Chỉ tiêu phản ánh năng lực tự chủ tài chính của các trường đại học

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo hướng tự chủ tại trường đại học hải dương (Trang 33 - 39)

6. Kết cấu của luận văn

1.2. Tự chủ tài chính tại các trường đại học công lập

1.2.4. Chỉ tiêu phản ánh năng lực tự chủ tài chính của các trường đại học

công lập

Theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25 tháng 4 năm 2006 Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, mức độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp được chia thành 3 loại như sau:

- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động);

- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên, phần còn lại được NSNN cấp (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động);

- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị sự nghiệp khơng có nguồn thu, kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ do NSNN bảo đảm tồn bộ kinh phí hoạt động (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp do NSNN bảo đảm tồn bộ chi phí hoạt động).

Việc phân loại như trên được ổn định trong thời gian 3 năm, sau thời gian 3 năm sẽ xem xét phân loại lại cho phù hợp. Trong thời gian ổn định phân loại, trường hợp đơn vị sự nghiệp thay đổi chức năng, nhiệm vụ, tổ chức thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét điều chỉnh lại việc phân loại cho phù hợp.

Việc xác định để phân loại đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện như sau: Mức tự bảo đảm

chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị (%)

=

Tổng số nguồn thu sự nghiệp

x 1 00% Tổng số chi hoạt động thường

xuyên

Tổng số thu sự nghiệp và tổng số chi thường xuyên của đơn vị sự nghiệp tính theo dự tốn thu, chi năm đầu tiên của thời kỳ ổn định. Căn cứ vào mức độ đảm bảo chi hoạt động thường xuyên tính theo cơng thức trên, đơn vị sự nghiệp được phân loại như sau:

+ Kết quả tính tốn trên bằng hoặc lớn hơn 100%, là loại đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo tồn bộ chi phí hoạt động chi thường xuyên.

+ Đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên là những đơn vị sự nghiệp có mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên xác định theo công thức trên từ 10% đến dưới 100%.

+ Đơn vị sự nghiệp được nhà nước đảm bảo tồn bộ chi phí hoạt động thường xuyên: Là những đơn vị sự nghiệp có mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xun tính theo cơng thức trên từ 10% trở xuống và những đơn vị sự nghiệp khơng có nguồn thu.

Việc phân loại đơn vị sự nghiệp thành 3 loại như trên giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước có thể có được những thơng tin chính xác về tình hình quản lý

nguồn thu, đặc biệt là nguồn thu sự nghiệp và tình hình quản lý chi thường xuyên trong các đơn vị sự nghiệp cơng lập để hoạch định các chính sách quản lý phù hợp với từng loại đơn vị sự nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và chất lượng dịch vụ sự nghiệp do các đơn vị sự nghiệp công lập cung ứng cho xã hội. Mỗi loại đơn vị sự nghiêp cơng lập nói trên có cơ cấu nguồn tài chính khác nhau, để quản lý tốt nguồn thu của các đơn vị sự nghiệp công lập cần phải nắm được nội dung các nguồn thu của đơn vị sự nghiệp công.

1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến cơng tác quản lý tài chính theo hướng tự chủ tại các trường đại học công lập

1.2.5.1. Nhân tố khách quan

- Điều kiện, môi trường kinh tế- xã hội

Những thay đổi về điều kiện kinh tế-xã hội và chính sách chi công cho GDĐH là các yếu tố đến quá trình đổi mới hệ thống tài chính GDĐH. Trước hết, đó là sự xuất hiện của nền GDĐH đại chúng, hệ quả là môi trường chính sách của GDĐH đã từng bước thay đổi và ngày càng gắn chặt hơn với cấu trúc kinh tế-xã hội. Những nhân tố trước đây được xem là phù hợp với yêu cầu quản lý trường đại học nói chung, trong đó bao gồm cả trường ĐHCL thì nay khơng cịn thích hợp và địi hỏi phải có những cải cách, đổi mới. Mục tiêu của sự đổi mới là nâng cao chất lượng đào tạo, sự thích ứng và tính cơng bằng trong các cơ sở GDĐH.

Yếu tố lao động và việc làm cũng đang có những thay đổi quan trọng. Trong bối cảnh toàn cầu hoá và trước yêu cầu phát triển của một nền kinh tế tri thức, nhu cầu về lực lượng lao động của xã hội đang có sự thay đổi về chất. Thay vì địi hỏi một đội ngũ lao động phải được đào tạo trong các trường dạy nghề, trường trung học chuyên nghiệp, trung học kỹ thuật trước khi bước vào thị trường lao động như trước đây, ngày nay xã hội đang có nhu cầu ngày càng tăng về lực lượng lao động được qua đào tạo ở trình độ đại học và sau đại học, các nhà khoa học và các chuyên gia bậc cao.

Để đáp ứng yêu cầu học tập của xã hội hệ thống GDĐH ở hầu hết các nước đều phải mở rộng quy mô để tiếp nhận ngày càng nhiều sinh viên vào học. Kết quả là, số lượng các cơ sở ĐTĐH tăng, mạng lưới các trường đại học ngày càng đa dạng hơn.

Quy mô sinh viên tăng, số lượng trường đại học tăng nhưng chi phí cơng cũng như các nguồn lực cung cấp cho phát triển trường đại học không tăng tương ứng. Điều này làm nảy sinh những bất cập và ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng trong các trường đại học. Nhằm ngăn chặn tình trạng suy giảm chất lượng GDĐH, nhiều giải pháp đổi mới cả về tổ chức và quản lý đại học đã được triển khai áp dụng. Ngày nay nâng cao chất lượng trong các trường đại học khơng cịn là việc riêng của từng hệ thống đại học đơn lẻ mà đã trở thành mối quan tâm hàng đầu có tính tồn cầu của mọi quốc gia.

- Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

Trong quá trình phát triển của kinh tế - xã hội, nước ta luôn áp dung cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”. Chính vì vậy, mọi đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đều ảnh hưởng đến giáo dục đào tạo nói chung và các trường đại học cơng lập nói riêng. Bởi vì:

Một là, Nhà nước là người xây dựng hệ thống luật pháp, định hướng phát

triển các trường và kiểm tra, giám sát những việc gì được làm trong khn khổ pháp luật;

Hai là, hệ thống chính sách và cơng cụ như chính sách tài chính, đầu tư, tiền

lương, thu nhập, chi cơng của Nhà nước có tác động rất lớn đến cơng tác quản lý tài chính của nhà trường;

Ba là, cơ chế tự chủ trách nhiệm đi kèm với quyền tự chủ tài chính do nhà

nước quy định là rất quan trọng để nhà trường cũng như cán bộ viên chức thực sự tham gia vào cơng tác quản lý tài chính. Khung pháp lý của Nhà nước đưa ra là nhân tố giới hạn hoặc thúc đẩy sự năng động sáng tạo của nhà trường trong quản lý thu chi tài chính.

Cũng như nhiều nước trên thế giới, ở Việt Nam, giáo dục là vấn đề được Đảng và Nhà nước ưu tiên quan tâm hàng đầu. Trong thời kì đổi mới, đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội. Trong thành tựu chung đó có sự đóng góp quan trọng của giáo dục và đào tạo. Mục tiêu phát triển của Việt Nam đến năm 2020 là về cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Để đạt được mục tiêu này, cần huy động và sử dụng một cách có hiệu quả mọi nguồn lực trong và ngoài nước. Theo đó, một trong những yếu tố có ý nghĩa

then chốt là chất lượng giáo dục đại học. Bởi trong bất kỳ điều kiện lịch sử nào, trường đại học luôn là môi trường bồi dưỡng, sáng tạo và chuyển giao những thành tựu khoa học - công nghệ mới nhất, là đầu tàu trong việc tạo ra nguồn lao động chất lượng cao phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước.

- Hệ thống pháp luật

Đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp giáo dục - đào tạo công lập. Tự chủ tài chính thúc đẩy nâng cao chất lượng đào tạo, thực hiện mục tiêu công bằng, hiệu quả. Để các đơn vị có thể hồn tồn tự chủ tài chính nhà nước cần xây dựng một cách đồng bộ về chính sách pháp luật liên quan, tránh tình trạng tự chủ nửa vời. Như vậy, sẽ tạo điều kiện để các đơn vị có thể phát huy tính chủ động, sáng tạo có động lực nâng cao tính hiệu quả trong hoạt động tài chính của mỗi đơn vị. Chính sách pháp luật cũng là cơ sở để các đơn vị xây dựng phương án tự chủ tài chính.

Trên thực tế, qua hơn 10 năm thực hiện, Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập (gọi tắt là Nghị định 43) đã cho thấy, việc mở rộng trao quyền tự chủ cho đơn vị sự nghiệp đã góp phần nâng cao số lượng và chất lượng dịch vụ công; tạo điều kiện cho người dân có thêm cơ hội lựa chọn, tiếp cận các dịch vụ công với chất lượng ngày càng cao, đồng thời, góp phần cải thiện từng bước thu nhập của người lao động tại các đơn vị sự nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, Nghị định 43 đã bộc lộ những hạn chế, bất cập cần được sửa đổi: Các đơn vị sự nghiệp chưa được giao quyền tự chủ một cách đầy đủ; chưa thực sự khuyến khích các đơn vị có điều kiện vươn lên tự chủ ở mức cao hơn… Bên cạnh đó, trong q trình hoạt động, nhiều đơn vị phát sinh các hoạt động liên doanh, liên kết, mở rộng cung ứng dịch vụ công chưa được điều chỉnh trong các văn bản pháp luật. Do đó, việc ban hành Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập (gọi tắt là Nghị định 16) đã kịp thời đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển của hoạt động sự nghiệp công trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nghị định gồm 3 Chương, 24 Điều. Hiện nay, để triển khai thực hiện kịp thời, thống nhất, đồng bộ và toàn diện các quy định của Nghị

định này, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 21/5/2015 về Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ, trong đó quy định cụ thể các nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm của các Bộ, địa phương. Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập được đánh giá là bước đột phá mới trên lộ trình đổi mới tồn diện, cơ cấu lại các đơn vị sự nghiệp công, tăng cường giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp. Cơ chế, chính sách này nhận được sự đồng thuận cao của các cấp, các ngành khi “cởi trói” cho các đơn vị sự nghiệp công phát triển, giảm áp lực tài chính cho ngân sách nhà nước…

1.2.5.2. Nhân tố chủ quan

- Năng lực của bộ máy quản lý tài chính

Nguồn nhân lực ảnh hưởng trực tiếp chính là năng lực của đội ngũ cán bộ làm cơng tác quản lý tài chính. Cán bộ quản lý tài chính có kinh nghiệm và trình độ chun mơn nghiệp vụ sẽ đưa ra được những quyết định tài chính phù hợp, kịp thời, chính xác làm cho hoạt động tài chính đạt kết quả tốt, hiệu quả trong chi cơng. Bên cạnh đó, chất lượng của đội ngũ giảng viên cũng là một nhân tố góp phần ảnh hưởng khơng nhỏ đến cơng tác quản lý tài chính của nhà trường. Với một đội ngũ giảng viên có trình độ chun mơn giỏi, các đơn vị sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn so với các đơn vị đào tạo trong cùng lĩnh vực. Từ đó, các đơn vị mới có khả năng mở rộng quy mô hoạt động và huy động nguồn thu sự nghiệp tốt hơn. Đối với đơn vị như vậy, khả năng tự chủ sẽ cao hơn. Bên cạnh đó, mơi trường học tập khơng có hiện tượng tiêu cực trong đội ngũ giáo viên, sinh viên sẽ là môi trường bền vững cho sự phát triển.

Nguồn lực tài chính

Với các đơn vị có nguồn thu lớn, lượng vốn lớn họ dễ dàng trong việc đầu tư nâng cấp thiết bị, nâng cao trình độ giảng viên, cải cách tiền lương... Một số đơn vị nguồn thu nhỏ sẽ khó khăn trong việc trang bị những thiết bị hiện đại, nâng cao trình độ giảng viên từ đó gặp khó khăn trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy. Bên cạnh đó, tổ chức cơng tác thu chi tại các đơn vị sự nghiệp có thu cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn đến khả năng tự chủ tài chính tại đơn vị. Cơng tác tổ chức tốt mới có thể tạo thêm nhiều nguồn thu và tăng thêm doanh thu trong

những nguồn thu đã có, đồng thời sử dụng hợp lý các khoản chi trong điều kiện các nguồn thu cho phép.

Đối với việc quản lý nguồn thu, đơn vị phải lập kế hoạch, dự tốn thật khoa học, chính xác, kịp thời. Đề ra các biện pháp thích hợp đối với các nguồn thu từ phí, lệ phí để tránh tình trạng thất thốt nguồn thu. Đối với các khoản chi, nhằm đạt được tiêu chuẩn tiết kiệm và hiệu quả trong quản lý các khoản chi của các đơn vị sự ngiệp giáo dục đào tạo công lập cần thiết phải tổ chức chặt chẽ từ khâu xây dựng kế hoạch, dự toán, xây dựng định mức, thường xuyên phân tích, đánh giá tổng kết. Từ đó, tổng kết đúc rút kinh nghiệm trong việc thực hiện các khoản chi của đơn vị.

- Nguồn lực về cơ sở vật chất

Nhà trường với hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, được trang bị các thiết bị phương tiện tiên tiến, phục vụ tốt của công tác giảng dạy, học tập, quản lý sẽ góp phần khơng nhỏ vào hiệu quả của cơng tác quản lý tài chính cũng như nâng cao chất lượng giáo dục của trường.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo hướng tự chủ tại trường đại học hải dương (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)