6. Kết cấu luận văn
3.2.3. Giải pháp đảm bảo hoàn trả vốn vay đầy đủ, đúng hạn tránh phát sinh nợ
xấu, nợ quá hạn
Thứ nhất, nâng cao vai trò của Tổ TK&VV: Chỉ đạo các đơn vị NHCSXH cấp huyện thường xuyên phối hợp củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ TK&VV, hàng tháng đánh giá xếp loại tổ TK&VV theo công văn số 79/NHCS- TD ngày 12/01/2015 của Tổng Giám đốc. Đồng thời để nâng cao chất lượng ủy thác và quản lý nguồn vốn tín dụng chính sách, Hội đồn thể Thành phố cũng thực hiện giao giảm nợ quá hạn đối với Hội đoàn thể cấp huyện. Chỉ đạo các đơn vị thường xuyên phối hợp củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động
của các Tổ TK&VV thơng qua buổi họp giao ban tại xã để tìm giải pháp khắc phục đối với các tổ xếp loại trung bình, yếu. Cán bộ tín dụng tích cực tham gia các buổi họp bình xét vay vốn tại tổ TK &VV nhằm đảm bảo việc bình xét cho vay đúng đối tượng, vốn vay được sử dụng đúng mục đích.
Thứ hai, phân kỳ hạn trả nợ thành nhiều kỳ theo chu kỳ SXKD giúp hộ vay giảm bớt áp lực về nguồn tiền trả nợ cuối kỳ. Việc thực hiện trả nợ theo kỳ hạn đã được định ra phải được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc. Trường hợp nợ phân kỳ đến hạn, hộ vay khơng trả được nợ thì đó được coi là nợ q hạn của tổ.
Thứ ba, thực hiện thu tiết kiệm bắt buộc đối với các hộ vay, một mặt để huy động được nguồn vốn rẻ, một mặt để giảm gánh nặng trả nợ vào cuối kỳ.
Thứ tư, phối hợp với Hội đoàn thể các cấp xây dựng kế hoạch quản lý nguồn vốn ủy thác hiệu quả. Xây dựng kênh vốn hiệu quả đến người thụ hưởng thông qua tổ TK&VV và điểm giao dịch xã/phường. Lãnh đạo đơn vị thường xuyên giám sát, chỉ đạo trực tiếp và có biện pháp về giải pháp cho vay hộ gia đình, kế hoạch nguồn vốn cho vay và quan trọng nhất là biện pháp xử lý triệt để nợ chây ỳ, thu hồi NQH.
Thứ năm, hồn thiện cơ chế khoanh nợ, xóa nợ bằng các điều kiện khắt khe để nâng cao ý thức trả nợ của người vay. Hộ vay khơng ỷ lại vào chính sách này để chây ì, chờ khoanh, xóa nợ. Trường hợp bị rủi ro xảy ra, Tổ TK&VV cùng ngân hàng tìm hiểu nguyên nhân và tìm biện pháp đối với từng trường hợp cụ thể để từ đó có hướng giải quyết đối với từng hộ vay.
Thứ sáu, Chi nhánh NHCSXH TP Hà Nội nên tập trung chỉ đạo Phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện phối hợp với các Hội đoàn thể cơ sở rà sốt, phân tích nguyên nhân các món vay đến hạn, các món vay quá hạn tồn đọng lâu ngày, trên cơ sở đó NHCSXH thành phố giao chỉ tiêu nợ quá hạn hàng năm cho các Phòng giao dịch cấp huyện và coi đây là tiêu chí quan trọng để chấm điểm, đánh giá thi đua năm của các đơn vị.
Thứ bảy, chú trọng công tác kiểm tra giám sát của Ban đại diện các cấp, Hội đoàn thể theo kế hoạch hàng năm cũng như sự phối hợp giữa cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn với Hội đoàn thể cấp xã kiểm tra đột xuất trước, trong và sau khi cho
vay đồng thời bố trí cán bộ làm cơng tác kiểm tra kiểm sốt tại NHCSXH cấp
huyện, cán bộ tín dụng được phân công phụ trách địa bàn phải thường xuyên tham gia các buổi họp bình xét vay vốn nhằm ngăn ngừa và phát hiện kịp thời
tình trạng cho vay sai đối tượng, sai mục đích món vay, tình trạng xâm tiêu vốn tín dụng chính sách, thu phí khi lập hồ sơ vay vốn đối với hộ gia đình, đảm bảo an tồn vốn tín dụng ưu đãi.
Thứ tám, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tập huấn nghiệp vụ hằng năm nhằm trang bị cho đội ngũ cán bộ chuyên trách của các Hội đoàn thể, Ban quản lý tổ TK&VV kiến thức, kỹ năng triển khai, năng lực quản lý, kiểm tra giám sát trong cơng tác tín dụng chính sách xã hội. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các ủy đảng, chính quyền đối với hoạt động tín dụng chính sách. Chính quyền địa phương nơi nào quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tốt nơi đó tín dụng chính sách xã hội được triển khai có hiệu quả, đạt được kết quả tích cực về mọi mặt.
Thứ chín, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong việc sử dụng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đầu tư có hiệu quả và trách nhiệm trong việc hoàn trả vốn vay.
Thứ mười, đào tạo cán bộ Ngân hàng vừa hồng, vừa chun, có trình độ kiến thức chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng, kiến thức về sản xuất kinh doanh hướng dẫn bà con phát triển kinh tế hộ gia đình vương lên thốt nghèo, tận tình phục vụ bà con hộ gia đình nghèo và các đối tượng chính sách.
Thứ mười một, chú trọng công tác thi đua khen thưởng đối với các Hội đoàn thể nhận ủy thác, tổ TK&VV nhận ủy nhiệm, hộ vay vốn điển hình tiên tiến nhằm lan tỏa những gương sáng trong hoạt động tín dụng chính sách đối với hộ gia đình