Giới thiệu phương pháp AHP

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình lựa chọn nhà đầu tư bãi đỗ xe thông minh tại đà nẵng theo hình thức đối tác công tư (Trang 31 - 33)

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.1.1. Giới thiệu phương pháp AHP

AHP (Analytic Hierachy Process - q trình phân tích phân cấp) được đề xuất bởi nhà toán học người gốc Irắc - Thomas L. Saaty trong những năm 1980, AHP đã trở thành phương pháp phân tích định lượng đa chỉ tiêu hay được sử dụng nhất bởi nó khá đơn giản, có tính khách quan khá cao và phù hợp với tư duy của con người. Mục tiêu của phương pháp này là nhằm lượng hóa mối quan hệ những độ ưu tiên của một tập hợp các phương án cho sẵn trên một thang đo tỉ lệ dựa vào những ý kiến đánh giá của người RQĐ, và nhấn mạnh tầm quan trọng của những phán đoán trực giác của người RQĐ cũng như tính nhất quán trong việc so sánh các phương án trong quá trình RQĐ [10].

Phương pháp AHP cho phép người RQĐ tập hợp được kiến thức của các chuyên gia về vấn đề của họ, kết hợp được các dữ liệu khách quan và chủ quan trong một khuôn khổ thứ bậc logic; xem xét và đánh giá các tiêu chí và phương án liên quan đến vấn đề cần giải quyết bằng các bộ trọng số về mức độ quan trọng, từ đó các quyết định được đưa ra một cách định tính và định lượng. Trong phương thức này, một vài tiêu chí có thể mâu thuẫn lẫn nhau, do vậy phương án tối ưu không phải là phương án đáp ứng được từng tiêu chí đưa ra mà là phương án đạt được sự cân bằng giữa các tiêu chí khác nhau. Ngồi ra, ứng dụng AHP cịn kiểm sốt mức độ thống nhất trong những đánh giá của người ra quyết định, do vậy giảm thiểu sự thiên vị trong quá trình ra quyết định.

Trong bài nghiên cứu về phương pháp hiện đại cho quyết định đa tiêu chí và các ứng dụng thực tiễn, Saaty (2013) [11] cho thấy những thuận lợi của mô hình AHP trong quá trình ra quyết định như sau:

(1) Kết hợp dữ liệu định lượng và những đánh giá chủ quan về các tiêu chí khơng định hình.

(2) Thống nhất đánh giá của nhiều cá nhân và giải quyết mâu thuẫn giữa họ. (3) Sử dụng đánh giá độ ưu tiên giới hạn và độ ưu tiên bình quân để định hướng sự phân bố.

(4) Nâng cao khả năng quản lý để tạo sự cân bằng hiệu quả.

(5) Cơng cụ kiểm sốt và định hướng thực hiện tổ chức hướng đến một nhóm nhiều mục tiêu thay đổi linh hoạt.

Bên cạnh đó, phương pháp AHP vẫn có một số tồn tại: (1) Phương pháp AHP phân rã vấn đề quyết định thành các vấn đề con, các cặp so sánh sẽ được tạo thành

trong quá trình đánh giá, tiếp cận theo cách này sẽ không thuận lợi khi số lượng cặp so sánh lớn. (2) Hệ thống tỉ lệ đo của AHP bị giới hạn rất khó khăn trong việc phân biệt giữa chúng với nhau đối với người ra quyết định. (3) Một nhược điểm nữa của phương pháp là ở mức các phương án, việc đánh giá các phương án chỉ dựa vào từng tiêu chí, việc đánh giá ở mức này chưa thực hiện được đối với một nhóm các tiêu chí.

AHP đã được nghiên cứu và áp dụng từ rất lâu ở các nước trên thế giới vào các lĩnh vực khác nhau như: Vấn đề tiết kiệm năng lượng và cuộc xung đột ở Trung Đông năm 1972; Kế hoạch giao thông ở Sudan 1973-1975; Sự khám phá khoáng sản ở Maurutania năm 1976; Hoạch định cho nền giáo dục Đại học ở Mỹ năm 1976; Cuộc bầu cử tổng thống năm 1976 và năm 1980; Cuộc xung đột ở miền Bắc Ireland năm 1977; Chính sách khủng bố năm 1978; Việc dự đốn kết quả của một trận vơ địch cờ thế giới 1978; Việc lựa chọn vốn đầu tư cho sản phẩm năm 1979; Thị trường chứng khoán năm 1980; Giá dầu trong thập niên 1980; Xung đột ở Nam Á năm 1981; Xây dựng mơ hình lựa chọn danh mục đầu tư (Mohammed.I.A, Khalil 2000); Quản lý dự án (Kamal M. Al-Subhi Al-Harbi 2001); Các bài toán kỹ thuật (Saaty, Vargas, 2001),… và còn rất nhiều ứng dụng khác nữa [12].

Ở Việt Nam, trong những năm gần đây phương pháp AHP cũng đã được nghiên cứu và ứng dụng ở một số lĩnh vực: quản lý tài nguyên nước, công tác chọn thầu xây dựng; để đánh giá, lựa chọn cây trồng phù hợp ở đường phố Hà Nội,…; đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, phương pháp AHP được ứng dụng trong cơng tác lựa chọn cơng nghệ; tìm hiểu năng lực và chọn lựa nhà thầu; đánh giá an tồn thi cơng; lựa chọn nhà quản lý trong quá trình thực hiện dự án; lập kế hoạch; phân tích lợi ích/chi phí và phân bổ nhân lực,...Về lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, dự án PPP, một số nghiên cứu ứng dụng AHP được được liệt kê tại Bảng 2.1.

Bảng 2.1. Các nghiên cứu ứng dụng AHP trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng giao thông và dự án PPP

Tác giả Năm Vấn đề nghiên cứu, áp dụng

Phạm Hồng Luân và Lê Thị

Thanh [13] 2013 Công tác lựa chọn thầu xây dựng

Phạm Thị Trang và Phan Cao

Thọ [14] 2017

Lựa chọn, xếp hạng các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo hình thức đối tác công tư (PPP) tại Đà nẵng

Trương Thị Thu Hà và Đặng

Hữu Luân [15] 2017

Sơ bộ đánh giá và xếp hạng năng lực của nhà thầu xây dựng

Nguyễn Văn Châu, Hoàng Văn Khánh, Hoàng Phương Hoa

[16]

2018 Đo lường mức độ quan trọng của các nhân tố

ảnh hưởng đến tuổi thọ cầu Huỳnh Thị Yến Thảo và Trần

Quang Phú [17] 2020

Đánh giá mức độ tác động rủi ro kỹ thuật dự án đầu tư xây dựng đường sắt đơ thị tại TP. Hồ Chí

Tác giả Năm Vấn đề nghiên cứu, áp dụng

Minh Nguyễn Quốc Toản, Nguyễn

Thị Mỹ Hạnh [18] 2020

Lựa chọn nhà cung cấp vật liệu cho nhà thầu xây dựng

Lê Hải Quân [19] 2021 Lựa chọn phương án thi công xây dựng

Phạm Ngọc Thanh Trung [20] 2021 Công tác lựa chọn tổng thầu trong dự án thực

hiện theo hình thức thiết kế và thi công

Như vậy phương pháp định lượng AHP là một công cụ vô cùng hữu hiệu trong việc giải quyết các vấn đề lớn và có tính quyết định phức tạp, phương pháp AHP là phương pháp được sử dụng rộng rãi và được coi là một trong những phương pháp ra quyết định mang tính tin cậy nhất trong các phương pháp ra quyết định đa tiêu chuẩn hiện nay. Có thể nói một trong những ưu điểm của phương pháp AHP là khả năng phân tích và thiết lập những vấn đề ra quyết định đa tiêu chuẩn phức tạp thành một cấu trúc thứ bậc gồm nhiều mức và sau đó tiến hành khảo sát riêng rẽ trên mỗi mức, rồi tổng hợp các kết quả lại.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình lựa chọn nhà đầu tư bãi đỗ xe thông minh tại đà nẵng theo hình thức đối tác công tư (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)