Bảng 2.20 Đánh giá của người vay về nhân tố cơ sở vật chất hữu hình
3. Nhân viên ngân hàng phúc đáp tích cực các yêu cầu của khách hàng
của khách hàng 4,4 0 0 1,8 56,3 41,9
4. Nhân viên ngân hàng ln cố gắng giải quyết khó
khăn cho khách hàng 4,07 0 0 16,2 60,5 23,4
Các tiêu chí trong nhân tố này được khách hàng đánh giá ở mức độ đồng ý cao, trên 4 điểm, trong thời gian tới ngân hàng cần phát huy điều này. Trong đó, tiêu chí Nhân viên ngân hàng phúc đáp tích cực các yêu cầu của khách hàng được đánh giá với điểm trung bình cao hơn các tiêu chí cịn lại.
- Đánh giá về nhân tố sự cảm thông
Bảng 2.19. Đánh giá của người vay về nhân tố sự cảm thông
Tiêu chí đánh giá Điểm trung bình Mức đánh giá (%) 1 2 3 4 5
1.Nhân viên ngân hàng chú ý đến nhu cầu của từng khách
hàng 3,11 0 0 5,4 78,4 16,2
2. Nhân viên ngân hàng luôn đối xử ân cần với khách
hàng 3,61 0 0 0,6 37,7 61,7
3. Ngân hàng lấy lợi ích của khách hàng làm điều tâm
niệm 3,8 0 0,6 26,3 65,3 7,8
4. Khách hàng không phải xếp hàng lâu để được phục vụ 3,26 0 0 3,6 66,5 29,9
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả
Với tiêu chí Nhân viên ngân hàng chú ý đến nhu cầu của từng khách hàng điểm trung bình đánh giá 3,11. Trong đó, khách hàng đánh giá ở mức bình thường là 5,4%; đồng ý 78,4% và hoàn toàn đồng ý là 16,2%.
Với tiêu chí Nhân viên ngân hàng luôn đối xử ân cần với khách hàng điểm trung bình đánh giá 3,61. Trong đó, khách hàng đánh giá ở mức bình thường là 0,6%; đồng ý 37,7% và hoàn toàn đồng ý là 61,7%.
Với tiêu chí Ngân hàng lấy lợi ích của khách hàng làm điều tâm niệm điểm trung bình đánh giá 3,80. Trong đó, khách hàng đánh giá ở mức bình thường là 26,3%; đồng ý 65,3% và hoàn toàn đồng ý là 7,8%.
Với tiêu chí Khách hàng khơng phải xếp hàng lâu để được phục vụ điểm trung bình đánh giá 3,26. Trong đó, khách hàng đánh giá ở mức bình thường là 3,6%; đồng ý 66,5% và hoàn toàn đồng ý là 29,9%. Đây là mức đánh giá khá cao, trong
thời gian qua, NHCSXH chi nhánh TP Hà Nội đã tổ chức các điểm giao dịch lưu động, tại các xã thuận tiện cho việc giao dịch của khách hàng.
- Đánh giá về nhân tố cơ sở vật chất hữu hình
Bảng 2.20. Đánh giá của người vay về nhân tố cơ sở vật chất hữu hình Tiêu chí đánh giá Điểm Tiêu chí đánh giá Điểm
trung bình
Mức đánh giá (%) 1 2 3 4 5
1. Cơ sở vật chất của Phòng giao dịch rất tiện nghi 4,07 0 1,2 15 59,3 24,6 2. Vị trí các điểm giao dịch được tổ chức ở phường/xã
rất thuận lợi cho khách hàng 4,28 0 0,6 4,8 61,1 33,5 3. Ngân hàng sắp xếp các quầy giao dịch, các bảng biểu
và kệ tài liệu rất khoa học và tiện lợi cho khách hàng 4,26 0 0,6 6 59,9 33,5
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả
Các tiêu chí trong nhân tố này được khách hàng đánh giá ở mức đồng ý khá cao, điều đó cũng dễ hiểu. Bởi lẽ trong nhiều năm qua, NHCSXH đã đầu tư cơ sở vật chất tiện nghi, sắp xếp các quầy giao dịch, các bảng biểu và kệ tài liệu rất khoa học và tiện lợi cho khách hàng đặc biệt đã tổ chức các điểm giao dịch tại các xã rất thuận lợi” cho khách hàng.
2.3. Đánh giá chung thực trạng chất lượng cho vay hộ gia đình tại NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội
2.3.1. Kết quả đạt được
Qua kết quả gần 20 năm hoạt động, “đã rút ra những bài học kinh nghiệm cho sự thành công trong hoạt động của NHCSXH chi nhánh TP Hà Nội:
Một là, trong gần 20 năm NHCSXH chi nhánh TP Hà Nội đã thực hiện cho vay 11 chương trình cho vay hộ gia đình ưu đãi đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của Cấp ủy, Chính quyền, Ban, Ngành, Đồn thể các cấp và đơng đảo tầng lớp nhân dân.
Thứ hai, với mơ hình quản lý hiện nay của NHCSXH theo Quy định tại Nghị định số 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ. Điều này đưa cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc trong việc chỉ đạo đồng bộ, thông suốt và sâu rộng từ TW đến địa phương, của các Ban, ngành và chính quyền cơ sở tạo nên sức mạnh tổng hợp trong XĐGN.
Thứ ba, với phương thức ủy thác qua các tổ chức chính trị xã hội đã phát huy được thế mạnh của Hội Đoàn thể, tiết kiệm được chi phí quản lý và thực hiện nguyên tắc quản lý công khai từ cơ sở, tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách vừa có cơ hội tiếp cận vay vốn, vừa trực tiếp tham gia quản lý, giám sát nguồn vốn cho vay hộ gia đình ưu đãi góp phần phát huy sức mạnh cộng đồng cũng như thực hiện chủ trương dân chủ hố, cơng khai hố cơng tác XĐGN.
Thứ tư, mạng lưới hoạt động của NHCSXH chi nhánh TP Hà Nội, ngày càng kiện toàn và nâng cao hiệu quả ạt động đã góp phần tăng cường sự cơng khai, minh bạch trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý, chuyển tải nguồn vốn cho vay hộ gia đình chính sách đến với người dân trên nguyên tắc hạn chế các khâu trung gian, tăng cường sự giám sát của chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị - xã hội tạo sự minh bạch trong thực thi cho vay hộ gia đình ưu đãi. Đồng thời giúp người dân tiết kiệm được tối đa thời gian, chi phí trong q trình đi lại giao dịch vay vốn, trả nợ ngân hàng.
Thứ năm, Dư nợ cho vay chương trình hộ gia đình tăng qua các năm từ 2.468.635 triệu đồng năm 2017 lên 2.797.442 triệu đồng năm 2019, chứng tỏ quy mơ cho vay hộ gia đình tăng.
Thứ sáu, tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh có xu hướng giảm qua các năm cho thấy chất lượng cho vay hộ gia đình tại NHCSXH chi nhánh TP Hà Nội có xu hướng tăng lên.
Thứ bảy, công tác phối hợp giữa NHCSXH TP Hà Nội và Hội đoàn thể các cấp đã phát huy tương đối tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình trong việc phối hợp xây dựng kênh dẫn vốn hiệu quả đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Các Tổ TK&VV được thành lập và hoạt động hiệu quả dưới sự quản lý, giám sát chặt chẽ của Hội Đoàn thể cấp xã tại địa bàn các thôn, các khu dân cư, có thể coi là cánh tay vươn dài của NHCSXH tại cơ sở, góp phần tuyên truyền và chuyển tải vốn tín dụng ưu đãi tới tận tay từng hộ gia đình, đảm bảo an tồn và phát huy hiệu quả sử dụng đồng vốn tín dụng chính sách.
Cuối cùng, cho vay hộ gia đình đem lại nguồn thu nhập ổn định cho các hộ gia đình vay vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế địa phương.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Hạn chế
Thứ nhất, nguồn vốn ngày càng khan hiếm để có thể thúc đẩy tăng trưởng vốn tín dụng ưu đãi cho vay hộ gia đình.
Thứ hai, hoạt động NHCSXH đã góp phần đáng kể vào công tác XĐGN tại địa phương. Tuy nhiên, một số nơi UBND, Ban XĐGN cấp xã/phường chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động cho vay hộ gia đình đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách như: việc xác nhận danh sách đối tượng được vay vốn chưa kịp thời và thiếu chính xác, chỉ đạo đơn đốc trong thu hồi nợ cịn hạn chế...
Thứ ba, việc lồng ghép các chương trình khuyến nơng, khuyến lâm, khuyến ngư, chuyển giao khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, phương pháp sản xuất kinh doanh mới với các chương trình cho vay hộ gia đình ưu đãi chưa thực sự phát huy.
Thứ tư, hoạt động của các tổ chức CT-XH nhận ủy thác của một số nơi chưa đồng đều, chưa làm tốt công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các Tổ TK&VV, giám sát việc sử dụng vốn của người vay dẫn đến vẫn cịn hiện tượng nể nang bình xét cho vay chưa đúng đối tượng, hoạt động của các Tổ TK&VV chưa đúng quy định.
Thứ năm, một bộ phận hộ vay chưa nhận thức được là Nhà nước đang giúp mình cần câu, chưa tự giác, vẫn cịn tâm lý ỷ lại, chưa ý thức tự mình vươn lên.
Thứ sáu, các quy định cụ thể về cho vay hộ nghèo còn chưa phù hợp với yêu cầu sản xuất và đời sống như: mức cho vay cịn thấp, việc bình xét cho vay cịn mang tính bình qn, dàn đều, lãi suất cho vay chưa hợp lý. Vốn vay mới đáp ứng yêu cầu sản xuất chăn nuôi nhỏ, chia đều xẻ mỏng, việc đầu tư theo chương trình, dự án cịn ít nên hiệu quả chưa cao.
Thứ bảy, vẫn xảy ra tình trạng xâm tiêu, chiếm dụng vốn. Đối tượng vi phạm chủ yếu là ban quản lý Tổ TK&VV và một số rất ít là cán bộ hội, đồn thể nhận ủy thác; Năm 2017 số tiền xâm tiêu phát sinh là 16 triệu đồng đã được thu hồi dứt
điểm trong năm, đến năm 2018 khơng có phát sinh mới và đã tiếp tục thu hồi dứt điểm 4 triệu đồng và đến cuối năm 2019 khơng cịn phải thu hồi.
Thứ tám, một số nơi công tác đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, nợ tiềm ẩn rủi ro, xử lý nợ quá hạn, nợ chây ì, các món đã được gia hạn chưa tích cực và chưa hiệu quả dẫn đến cịn nợ quá hạn phát sinh. Tại một số Hội đoàn thể cấp xã,Tổ trưởng Tổ TK&VV chưa quan tâm, chưa nắm bắt sát sao biến động về cư trú của hộ vay để kịp thời báo cáo cho chính quyền địa phương, ngân hàng biết để phối hợp đôn đốc thu hồi dân đến tình trạng hộ vay bỏ đi khỏi nơi cư trú không xác định được địa chỉ liên hệ gây khó khăn trong q trình đơn đốc thu hồi nợ.
Thứ chín, một số Hội đồn thể cấp huyện, cấp xã chưa chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra, chưa kiểm tra đủ tỷ lệ tối thiểu theo nội dung thoả thuận đã ký với NHCSXH, chưa đảm bảo chất lượng, chưa phát huy được hiệu quả công tác kiểm tra giám sát.
Cuối cùng, thông qua sự khảo sát khách hàng có thể thấy, khách hàng vẫn chưa thực sự hài lòng về mức vay, thời hạn cho vay. Hiện nay, mức vay của NHCSXH vẫn còn ở mức thấp, thời hạn vay ngắn khiến các hộ gia đình chưa đủ thời gian SXKD để có thể trả lại vốn vay.
Thêm vào đó, các kênh dẫn vốn đến khách hàng của NHCSXH TP Hà Nội chưa thực sự đa dạng và khách hàng chưa dễ dàng tiếp cận.
2.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế
* Nguyên nhân khách quan:
Hạn hán kéo dài, dịch bệnh ở gia cầm, dịch bệnh ở gia súc và cây trồng xảy ra trên một số địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội làm ảnh hưởng đến phát triển sản xuất nông nghiệp. Sự biến động đột biến về giá cả của hầu hết các hàng hoá, vật tư phục vụ cho sản xuất cũng như tiêu dùng đã tác động không tốt đến sản xuất, đời sống và đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
Chính sách cho vay hộ gia đình của Nhà nước cịn nhiều hạn chế về mức vay vốn, thời gian cho vay. Thêm vào đó, quy định về chuẩn nghèo, chuẩn cận nghèo còn ở mức thấp khiến nhiều gia đình mặc dù đã thốt nghèo nhưng vẫn chưa đảm
* Nguyên nhân chủ quan:
Nguồn vốn cho vay phụ thuộc vào việc cấp bù chênh lệch lãi suất của Bộ Tài Chính, do đó trong những năm qua, chỉ tiêu tăng trưởng cho vay hộ gia đình hộ nghèo thường được NHCSXH giao tập trung vào quý III, làm ảnh hưởng đến việc đầu tư cho vay hộ gia đình chưa kịp thời vụ. Việc huy động vốn của NHCSXH TP Hà Nội chưa tốt, nguồn vốn vay chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của các hộ gia đình.
Sự phối hợp giữa Ngân hàng và các cơ quan ban ngành liên quan trong việc triển khai các chương trình cho vay hộ gia đình ưu đãi đơi lúc đơi nơi cịn chưa đồng bộ, việc phân định trách nhiệm” một số mảng việc chưa rõ ràng.
Hầu hết các khoản cho vay hộ gia đình của NHCSXH TP Hà Nội được thực hiện thơng qua các tổ chức chính trị - xã hội. Một số Hội đoàn thể cấp cơ sở chưa sát sao trong cơng tác tín dụng chính sách, chưa nắm bắt được các món vay có nguy cơ tiềm ẩn rủi ro để kịp thời báo cáo chính quyền địa phương, NHCSXH, các Ban ngành tìm biện pháp đơn đốc, xử lý phù hợp ngay khi món vay cịn ở trạng thái trong hạn. Đối với món vay nợ đã gia hạn, quá hạn, chây ì, hộ vay bỏ đi khỏi chưa dành nhiều thời gian tìm hiểu, nắm bắt hồn cảnh gia đình, điều kiện kinh tế của hộ vay hoặc nắm bắt thơng tin từ người thân của hộ vay để có giải pháp động viên, đôn đốc hiệu quả dẫn đến nợ q hạn phát sinh. Chính vì vậy, việc đảm bảo cho vay đúng đối tượng nhiều khi chưa thực hiện tốt khiến cho hoạt động cho vay hộ gia đình của NHCSXH TP Hà Nội gặp phải tình trạng nguồn vốn khơng đến được với những hộ gia đình thực sự cần.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY HỘ GIA ĐÌNH TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH
XÃ HỘI CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1. Định hướng phát triển của NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội
3.1.1. Định hướng phát triển chung của NHCSXH và Chi nhánh giai đoạn 2020- 2025
Cùng với mục tiêu “phát triển của đất nước trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới, NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội cũng xây dựng một định hướng hoạt động để phấn đấu đến năm 2025 xây dựng NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội có nguồn lực tài chính đủ mạnh, đa dạng kênh tín dụng chính sách, có khả năng đáp ứng nhu cầu vốn chính sách, cung cấp tín dụng chính sách có ưu đãi của Chính phủ đối với người nghèo, người có thu nhập thấp, vùng khó khăn, vùng dân tộc ít người chưa có điều kiện tiếp cận với tín dụng thương mại giúp họ có điều kiện vươn lên làm chủ cuộc sống, góp phần giữ gìn sự ổn định chính trị, xã hội, thực hiện thắng lợi đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước đề ra.
Để thực hiện được mục tiêu phát triển của mình, yếu tố cơ bản đặt ra lên hàng đầu là phải có nguồn vốn đủ lớn và ổn định, mạng lưới giao dịch rộng khắp cùng với đó là một hệ thống công nghệ thông tin phát triển và một đội ngũ cán bộ có nghiệp vụ chun mơn. Trước mắt, NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội đề ra chiến lược hoạt động theo từng giai đoạn.
+ Giai đoạn 1: Với đặc thù của hoạt động cho vay thì NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội chủ yếu dựa vào nguồn vốn ưu đãi và vốn đi vay với lãi suất thấp để cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vay với lãi suất ưu đãi (hiện nay NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội đang ở giai đoạn này). Tuy nhiên, ngân hàng cần nỗ lực để giảm dần sự phụ thuộc vào cấp bù của Ngân sách Nhà nước để chuyển sang tự chủ về mặt hoạt động, nghĩa là: thu nhập của Ngân hàng đủ để bù đắp chi phí hoạt động.
+ Giai đoạn 2: Đây là giai đoạn Ngân hàng phấn đấu để đạt được sự bền vững/tự chủ về mặt tài chính, nghĩa là thu nhập của Ngân hàng có đủ để bù đắp
được chi phí vốn, chi phí hoạt động, dự phịng tổn thất cho vay và vốn hóa để phát triển. Dự kiến đến năm 2025, NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội sẽ đạt được sự tự chủ về tài chính. Tiếp theo là phấn đấu hồn thành cơ bản nhiệm vụ cho vay xóa đói giảm nghèo góp phần vào thực hiện công bằng xã hội và tiến tới tạo lập được thương hiệu cũng như vị thế của mình trên thị trường tài chính cả ở trong nước cũng