Đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại Trường ĐH Hải Dương

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo hướng tự chủ tại trường đại học hải dương (Trang 74)

6. Kết cấu của luận văn

2.3. Đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại Trường ĐH Hải Dương

2.3.1. Những kết quả đạt được

Thứ nhất, quản lý tài chính theo hướng tự chủ khuyến khích Trường tăng cường khai thác nguồn thu.

Nguồn thu của Trường bao gồm 2 nguồn cơ bản: Ngân sách cấp và nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp. Ngoài ra, Trường cịn có các nguồn thu khác từ hoạt động liên kết đào tạo trong và ngồi nước, hoạt động sản xuất, chuyển giao cơng nghệ... Ngân sách nhà nước cấp để đảm bảo chi hoạt động thường xuyên và không thường xuyên của đơn vị tăng qua các năm. Đối với các khoản chi thường xuyên từng bước để đơn vị tự đảm bảo từ nguồn thu sự nghiệp. Thực chất nguồn thu sự nghiệp của nhà trường là từ học phí và lệ phí đó là phần kinh phí ngân sách mà cấp trên cho phép đơn vị để lại để chi. Cùng với việc tăng lên của phần kinh phí ngân sách cấp, tuy gặp khó khăn trong cơng tác tuyển sinh kéo theo nguồn thu sự nghiệp giảm, đơn vị vẫn có thể chủ động tăng cường khai thác nguồn thu sự nghiệp từ việc mở rộng liên kết đào tạo. Số thu từ hoạt động liên đào tạo tăng lên qua các năm. Nguồn thu từ hoạt động sản xuất, chuyển giao công nghệ chiếm tỷ trọng khá lớn và cũng được duy trì tương đối ổn định qua các năm. Trong thời gian tới, đơn vị cần chú trọng khai thác hai nguồn thu này.

Thứ hai, tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm

Trong thời gian qua, công tác quản lý tài chính của Trường Đại học Hải Dương thực hiện theo hướng tăng thu và tiết kiệm chi khi nhà nước thực hiện trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công lập theo nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ. Việc trao quyền tự chủ giúp Trường từng bước mở rộng hoạt động, chủ động khai thác nguồn lực tài chính đặc biệt là nguồn tài chính ngồi NSNN để chi cho hoạt động đào tạo, nghiên cứu và Nhà nước không can thiệp sâu vào hoạt động nội bộ của các trường. Điều này đã giúp công tác tự chủ tài chính ngày càng hồn thiện hơn. Cơ quan quản lý nhà nước khơng can thiệp sâu vào hoạt động tài chính của trường mà chủ yếu giám sát đảm bảo tính minh bạch tài chính của đơn vị. Do vậy nhà trường có nhiều quyền tự chủ hơn trong các hoạt động tổ chức bộ máy, biên chế, chi thu nhập cho lao động, liên kết đào tạo, cung ứng dịch vụ cho xã hội.

Thứ ba, về xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ

Trường đã thực hiện xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ để huy động nguồn thu và kiểm soát chi sao cho hiệu quả. Nội dung của quy chế quy định định mức, tiêu chuẩn các khoản chi về tiền lương, phụ cấp cho người lao động, định mức chi cho

công tác quản lý, chi nghiệp vụ chun mơn, chi mua sắm sửa chữa và trích lập các quỹ. Đơn vị cũng đã xây dựng qui định về phương thức khoán chi phí cho từng bộ phận và đơn vị trực thuộc, qui định về góp vốn liên doanh liên kết, vay vốn của các tổ chức tín dụng để đầu tư mở rộng nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp. Ngoài ra, Trường đã xây dựng rất nhiều nội dung chi cụ thể khác trong quy chế chi tiêu nội bộ theo quy định hiện hành của nhà nước. Quy chế nội bộ đã giúp tăng cường quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy hoạt động tăng thu, tiết kiệm chi phí của đơn vị.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế

Thứ nhất, hạn chế về khai thác nguồn thu

Nguồn thu của Trường còn thấp, chưa đa dạng và nhỏ về quy mơ. Khi phân tích cơ cấu nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp của Trường Đại học Hải Dương, có thể nhận thấy nguồn thu từ học phí, lệ phí có xu hướng giảm qua các năm. Số lượng sinh viên giảm dẫn đến nguồn thu học phí cũng giảm đi một cách đáng kể trong tổng thu. Cơng tác tuyển sinh gặp khó khăn đang là tình trạng chung của các trường đại học, cao đẳng hiện nay do số lượng các trưởng mở ra quá lớn. Tuy nhiên, Trường cũng chưa thực sự quan tâm khai thác nguồn thu này, chưa tạo ra được cơ chế thuận lợi, thơng thống để tìm kiếm cạnh tranh với các trường đại học cùng loại hình đào tạo trên địa bàn để thu hút người học, tận thu các nguồn tài chính.

Ngồi ra, các khoản thu khác từ nghiên cứu khoa học, hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ và hỗ trợ, tài trợ của doanh nghiệp, đóng góp của nhà hảo tâm là rất thấp. Thực hiện chính sách tự chủ tài chính với việc nhà nước sẽ từng bước trao quyền tự chủ từng phần tiến tới trao quyền tự chủ hồn tồn về tài chính cho Trường điều này đồng nghĩa với việc nhà nước sẽ từng bước giảm NSNN cấp chi thường xun để Trường tự tìm nguồn tài chính để đảm bảo nhu cầu chi thường xuyên, việc này gây nên khó khăn cho Trường trong việc đảm bảo nguồn tài chính để duy trì hoạt động và phát triển đào tạo. Việc ban hành nghị định 49/2010/NĐ-CP và Nghị định 86/2015/NĐ-CP quy định miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân mặc dù học phí có tăng nhưng tỷ lệ lạm phát cùng với lương tối thiểu đã tăng nhiều lần

mà học phí khơng tăng tương ứng cịn bị khơng chế bởi mức trần do đó gây khó khăn cho Trường trong việc chi cho hoạt động thường xuyên và nâng cao chất lượng đào tạo.

Thứ hai, hạn chế trong công tác quản lý chi

Nhìn chung, cơ cấu chi cơng của Trường Đại học Hải Dương qua các năm khơng có nhiều biến động, chủ yếu trung vào chi lương và chi xây dựng cơ bản. Tuy nhiên, việc chi lương đang tồn tại một vấn đề bất cập đó là trong khi số lượng người học giảm, nguồn thu giảm thì khoản chi thanh toán cho con người vẫn không thể giảm do cơ cấu nhân sự hầu như không thay đổi, mức chi thậm chí vẫn phải tăng qua các năm do tăng phụ cấp thâm niên, nâng lương thường xuyên…kéo theo nguồn chênh lệch thu - chi hoạt động của Trường cũng giảm. Nhà Trường càng ít có điều kiện để tăng chi cho các khoản thu nhập tăng thêm cho CBGV. Nên tựu chung lại, tổng thu nhập của giảng viên vẫn giảm. Hiện nay, ở các trường đại học nói chung và tại Trường Đại học Hải Dương nói riêng, hiện tượng sinh viên tốt nghiệp loại khá giỏi nhưng không muốn ở lại trường tham gia công tác giảng dạy do thu nhập thấp điều này gây ra khó khăn Trường trong việc đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu khoa học của Trường cho tương lai.

Bên cạnh đó, chi cho hoạt động nghiên cứu khoa học còn ở mức thấp và hiệu quả chưa cao. Nguồn kinh phí nghiên cứu khoa học vẫn chủ yếu từ NS cấp và nguồn thu sự nghiệp của Trường. Nhà trường chưa thu hút được nguồn kinh phí đầu tư từ bên ngồi cho nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó việc tìm kiếm đề tài nghiên cứu do xuất phát từ nhu cầu thực tế, giao cho cán bộ, giảng viên thực hiện (chủ yếu là cán bộ phòng NCKH). Hầu như bộ phận giảng viên chỉ chú trọng đến công tác giảng dạy, chưa chủ động tham gia tìm kiếm, nghiên cứu đề tài khoa học.

Thứ ba, công tác quản lý tài sản chưa hiệu quả, đặc biệt là trách nhiệm của cá nhân trong việc quản lý và sử dụng tài sản công.

Là đơn vị có đặc thù hoạt động trong lĩnh vực GD&ĐT nên số lượng tài sản rất lớn. Tài sản phục vụ trực tiếp cho công việc giảng dạy liên quan trực tiếp đến cả giảng viên và sinh viên nên việc quản lý và sử dụng tài sản cơng cịn chưa thực hiện tốt. Bên cạnh đó cơng tác lập dự tốn mua sắm, sửa chữa tài sản chưa có sự phối kết hợp giữa các bộ phận nên việc lập dự toán mua sắm, sửa chữa tài sản chưa có sự

phối kết hợp giữa các bộ phận nên việc lập dự tốn thường sát với nhu cầu thực tế, cơng việc sửa chữa thường xuyên tài sản thường bị động.

2.3.2.2. Nguyên nhân

Những hạn chế trên xuất phát từ một số nguyên nhân cụ thể sau đây: a) Nguyên nhân khách quan:

- Quyền tự chủ của Trường còn hạn chế:

Hiện nay, các trường được trao quyền tự chủ rất lớn về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính tuy nhiên quyền tự chủ về chuyên môn của các trường vẫn còn hạn chế. Cụ thể, về hoạt động đào tạo các trường đại học được tự chủ trong xác định các ngành, chuyên ngành đào tạo, hình thức tổ chức đào tạo, phương pháp giảng dạy, xử lý vấn đề lưu ban, thôi học, vấn đề khen thưởng, kỷ luật… nhưng các trường chưa được tự chủ về quy mô tuyển sinh, số lần tuyển sinh trong năm, quản lý phôi bằng và cấp bằng; Về tài chính các trường được tự chủ về mức chi, có thể xây dựng định mức chi cao hơn hoặc thấp hơn định mức chi do nhà nước quy định nhưng chưa được tự chủ về nguồn thu, mức thu như việc xác định mức học phí, học phí các trường thấp và bị khống chế bởi mức trần đây là yếu tố gây khó khăn cho các trường trong việc đảm bảo nhu cầu chi công và nâng cao chất lượng đào tạo.

- Hệ thống các văn bản pháp lý về quản lý tài chính bất cập, thiếu đồng bộ

Nhìn chung, mặc dù đã có văn bản hướng dẫn quản lý tài chính chung đối với các đơn vị sự nghiệp có thu nhưng chưa có văn bản cụ thể hướng dẫn về quản lý tài chính riêng đối với các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, đặc biệt các văn bản tài chính về hoạt động của các chương trình đào tạo liên kết với nước ngoài, cơ chế hoạt động của các trung tâm trực thuộc, nhiều văn bản quy định trong ngành giáo dục đào tạo đã nhiều năm nhưng chưa được sửa đổi như quy định về giờ giảng nghĩa vụ. Việc phân công, phân cấp và cơ chế phối hợp giữa ngành chủ quản và các ngành, các cấp chưa thể chế hóa một cách cụ thể.

Giai đoạn 2012 - 2015, Nhà trường vẫn áp dụng các quy định của Nghị định 43/2006/NĐ-CP, ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ ban hành quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Tuy nhiên, Nghị định 43/NĐ-CP

thực chất chỉ là giao quyền tự chủ cho các trường trong việc tổ chức chi, chưa giao quyền tự chủ về huy động nguồn lực tài chính đặc biệt là chế độ thu học phí và khống chế chỉ tiêu tuyển sinh. Mặc dù hiện nay các trường đều áp dụng mức thu học phí cao nhất trong khung học phí mà Nhà nước quy định nhưng so với yêu cầu của việc nâng cao chất lượng đào tạo của các trường thì mức thu này cịn thấp. Đây thực sự là một bất cập lớn cho Nhà trường trong việc chủ động tìm kiếm, huy động nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển, thu hút nhân tài, xây dựng cơ sở vật chất nâng cao chất lượng đào tạo, trong khi ngân sách nhà nước chi cho giáo dục đào tạo hàng năm tăng không đáng kể.

Hơn thế số lượng tuyển sinh của các trường chỉ được thực hiện trong giới hạn nhất định. Những quy định này dẫn đến hạn chế nguồn thu sự nghiệp của các trường. Để thực hiện tốt chủ trương xã hội hoá giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, gắn đào tạo với nhu cầu xã hội, nhu cầu của người học; Nhà nước cần sửa đổi chính sách quản lý trong lĩnh vực GD&ĐT tạo điều kiện cho các trường trong đó có Trường Đại học Hải Dương được tăng khả năng cung ứng dịch vụ đào tạo vừa đáp ứng được nhu cầu của xã hội vừa đem lại nguồn thu góp phần giảm bớt gánh nặng cho NSNN.

Tháng 02 năm 2015, Chính phủ đã ban hành Nghị 16/2015/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. Nghị định này thay thế Nghị định 43 và bắt đầu có hiệu lực từ tháng 4 năm 2015. Nhìn chung, Nghị định 16/2015/NĐ-CP đã khắc phục được những hạn chế của Nghị định 43/2006/NĐ-CP, nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, thúc đẩy hoạt động của các đơn vị cung cấp sự nghiệp công theo hướng chất lượng, hiệu quả, nâng cao số lượng, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ công, đáp ứng tốt hơn nhu cầu hưởng thụ dịch vụ công của xã hội. Tuy nhiên, sau một năm triển khai cho thấy vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra, kết quả mang lại vẫn chưa như kỳ vọng; Việc thực thi các nội dung mới của Nghị định vẫn chậm so với tiến độ và lộ trình đặt ra. Đến nay, về cơ bản các nội dung quy định mới vẫn đang dừng lại trên văn bản.

b) Nguyên nhân chủ quan:

- Nhận thức, tư tưởng của cán bộ, viên chức còn hạn chế

theo hướng tự chủ còn hạn chế. CBVC trong Trường chưa thực sự hiểu và có trách nhiệm cao trong cơng tác tìm kiếm, khai thác, bồi dưỡng nguồn thu, tiết kiệm chi. Phần lớn cán bộ, giảng viên, nhân viên còn tâm lý ỷ lại, trơng chờ vào nguồn kinh phí NSNN cấp, ngại thay đổi, chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm cá nhân; trong sử dụng tài sản vẫn cịn thói quen lãng phí của cơng; khơng muốn liên quan đến cơ quan, tổ chức, xã hội, cá nhân trong việc giải trình, cơng khai, minh bạch trong các hoạt động quản lý.

- Bộ máy nhân sự cịn cồng kềnh và hoạt động khơng hiệu quả

Bộ máy quản lý trong Trường Đại học Hải Dương hiện nay vẫn khá cồng kềnh và nhiều bộ phận, đơn vị trực thuộc hoạt động không hiệu quả. Trường chưa định biên được số lượng biên chế của từng phòng ban nên có hiện tượng một số phịng ban thiếu biên chế trong khi một số phòng ban khác lại thừa nên dẫn đến tình trạng một số bộ phận công việc làm không hết trong khi một số đơn vị khác khơng có việc làm. Hoạt động ở một số bộ phận, đơn vị giúp việc chưa đáp ứng kịp thời theo yêu cầu của Ban Giám hiệu và hiệu quả làm việc còn hạn chế. Một số quy định về thủ tục hành chính cịn nặng nề và phức tạp chậm thay đổi gây khó khăn cho người học cũng như cho công tác quản lý.

- Năng lực của một bộ phận cán bộ quản lý chưa phù hợp, bộ máy quản lý

tài chính chậm cải tiến và hoạt động kiểm tra chưa được tiến hành thường xuyên, hiệu quả thấp

Năng lực một bộ phận cán bộ quản lý chưa phù hợp với quản lý theo hướng tự chủ; trình độ, năng lực của lãnh đạo, cán bộ quản lý các cấp còn hạn chế ở một số lĩnh vực; trong đó có năng lực lập kế hoạch dự tốn tài chính theo quy định, kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm vật tư, trang thiết bị phục vụ quản lý, đào tạo… Tính khả thi và phù hợp của các bản kế hoạch lớn phụ thuộc nhiều vào năng lực, trình độ tổ chức quản lý, kinh nghiệm cá nhân là chính; vì vậy khi tổ chức thực hiện tính khả thi chưa cao, thiếu đồng bộ, hiệu quả chưa đạt như mong muốn; Năng lực quản lý tài chính trong điều kiện thực hiện quyền tự chủ còn là điều mới mẻ, nhất là trong điều kiện hiện nay. Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến hạn chế trong việc tổ chức, huy động, quản lý các nguồn lực tài chính đảm bảo các điều kiện cho

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo hướng tự chủ tại trường đại học hải dương (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)