Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 2018/2017 2019/2018
+/- (%) +/- (%) Nguồn vốn tự huy động 243.000 415.000 828.000 172.000 70,78 413.000 99,52 + Tổ chức kinh tế và dân cư 81.000 209.000 554.000 128.000 158,0 2 345.000 165,07 + Tiền gửi TK qua các tổ TK&VV 162.000 206.000 274.000 44.000 27,16 68.000 33,01 Nguồn TW chuyển 3.620.000 3.988.000 4.250.000 368.000 10,17 262.000 6,57 Vốn ủy thác 1.305.000 1.435.000 1.866.000 130.000 9,96 431.000 30,03 Tổng nguồn vốn huy động 5.168.000 5.838.000 6.944.000 670.000 12,96 1.106.000 18,94 (Nguồn: Phịng kế tốn tổng hợp NHCSXH Hà Nội)
Nhìn vào bảng 2.3, có thể thấy, cơng tác phối hợp giữa NHCSXH Thành phố và các tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác tiếp tục được quan tâm củng cố và nâng cao, nhờ đó, nguồn vốn ủy thác của chi nhánh tăng nhanh từ 1.305 tỷ đồng năm 2017 lên 1.866 tỷ đồng năm 2019. Chỉ tiêu nguồn vốn tự huy động của chi nhánh tăng từ 243 tỷ đồng năm 2017 lên 828 tỷ đồng năm 2019 (tăng gần gấp 4 lần), chứng tỏ nỗ lực của chi nhánh trong việc tăng tính chủ trọng trong nguồn vốn huy động của chi nhánh NHCSXH Hà Nội.
Đạt được kết quả đó là do NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội đã có nhiều biện pháp tăng cường khả năng huy động nguồn vốn:
- Đã thiết lập được mạng lưới thực hiện công tác huy động vốn trong tồn hệ thống thơng qua thiết lập mạng lưới chi nhánh rộng khắp trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chính điều đó đã giúp cho NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội tận dụng được nguồn vốn huy động tại địa phương, hỗ trợ và giảm bớt gánh nặng huy động vốn cho NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội.
- Mặc dù vốn điều lệ được cấp hàng năm bổ sung vào nguồn vốn của NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội nhưng khơng vì thế mà ngân hàng dựa vào nguồn vốn đó. NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội vẫn tiếp tục phát huy năng lực và tìm kiếm nguồn nhằm đáp ứng cho hoạt động của mình. Điều này khẳng định được uy tín của ngân hàng ngày càng được nâng cao tạo được sự tín nhiệm đối với các tổ chức cũng như ngân hàng khác.
- NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội đã từng bước thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn, tỷ trọng về vốn khơng q tập trung vào một nguồn nào đó và nguồn vốn có tính ổn định về mặt thời gian huy động chiếm tỷ lệ cao hơn như vốn điều lệ, tiền gửi 2%, vốn nhận ủy thác cho vay.
- NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội đã huy động, tranh thủ được một số nguồn vốn với chi phí đầu vào thấp, thực hiện tốt cơng tác tiếp nhận, khai thác các nguồn vốn với lãi suất thấp hoặc không lãi như: nguồn vốn cấp bổ sung vốn điều lệ từ NSNN, vốn vay từ KBNN … nhằm góp phần giảm chi phí đầu vào và giảm cấp bù
từ NSNN. Mặt khác, thông qua việc mở rộng hoạt động nhận dịch vụ cho vay ủy thác, NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội đã tiếp nhận được một số vốn cho vay đáng kể.
- Việc huy động nguồn vốn có yếu tố nước ngồi đã và đang ngày càng được trú trọng. NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội ln tìm cách tiếp cận với nguồn vốn từ nước ngoài, đây là một kênh đóng góp khơng nhỏ vào nguồn vốn cho vay của NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội, giúp cho có nhiều người được tiếp cận với tín dụng ưu đãi hơn.
2.1.3.3. Kết quả hoạt động của Chi nhánh NHCSXH Hà Nội
Hoạt động khơng vì mục tiêu lợi nhuận, vì thế chỉ tiêu này tại NHCSXH Hà Nội ở mức khá thấp. Tuy nhiên, sự tăng trưởng các chỉ tiêu về quy mô, chủ yếu về quy mơ dư nợ tín dụng, quy mơ huy động vốn, số lượng lao động tại chi nhánh cho thấy hoạt động của NHCSXH Hà Nội đang ngày càng được mở rộng, giúp thực hiện tốt hơn nữa các chương trình mục tiêu quốc gia. Kết quả hoạt động của chi nhánh được thể hiện cụ thể trong bảng dưới đây:
Bảng 2.4. Kết quả hoạt động của NHCSXH Hà Nội
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018
+/- (%) +/- (%)
Chênh lệch thu chi 2.660 2.950 3.180 290 10,90 230 7,80
Lợi nhuận trước thuế 900 1.810 1.960 910 101,11 150 8,29
(Nguồn: Phịng kế tốn tổng hợp NHCSXH Hà Nội)
Hoạt động của NHCSXH Hà Nội cũng đạt được những bước phát triển nhất định. Mặc dù khơng hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận nhưng chỉ tiêu LNTT của chi nhánh đang tăng lên từ 900 triệu đồng năm 2017 lên 1.960 triệu đồng năm 2019 cho thấy NHCSXH Hà Nội đang hoạt động” ngày càng có hiệu quả hơn.
2.2. Phân tích thực trạng chất lượng cho vay hộ gia đình tại NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội
2.2.1. Phân tích thực trạng chất lượng cho vay hộ gia đình tại NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội theo tiêu chí định lượng
2.1.1.1. Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay hộ gia đình
Bảng 2.5: Tình hình cho vay hộ gia đình từ năm 2017-2019
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2017 2018 2019
2018/2017 2019/2018
+/- % +/- %
Tổng dư nợ 6.618.107 7.419.196 8.545.978 801.089 12,1 1.126.782 15,19
Dư nợ cho vay hộ gia đình.
Trong đó: 2.468.635 2.691.354 2.797.442 222.719 9,02 106.088 3,94
Dư nợ cho vay hộ nghèo 45.494 135.505 124.265 90.011 197,9 -11.240 -8,3
Dư nợ cho vay hộ cận nghèo 540.150 232.396 187.195 -
307.755 -57 -45.200 -19,4
Dư nợ cho vay hộ mới thoát
nghèo 1.882.991 2.323.453 2.485.982 440.462 23,4 162.530 7
Tỷ trọng dư nợ cho vay hộ
gia đình /Tổng dư nợ 37,30% 36,28% 32,73% -1,03% -2,75 -3,54% -9,76
Nguồn: Báo cáo tín dụng năm 2017, 2018, 2019 của NHCSXH TP Hà Nội
Qua bảng số liệu trên cho thấy, cho vay hộ gia đình nghèo, cận nghèo có chiều hướng tăng trong giai đoạn 2017-2018, nhưng sang đến năm 2019 lại có xu hướng giảm dần xét cả trên 2 phương diện tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ cơ cấu trong tổng dư nợ giảm dần qua các năm, trong khi hộ mới thoát nghèo tăng dần qua các năm. Điều đó đã chứng tỏ phần nào đồng vốn tín dụng chính sách đã phát huy hiệu quả.
Qua bảng số liệu trên cũng cho ta thấy, mặc dù tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ cơ cấu cho vay hộ gia đình bao gồm hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo trong tổng dư nợ giảm dần qua (Tốc độ tăng trưởng: Năm 2018 tăng 9,02% so với năm 2017; Năm 2019 tăng 3,94% so với năm 2018; Tỷ lệ cơ cấu: Năm 2017 chiếm 37,30%; Năm 2018: 36,28%; Năm 2019: 32,73%) nhưng xét về số tuyệt đối dư nợ cho vay hộ gia đình có chiều hướng tăng dần qua các năm (Năm 2018 tăng 222.719 trđ so với năm 2018; Năm 2019 tăng 106.088 trđ so với năm 2018). Điều đó có được là do
Các quyết định của chính phủ về nâng mức cho vay hộ nghèo và một số hộ gia đình tượng chính sách khác được nâng lên trong đó đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được nâng mức vay tối đa từ 50 trđ lên mức 100trđ. Mặt khác Chính phủ, NHCSXH cũng đã ln quan tâm, đổi mới quy trình xét duyệt vay vốn giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn cộng thêm quy trình kiểm tra kiểm sốt sau khi cho vay được các nhận đơn vị uỷ thác cho vay đối với NHCSXH ngày tốt hơn nên chất lượng cho vay đối với hộ gia đình tại NHCSXH TP Hà Nội ngày càng được nâng lên.
Tuy nhiên cũng phải thấy rằng, về mặt tổng thể quy mô cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thốt nghèo có chiều hướng giảm qua các năm, ngoài nguyên nhân tỷ lệ hộ nghèo giảm đi thì ngun nhân khác đó chính là sự khan hiếm nguồn vốn tín dụng dành cho tín dụng chính sách đối với hộ gia đình.
2.2.1.2. Vịng quay vốn tín dụng trong cho vay hộ gia đình
Vịng quay vốn tín dụng là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng của một ngân hàng. Khi xem xét và phân tích Vịng quay vốn tín dụng chúng ta có thể thấy nguồn của ngân hàng có sử dụng hiệu quả hay khơng, tốc độ luân chuyển vốn của ngân hàng là nhanh hay chậm và khả năng đáp ứng về vốn của ngân hàng trong thực hiện mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo.
Bảng 2.6. Vịng quay vốn tín dụng trong cho vay hộ gia đình tại NHCSXH chi nhánh TP Hà Nội qua 3 năm 2017-2019
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018 +/- % +/- % Doanh số thu nợ 1.134.850 1.532.872 1.761.128 398.022 35,07 228.256 14,89 Dư nợ bình quân năm 2.467.065 2.689.249 2.795.441 222.184 9,01 106.192 3,95 Vịng quay vốn tín dụng (vịng) 0,46 0,57 0,63 0,11 23,91 0,06 10,53
Bảng 2.6, cho thấy Vịng quay vốn tín dụng tại NHCSXH chi nhánh TP Hà Nội năm 2018 tăng lên 0,11 vòng so với năm 2017, đến năm 2019 tiếp tục tăng 0,06 vòng so với năm 2018. Sự tăng vịng quay vốn tín dụng tại NHCSXH TP Hà Nội qua các năm có thể hiện đối tượng đầu tư của vốn của NHCSXH chủ yếu là cho vay ngắn hạn nên quá trình thu lại vốn và tái đầu tư qua các năm tương đối nhanh. Bảng 2.7, cho thấy kết cấu dư nợ cho vay của NHCSXH chi nhánh TP Hà Nội.
Tuy nhiên con số này là khá nhỏ so với vịng quay vốn tín dụng của các Ngân hàng Thương mại, chứng tỏ một phần vốn sử dụng không hiệu quả, khả năng đáp ứng vốn đối với nền kinh tế chậm. Điều này cũng cho thấy hoạt động thu nợ tại NHCSXH được thực hiện chưa tốt. Doanh số thu nợ rất nhỏ so với dư nợ cho vay. Điều này được giải thích là do một bộ phận khơng nhỏ hộ gia đình nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thốt nghèo cịn chưa có ý thức chấp hành tốt nghĩa vụ của người vay, cịn có tâm lý ỷ lại, chưa có ý thức vươn lên thốt nghèo nên dẫn đến tình trạng hộ vay chưa thực hiện trả nợ theo thoả thuận với ngân hàng bao gồm nợ phân kỳ và nợ đến hạn cuối cùng.
Bảng 2.7. Kết cấu dư nợ cho vay hộ gia đình tại NHCSXH chi nhánh TP Hà Nội qua 3 năm 2017-2019
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018 +/- % +/- % Dư nợ ngắn hạn 1.050.475 1.101.468 1.320.410 50.993 4,85 218.942 19,88 Dư nợ trung hạn 655.247 696.108 741.022 40.861 6,24 44.914 6,45 Dư nợ dài hạn 762.913 893.778 736.010 130.865 17,15 - 157.768 - 17,65 Tổng cộng 2.468.635 2.691.354 2.797.442 222.719 9,02 106.088 3,94
Nguồn: NHCSXH chi nhánh TP Hà Nội 2.2.1.3. Tình hình nợ quá hạn
Ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ luôn chứa đựng rất nhiều rủi ro, NHCSXH cũng khơng nằm ngồi quy luật đó. Rủi ro ngân hàng dễ gặp phải nhất và
cũng gây hậu quả nghiêm trọng nhất chính là rủi ro mất vốn mà ngun nhân chính của nó là tình trạng nợ q hạn gia tăng, làm cho việc thu hồi vốn tái đầu tư của ngân hàng gặp phải nhiều khó khăn dẫn đến mất vốn, điều này ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động cũng như chất lượng cho vay hộ gia đình và uy tín của ngân hàng. Chúng ta đều biết rằng vốn cho vay hộ gia đình được giao cho khách hàng dựa trên những hợp đồng cho vay hộ gia đình, trong hợp đồng cho vay hộ gia đình bao giờ ngân hàng cũng đưa ra điều kiện khách hàng phải hoàn trả vốn và lãi đúng thời hạn, nhưng tình trạng nợ quá hạn vẫn xảy ra. Tình hình nợ quá hạn được trình bày ở bảng sau.
Bảng 2.8. Tình hình nợ quá hạn tại NHCSXH chi nhánh TP Hà Nội qua 3 năm 2017-2019
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2017 2018 2019
2018/2017 2019/2018
+/- % +/- %
Tổng dư nợ cho vay
hộ gia đình 2.468.635 2.691.354 2.797.442 222.719 9,02 106.088 3,94
Nợ q hạn cho vay hộ gia đình. Trong đó:
53.323 52.481 52.592 -841 -1,58 111 0,21
Nợ quá hạn cho vay
hộ nghèo 1.210 3.428 2.908 2.218 183,30 -520 -15,18
Nợ quá hạn cho vay
hộ cận nghèo 11.775 4.694 3.669 -7.081 -60,13 -1.025 -21,84
Nợ quá hạn cho vay
hộ mới thoát nghèo 40.337 44.359 46.015 4.022 9,97 1.656 3,73
Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay hộ gia đình (%) 2,16 1,95 1,88 -0,21 -9,72 -0,07 -3,59 Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay hộ nghèo 2,66 2,53 2,34 -0,13 -4,89 -0,19 -7,51 Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay hộ cận nghèo 2,18 2,02 1,96 -0,16 -7,34 -0,06 -2,97 Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay hộ mới thoát nghèo
2,14 1,91 1,85 -0,23 -10,88 -0,06 -3,05
Qua Bảng 2.8, cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn qua các năm có chiều hướng giảm. Năm 2017 tỷ lệ NQH là 2,16%, sang năm 2018 tỷ lệ này là 1,95%, tương ứng giảm 9,72% và đến năm 2019 tỷ lệ nợ quá hạn tiếp tục giảm xuống còn 1,88%, tương ứng giảm 3,59%. Với tốc độ giảm chiếm tỷ lệ cao, chứng tỏ chất lượng cho vay hộ gia đình của NHCSXH chi nhánh TP Hà Nội có chiều hướng tốt, ít nguy cơ rủi ro mất vốn. Tuy vậy, tỷ lệ nợ quá hạn vẫn cịn cao, có thể là tỷ lệ lạm phát cao, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn dẫn đến ảnh hưởng đến đời sống người dân, đặc biệt là hộ nghèo, hộ chính sách chính sản xuất kinh doanh khơng được thuận lợi, mất mùa, phụ thuộc vào thiên nhiên nên gặp nhiều rủi ro; một bộ phận khơng nhỏ những hộ vay cịn chây ỳ trong việc trả nợ vì thế mà những món vay đến hạn khơng được thanh toán cho ngân hàng làm cho tỷ lệ NQH cao.
Trong các chương trình cho vay hộ gia đình, có thể thấy tỷ lệ nợ q hạn của chương trình cho vay hộ nghèo là cao nhất. Điều này được giải thích là do hộ nghèo vay vốn, nhưng SXKD không hiệu quả, dẫn đến việc không trả được nợ khi đến hạn.
Trước tình hình dịch bệnh Covid kéo dài như hiện nay, tình hình sản xuất kinh doanh của hộ gia đình đã và đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nợ quá hạn dự kiến sẽ có chiều hướng gia tăng, do vậy bài toán giảm tỷ lệ nợ quá hạn cho vay hộ gia đình nghèo và các đối tượng chính sách ngày càng phức tạp hơn.
2.2.1.4. Tình hình xâm tiêu, chiếm dụng vốn
Từ những năm đầu được thành lập và đi vào hoạt động, NHCSXH chi nhánh TP Hà Nội luôn chú trọng hiệu quả đầu tư các nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH. Trong đó ngăn ngừa, hạn chế tình trạng xâm tiêu, chiếm dụng vốn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.
NHCSXH chi nhánh TP Hà Nội thường xuyên tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương, Ban đại diện HĐQT các cấp chỉ đạo các ngành, các đơn vị ủy thác thực hiện việc ngăn ngừa xâm tiêu, chiếm dụng vốn thông qua công tác giáo dục chí trị tư tưởng, mở các lớp tập huấn nghiệp vụ đối với Hội nhận ủy thác cơ sở
và Ban quản lý Tổ TK&VV để nắm vững và chấp hành nghiêm túc các quy định về chính sách cho vay hộ gia đình của Nhà nước.
NHCSXH chi nhánh TP Hà Nội luôn coi trọng công tác nâng cao đạo đức nghề nghiệp của cán bộ viên chức, phân công nhiệm vụ cụ thể, đúng người, đúng việc. Các văn bản hướng dẫn thực hiện quy trình nghiệp vụ của NHCSXH Việt Nam được các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ từ tỉnh đến huyện triển khai thực hiện nghiêm túc thông qua công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay.
Bộ phận Kiểm tra kiểm toán nội bộ của NHCSXH chi nhánh TP Hà Nội phát huy hết vai trò kiểm tra, giám sát thông qua các đợt kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất, chấn chỉnh việc chỉnh sửa thiếu sót tồn tại, chấp hành nghiêm túc các văn bản hướng dẫn của ngành nhằm giảm thiểu tình trạng xâm tiêu, chiếm dụng vốn. Tình hình xâm tiêu, chiếm dụng vốn được trình bày ở bảng sau.