Nội dung quản lý tài chính theo hướng tự chủ tại các trường đại học

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo hướng tự chủ tại trường đại học hải dương (Trang 28 - 33)

6. Kết cấu của luận văn

1.2. Tự chủ tài chính tại các trường đại học công lập

1.2.3. Nội dung quản lý tài chính theo hướng tự chủ tại các trường đại học

công lập

1.2.3.1. Quản lý nguồn thu

Nguồn thu là toàn bộ những khoản mà nhà trường nhận được khơng phải hồn trả, được dùng cho việc triển khai các hoạt động đào tạo, NCKH và các hoạt động khác của nhà trường, bao gồm:

Thứ nhất: Nguồn kinh phí NSNN. Trong nền kinh tế thị trường, NSNN

không phải là nguồn vốn duy nhất đầu tư cho giáo dục, nhưng là nguồn giữ vai trò chủ đạo và thường chiếm tỉ trọng lớn, quyết định việc hình thành, mở rộng và phát triển hệ thống giáo dục của một quốc gia. Kinh phí do NSNN cấp để đảm bảo hoạt động thường xuyên, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, NCKH, xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định, tinh giản biên chế, đào tạo lại cán bộ, vốn đối ứng và các khoản kinh phí khác như kinh phí y tế, ký túc xá sinh viên…

Cơ chế quản lý đối với nguồn kinh phí NSNN cấp: Đơn vị muốn nhận được kinh phí phải tuân thủ đầy đủ, nghiêm túc các quy định của Luật NSNN từ khâu lập, chấp hành đến quyết toán nguồn NSNN cấp. Đơn vị chỉ được cấp kinh phí NSNN khi có trong dự tốn được duyệt, chi đúng tiêu chuẩn định mức, có đầy đủ hồ sơ chứng minh việc chi công của đơn vị.

Thứ hai: Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp gồm: Phần được để lại từ số thu

phí, lệ phí của người học theo quy định của pháp luật, khoản thu hoạt động dịch vụ, lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết, lãi tiền gửi ngân hàng.

Thứ ba: Nguồn viện trợ, tài trợ, quà biếu, tặng cho theo quy định của pháp luật. Thứ tư: Nguồn thu khác: Nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, huy động

của cán bộ, viên chức trong đơn vị; nguồn vốn liên doanh liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

Nghị định 43 quy định đơn vị được tự chủ các khoản thu và mức thu theo đúng quy định của Nhà nước, phải thực hiện thu đúng, thu đủ theo mức thu và đối tượng thu do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định. Trường hợp Nhà nước có thẩm quyền quy định khung mức thu, đơn vị căn cứ vào nhu cầu chi phục vụ cho hoạt động khả năng đóng góp của xã hội để quyết định mức thu cụ thể cho phù hợp với từng hoạt động, từng đối tượng, nhưng không được vượt quá khung thu do cơ quan có thẩm quyền quy định. Đơn vị thực hiện chế độ miễn giảm cho các đối tượng chính sách xã hội theo quy định của Nhà nước.

Đối với sản phẩm hàng hoá dịch vụ được cơ quan Nhà nước đặt hàng thì mức thu theo đơn giá do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định. Trường hợp các sản phẩm chưa được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định giá thì mức thu được xác định trên cơ sở dự tốn chi phí được cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định chấp thuận.

Đối với những hoạt động dịch vụ theo hợp đồng với các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước, các hoạt động liên doanh, liên kết, đơn vị được quyết định các khoản thu, mức thu cụ thể theo nguyên tắc đảm bảo bù đắp chi phí và có tích luỹ.

Có thể thấy cơ chế quản lý đối với nguồn ngoài ngân sách cấp bao giờ cũng linh hoạt hơn, tính tự chủ tự chịu trách nhiệm của đơn vị cao hơn đối với nguồn NSNN cấp.

1.2.3.2. Quản lý chi

Các hạng mục chi phát sinh khi các trường triển khai thực hiện các hoạt động bao gồm: Chi thường xuyên và chi không thường xuyên.

Thứ nhất: Đây là khoản chi cơng nằm trong tổng thể nguồn kinh phí cơng và

khơng mang tính bồi hồn trực tiếp. Chi thường xuyên gồm những khoản chi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao; chi phục vụ cho việc thực hiện cơng việc, dịch vụ thu phí, lệ phí; chi cho các hoạt động dịch vụ (kể cả chi thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách NN, trích khấu hao tài sản cố định theo quy định, chi trả vốn, lãi tiền vay theo quy định của pháp luật).

Thứ hai: Chi không thường xuyên gồm những khoản chi thực hiện các

nhiệm vụ khoa học cơng nghệ; chi thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ viên chức; chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia; chi thực hiện các nhiệm vụ do Nhà nước đặt hàng theo giá khung do Nhà nước quy định; chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài theo quy định; chi thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao; chi thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ Nhà nước quy định; chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định thực hiện các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; chi thực hiện các dự án có nguồn vốn viện trợ nước ngồi; chi cho hoạt động liên doanh liên kết; các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. Đối với mỗi trường đại học khác nhau, tính tự chủ nguồn chi của các trường cũng ở mức khác nhau.

Các trường được tự chủ trong việc sử dụng nguồn tài chính phải dựa vào các tiêu chuẩn định mức khoa học, hợp lý; đảm bảo tiết kiệm, chính xác, trung thực, chấp hành nghiêm chế độ tài chính kế tốn của Nhà nước và của trường quy định.

Để tạo ra sự tự chủ trong chi cơng thì các trường cần được giao quyền hạn rõ ràng trong phân bổ nguồn lực để thực hiện cung cấp dịch vụ cơng một cách nhanh chóng, hiệu quả nhất. Đi kèm với quyền hạn thì cần gắn với trách nhiệm cụ thể. Có như vậy NSNN và các nguồn lực khác phân bổ, cung cấp cho nhà trường mới được sử dụng hợp lý, hiệu quả.

Đơn vị được tự chủ trong việc sử dụng nguồn tài chính như sau:

Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và khả năng nguồn tài chính, đối với các khoản chi thường xuyên, thủ trưởng đơn vị sự nghiệp có mức tự đảm bảo tồn bộ chi phí và đảm bảo một phần chi phí được quyết định một số mức chi quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ cao hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định. Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp do NSNN đảm bảo tồn bộ kinh phí hoạt động được quyết định một số mức chi quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ nhưng tối đa không quá mức chi do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định;

Căn cứ vào tính chất cơng việc, thủ trưởng đơn vị được quyết định phương thức khoán chi cho từng bộ phận, đơn vị trực thuộc;

Quyết định đầu tư xây dựng, mua sắm mới và sửa chữa lớn tài sản cố định thực hiện theo quy định của pháp luật.

Đối với khoản tiền lương, tiền công đơn vị sự nghiệp được chi theo quy định như sau:

Đối với những hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ Nhà nước quy định, chi phí tiền lương, tiền cơng cho cán bộ viên chức và người lao động đơn vị tính theo lương cấp bậc, chức vụ do Nhà nước quy định;

Đối với những hoạt động cung cấp sản phẩm do Nhà Nước đặt hàng có đơn giá tiền lương trong đơn giá sản phẩm được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đơn vị tính theo đơn giá tiền lương quy định. Trường hợp sản phẩm chưa được cơ quan có thẩm quyền quy định đơn giá tiền lương đơn vị tính lương theo cấp bậc, chức vụ do Nhà nước quy định.

Đối với những hoạt động dịch vụ có hạch tốn chi phí riêng thì chi phí tiền lương, tiền công cho người lao động được áp dụng theo chế độ tiền lương trong doanh nghiệp Nhà nước. Trường hợp khơng hạch tốn riêng chi phí, đơn vị tính theo lương cấp bậc chức vụ do Nhà nước quy định.

Khi Nhà nước có điều chỉnh những quy định về tiền lương, nâng mức lương tối thiểu, khoản tiền lương cấp bậc chức vụ tăng thêm theo nhà nước quy định thì: Đối với đơn vị tự đảm bảo chi phí hoạt động và đơn vị tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động phải tự đảm bảo các khoản chi trả cho các khoản đó từ nguồn thu sự nghiệp và nguồn thu khác theo quy định của Chính phủ; Đơn vị sự nghiệp được Ngân sách Nhà nước đảm bảo tồn bộ kinh phí hoạt động thì nguồn chi trả đó được đảm bảo từ các nguồn do Chính phủ quy định để đảm bảo mức tiền lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định.

1.2.3.3. Cơ chế phân phối chênh lệch thu chi

Hàng năm sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản khác theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi (nếu có) đơn vị được sử dụng theo trình tự sau:

Thứ nhất: Đối với các trường đại học cơng lập tự đảm bảo chi phí hoạt động:

Trích tối thiểu 25% để lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động; Trích lập Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập. Đối với hai Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi, mức trích tối đa khơng q 3 tháng tiền lương, tiền cơng và thu nhập tăng thêm bình qn thực hiện

trong năm. Mức trả thu nhập tăng thêm, trích lập các quỹ do Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

Thứ hai: Đối với đơn vị tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động: Trích tối

thiểu 25% để lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động; Trích lập Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập. Đối với hai Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi mức trích tối đa khơng q 3 tháng tiền lương, tiền cơng và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong năm;

Trường hợp chênh lệch thu lớn hơn chi trong năm bằng hoặc nhỏ hơn một lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm, đơn vị được sử dụng để trả thu nhập tăng thêm cho người lao động, trích lập 4 quỹ: Quỹ dự phịng ổn định thu nhập, Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, trong đó, đối với hai Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi mức trích tối đa không quá 3 tháng tiền lương, tiền cơng và thu nhập tăng thêm bình qn thực hiện trong năm. Mức trả thu nhập tăng thêm, trích lập các quỹ do Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

Nhà nước khuyến khích các đơn vị sự nghiệp tăng thu, tiết kiệm chi thực hiện tinh giảm biên chế, tăng thêm thu nhập cho người lao động trên cơ sở hoàn thành nhiệm vụ được giao, sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ được giao với ngân sách Nhà nước, tuỳ theo kết quả hoạt động tài chính trong năm đơn vị được xác định tổng mức chi trả thu nhập cho người lao động trong năm. Việc chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động trong đơn vị theo nguyên tắc: Người nào có hiệu suất cơng tác cao, đóng góp nhiều cho tăng thu, tiết kiệm chi được chi trả nhiều hơn. Thủ trưởng đơn vị chi trả thu nhập tăng thêm theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

1.2.3.4. Quản lý và sử dụng tài sản của nhà trường

Nguồn kinh phí đầu tư xây dựng mua sắm tài sản trong các trường đại học công lập gồm: Kinh phí do NSNN cấp; quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ phúc lợi; vốn viện trợ, tài trợ, biếu, tặng, cho và các dự án đơn vị được tiếp nhận theo quy định của pháp luật; nguồn thu từ bán, chuyển nhượng tài sản của đơn vị được phép sử dụng theo quy định của pháp luật; các nguồn thu khác từ hoạt động sự nghiệp của đơn vị được phép sử dụng; các nguồn vốn huy động, liên doanh liên kết theo quy định của pháp luật. Các trường được sử dụng các nguồn kinh phí như trên

để đầu tư xây dựng mua sắm tài sản theo kế hoạch, dự toán, dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Riêng đối với tài sản trang bị thêm để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của đơn vị khơng được sử dụng từ nguồn kinh phí NSNN cấp.

Việc mua sắm tài sản từ nguồn quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, từ vốn huy động theo chế độ quy định để phục vụ cho hoạt động sự nghiệp hoặc sản xuất kinh doanh, dịch vụ của đơn vị, thủ trưởng đơn vị căn cứ vào kế hoạch, dự toán, dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tiêu chuẩn định mức sử dụng và nhu cầu cần thiết phục vụ hoạt động của đơn vị để quyết định việc mua sắm cho phù hợp, đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả.

Thủ trưởng được quyết định dùng tài sản đã đầu tư, mua sắm từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, từ các nguồn huy động để góp vốn liên doanh, liên kết với tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước theo kế hoạch, dự toán, dự án liên doanh, liên kết đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, khả năng của đơn vị và hỗ trợ cho hoạt động sự nghiệp, không làm ảnh hưởng đến chức năng, nhiệm vụ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao cho đơn vị phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Tồn bộ tiền trích khấu hao tài sản của Nhà nước được dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, liên kết, đơn vị được giữ lại để bổ sung vào quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp để sử dụng tái tạo lại tài sản, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị. Số tiền trích khấu hao tài sản đầu tư, mua sắm từ nguồn vốn huy động được dùng để trả nợ vay, trường hợp đã trả đủ nợ vay được bổ sung vào quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị. Tài sản Nhà nước tại các trường được quản lý, sử dụng đúng mục đích, tiêu chuẩn, chế độ, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả để phục vụ công tác và các hoạt động của đơn vị.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo hướng tự chủ tại trường đại học hải dương (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)