Kinh nghiệm của một số trường đại học công lập và bài học rút ra cho

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo hướng tự chủ tại trường đại học hải dương (Trang 39 - 42)

6. Kết cấu của luận văn

1.2. Tự chủ tài chính tại các trường đại học công lập

1.2.6. Kinh nghiệm của một số trường đại học công lập và bài học rút ra cho

cho Trường Đại học Hải Dương

Thực hiện Nghị định 43 của Chính phủ về quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp cơng lập, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã phân loại và giao phương án tự chủ tài chính cho một số đơn vị trực thuộc Bộ, trong đó có 6 trường Đại học được giao tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên là Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, Đại học Hà Nội, Đại học Mở TP Hồ Chí Minh và Viện Đại học Mở Hà Nội.

Sau hơn 4 năm thực hiện, việc thực hiện thí điểm cơ chế tự chủ tài chính ở các cơ sở giáo dục Đại học này đã đạt những thành cơng bước đầu, nhưng bên cạnh đó cũng cịn tồn tại nhiều bất cập cần tháo gỡ như: Tự chủ về chi mà chưa được tự chủ về thu. “Thực tế cho thấy, việc giao tự chủ tài chính nhưng khơng được giao tự chủ về mức thu học phí, các cơ sở đào tạo vẫn phải thực hiện mức thu học phí trong trần quy định thấp, khơng bù đắp đủ chi phí hoạt động thường xun nên việc thực hiện tự chủ tài chính khơng thực chất”, Tiến sĩ Nguyễn Trường Giang, Phó vụ trưởng Vụ Hành chính Sự nghiệp, Bộ Tài chính nói.

Đồng tình với ý kiến này, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Vũ, Vụ trưởng Vụ KHTC, Bộ GD-ĐT chỉ rõ: “Nghị định 43/CP có phân loại các đơn vị tự chủ thành tự đảm bảo 100% kinh phí chi thường xuyên và tự đảm bảo một phần kinh phí chi thường xuyên nhưng quy định thu là như nhau nên thiếu cơ chế khuyến khích các đơn vị thí điểm tự chủ trong việc tăng nguồn thu”.

Nguồn thu hiện nay của các trường đại học chủ yếu vẫn là nguồn thu học phí. Nguồn thu này được quyết định bởi hai yếu tố: Chỉ tiêu đào tạo và mức thu. Tuy nhiên, các đơn vị này thí điểm tự chủ vẫn bị khống chế chỉ tiêu đào tạo theo quy định của Bộ GD-ĐT và mức thu học phí, lệ phí bị giới hạn theo NĐ 49/CP của Chính phủ về khung học phí.

“Trên thực tế, các trường này bị cắt giảm ngân sách chi thường xuyên nhưng lại thực hiện thu như các trường đại học khác nên dẫn đến các trường không muốn tham gia thí điểm tự chủ tài chính”, ơng Vũ chia sẻ.

Là một trong 6 trường được Bộ Giáo dục – Đào tạo giao phương án tự chủ tài chính, Trường Đại học Kinh tế quốc dân được tự chủ ở mức cao, nhằm chủ động khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực để đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động, phấn đấu trở thành một trường đại học định hướng nghiên cứu theo các chuẩn mực khu vực và quốc tế.

Theo đề án, trường thực hiện tính tốn và cơng khai mức thu học phí cụ thể cho từng nhóm ngành, chun ngành, chương trình đào tạo trước khi tuyển sinh; bảo đảm mức thu học phí bình qn (của các chương trình đại trà) khơng vượt q mức thu học phí bình qn tối đa của trường theo quy định.

Đặc biệt, trường được quyết định mức trần học phí đối với trình độ đào tạo tiến sĩ bằng 2,5 lần; thạc sĩ bằng 1,5 lần mức học phí bình qn tối đa nêu trên; học phí đào tạo theo phương thức giáo dục thường xuyên không vượt quá 1,5 lần mức học phí chính quy cùng cấp học và cùng nhóm ngành nghề đào tạo.

Đối với các đối tượng đã nhập học trước thời điểm quyết định này có hiệu lực, trường thu học phí với mức tăng tối đa không quá 30% của năm trước liền kề, kể từ thời điểm có hiệu lực.

Cụ thể về học phí, trường sẽ thu học phí ổn định theo kế hoạch nêu trong đề án với mức thu học phí bình qn (của chương trình đại trà, trình độ đại học) tối đa năm học 2014- 2015 là 9,5 triệu đồng/sinh viên/năm.

Năm học 2015- 2016 mức thu tăng lên 11,5 triệu đồng/sinh viên/năm và đến năm học 2016-2017 là 13,5 triệu đồng/sinh viên/năm.

Cũng theo đề án, trường được quyền chủ động cân đối nguồn thu và huy động các nguồn lực khác; quyết định các dự án đầu tư, mua sắm, sửa chữa để phát triển tổng thể cơ sở vật chất của trường, theo mơ hình trường đại học định hướng nghiên cứu theo các chuẩn mực khu vực và quốc tế.

Ngồi ra, trường có quyền quyết định việc sử dụng tài sản, cơ sở vật chất và giá trị thương hiệu của Trường để liên doanh, liên kết thực hiện các hoạt động khoa học công nghệ, tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn.

Tuy nhiên, đề án cũng quy định trường phải công khai quy chế chi tiêu nội bộ. Hàng năm, quy chế này phải được lấy ý kiến rộng rãi trong toàn trường, để sửa đổi, bổ sung và được thông qua tại hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức của trường.

Trường Đại học Hải Dương là một trường đại học công lập thuộc tỉnh Hải Dương quản lý, việc tự chủ tài chính là việc làm rất cần thiết nhằm chủ động khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn lực để nâng cao chất lượng đào tạo và giảm chi NSNN, đồng thời không làm giảm cơ hội tiếp cận giáo dục đại học của sinh viên nghèo, sinh viên là đối tượng chính sách...

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THEO HƯỚNG TỰ CHỦ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƯƠNG

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo hướng tự chủ tại trường đại học hải dương (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)