành học hệ cao đẳng, trung cấp: 03 ngành Kinh tế, 03 ngành Kỹ thuật, 02 ngành Quản lý xã hội với 16 chuyên ngành. Năm 2011, sau khi Trường được nâng cấp lên đại học, ngay sau đó Trường được đào tạo thêm 01 ngành Kế toán bậc đại học, mở thêm được 07 ngành ĐTĐH trong năm 2012 và 02 ngành ĐTĐH đầu năm 2013.

2.1.1.3. Đội ngũ giảng viên đào tạo

Đội ngũ giảng viên của Nhà trường đang phát triển rất nhanh và bền vững cả về số lượng và chất lượng.

Hiện tại giảng viên cơ hữu gồm trên 300 người với trình độ chun mơn, nghiệp vụ sư phạm tốt, đam mê học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ chun mơn. Gồm có 37 phó giáo sư, tiến sĩ, gần 227 thạc sỹ, nghiên cứu sinh, học xong chương trình sau đại học và đang học cao học.

Đội ngũ giảng viên thỉnh giảng gồm 150 người giàu tâm huyết, có học hàm, học vị hoặc chuyên gia đã trải nghiệm qua thực tiễn và giảng dạy đến từ các cơ sở đào tạo đại học, sau đại học, cơ quan, doanh nghiệp ở trong nước và quốc tế đang tích cực tham gia xây dựng chương trình đào tạo, hợp tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ phù hợp với thực tiễn của Hải Dương, khu vực đồng bằng Sông Hồng và cả nước.

Bảng 2.1. Quy mô nhân sự của Trường Đại học Hải Dương giai đoạn 2014 - 2016

Nội dung 2014 2015 2016 Tỷ lệ tăng giảm 2015/2014 (%)

Tỷ lệ tăng giảm 2016/2015 (%)

Số lượng giảng viên 258 258 259 0 + 0.39 Số lượng cán bộ 69 69 70 0 +1.45

Tổng 327 327 329 0 +1.84

Bảng 2.2: Trình độ nhân sự của Trường Đại học Hải Dương giai đoạn 2014 - 2016

STT Hạng mục

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) 1 Giáo sư 0 0,0 0 0,0 1 0,3 2 Phó Giáo sư 2 0,6 3 0,9 3 0,9 3 Tiến sĩ 23 7.0 24 7.3 31 9.5 4 Thạc sĩ 194 59.3 202 61.8 227 69.0 5 Cử nhân 108 33,1 98 30 67 20.3 Tổng số 327 100,0 327 100,0 329 100,0

(Nguồn: Phòng Tổ chức Lao động - Tiền lương, Trường Đại học Hải Dương)

Quan sát bảng số liệu nhận thấy xu hướng nhân sự của Trường từ năm 2014 đến nay tương đối ổn định, từ 327 người năm 2014 lên 329 người năm 2016, tăng 02 người. Nguyên nhân là do:

+ Các chính sách của Nhà trường thay đổi do sự chuyển đổi từ trường Cao đẳng lên Đại học (2011). Mặt khác, với sự giảm sút của số lượng sinh viên nên việc cơ cấu lại nhân sự cũng như điều động cán bộ giảng viên sang công tác khác làm cho số lượng nhân sự khơng có nhiều thay đổi.

Về cơ cấu trình độ của giảng viên Nhà trường ta nhận thấy:

+ Số lượng giảng viên có trình độ PGS, TS chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Mặc dù vậy, con số này là phù hợp với thực tế, bởi đây là một trường đại học non trẻ xét về cả tuổi nghề và tuổi đời. Tháng 7/2011 trường chính thức trở thành Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Hải Dương, tháng 3/2013 đổi tên thành Trường Đại học Hải Dương và tuyển sinh đào tạo khóa đại học đầu tiên. Số lượng cán bộ giảng viên có trình độ PGS, TS lúc này chỉ có cán bộ chủ chốt kiêm giảng dạy. Tuy nhiên, qua các năm số Tiến sĩ của trường đã tăng phù hợp với xu thế chung của ngành giáo dục, đặc biệt là trong những năm gần đây, với lộ trình đào tạo hệ thạc sĩ tại trường nên có

rất nhiều thầy cơ đã nhanh chóng hồn thiện q trình đào tạo trở thành Tiến sĩ để có thể giảng dạy bậc học cao hơn.

+ Số lượng thạc sĩ qua các năm tăng rất nhanh. Năm 2011 có hơn 80 cán bộ giảng viên ở trình độ thạc sĩ thì tới năm 2016 số lượng thạc sĩ là 227 người, chủ yếu là giảng viên và nhân viên quản lý. Phù hợp với chủ trương “thạc sĩ hóa đội ngũ giáo viên” của hiệu trưởng, các cán bộ giảng viên nhận thức rõ nâng cao trình độ chuyên mơn là tất yếu. Để đào tạo trình độ Đại học địi hỏi giảng viên phải có trình độ ít nhất là thạc sĩ, bởi vậy số lượng cán bộ giảng viên đăng ký và thi đỗ đầu vào cao học trong 3 năm 2012 đến 2014 là hơn 100 người. (Hơn nữa, theo quy chế chi tiêu nội bộ (số 315QĐ/ĐHHD) của quy định, giảng viên tham gia giảng dạy trên 2 năm bắt buộc phải đi học thạc sĩ để phù hợp với tiến trình nâng bậc đào tạo tại trường nên 200 giảng viên đã đạt trình độ thạc sĩ là rất phù hợp).

2.1.1.3. Sinh viên và học sinh

Với nhiều giải pháp khả thi, sinh viên và học sinh học tại Trường được an toàn với các tệ nạn xã hội. Ngoài kiến thức chuyên ngành, sinh viên và học sinh cịn được ơn lại nhiều kiến thức cơ sở, phổ thông và bổ sung nhiều kiến thức cuộc sống; được sống và sinh hoạt tại khu Ký túc xá khép kín, tiện nghi đạt tiêu chuẩn quốc tế; được tham gia các phong trào Đồn, Hội, các hoạt động chính trị - xã hội, văn hóa thể thao lành mạnh … nhiều sinh viên và học sinh được kết nạp Đảng tại Trường…

2.1.1.4. Ngành học, trình độ và hình thức đào tạo

- Nhà trường đang đào tạo 13 ngành học hệ chính quy: 09 ngành Kinh tế - Xã hội, 04 ngành Kỹ thuật với 19 chuyên ngành ở 03 bậc học Đại học, Cao đẳng và Trung cấp

+ Khối ngành Kinh tế: Là Trường đầu tiên và có thâm niên nhiều năm nhất ở tỉnh Hải Dương đào tạo các ngành: Kế tốn, Tài chính - Ngân hàng và Quản trị kinh doanh với nhiều chuyên ngành ở các bậc Đại học, Cao đẳng và Trung cấp.

+ Khối ngành Kỹ thuật: Nhà trường đang đào tạo các ngành có nhu cầu lao động cao, số lượng và chất lượng sinh viên các khóa đào tạo tăng liện tục.

Toàn bộ sinh viên và học sinh tốt nghiệp ra trường được các doanh nghiệp tuyển dụng…

+ Khối ngành Xã hội:

- Ngành Chính trị học trình độ đại học, khi tốt nghiệp có thể giảng dạy tại các trường trung học cơ sở, phổ thơng, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chính trị và cán bộ tại các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp…;

- Các ngành Quản trị văn phòng và ngành Tiếng Anh (chuyên ngành Tiếng Anh thương mại) trình độ cao đẳng.

- Ngồi ra, Trường cịn hợp tác và liên kết với nhiều cơ sở đào tạo có uy tín ở trong và ngồi nước để đào tạo nhiều ngành và chuyên ngành như: Trình độ đại học gồm: Luật kinh tế, Tiếng Anh, Công nghệ thông tin, Kỹ thuật xây dựng dân dụng…; trình độ sau đại học và các hệ bồi dưỡng…;

- Mặt khác, Nhà trường đã chuẩn bị đủ giảng viên và cơ sở vật chất; đã lập xong các đề án và đang làm thủ tục xin cấp phép đào tạo các ngành Sư phạm trình độ đại học như: Sư phạm Toán học; Sư phạm Vật lý; Sư phạm kỹ thuật Công nghệ…

Bảng 2.3: Quy mô đào tạo của Trường Đại học Hải Dương

Năm Số sinh viên/học viên

Thạc sĩ Đại học Cao đẳng Trung cấp Tổng 2012 -2013 0 1.064 3.134 438 4.636

2013 - 2014 0 2.847 2.210 114 5.171 2014 - 2015 0 3.675 667 0 4.342 2015 - 2016 50 2.782 556 0 3.388

(Nguồn: Phịng Kế hoạch & Thơng tin đào tạo Trường Đại học Hải Dương)

Năm học 2013 - 2014 số lượng sinh viên trong toàn trường tăng lên so với năm học 2012 - 2013 (Số lượng sinh viên Đại học tăng nhưng số lượng học sinh Cao đẳng, Trung cấp giảm). Nguyên nhân là do các chính sách đào tạo của Nhà nước có sự thay đổi như: Khơng cho phép các trường Đại học tuyển sinh hệ trung cấp (theo Thông tư số 57/2011/TT-BGDĐT ngày 2/12/2011); thay đổi trong quy định về đào tạo liên thơng trình độ đại học, cao đẳng (Thông tư số 55/2012/TT- BGDĐT ngày 25/12/2012)... đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động đào tạo của Nhà trường. Bên cạnh đó, khơng thể khơng kể đến sự suy thoái của nền kinh tế từ năm 2012 đến nay. Đó là nguyên nhân dẫn tới sinh viên ra trường khơng tìm được

việc làm và gây ảnh hưởng trực tiếp tới chỉ tiêu tuyển sinh của trường nói riêng, các trường đào tạo nói chung.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo hướng tự chủ tại trường đại học hải dương (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)