Thiết lập độ ưu tiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình lựa chọn nhà đầu tư bãi đỗ xe thông minh tại đà nẵng theo hình thức đối tác công tư (Trang 34 - 36)

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.1.4. Thiết lập độ ưu tiên

Sau khi xây dựng xong sơ đồ thứ bậc của bài tốn, bước quan trọng tiếp theo là phải tính tốn và thiết lập độ ưu tiên (priorities) của mỗi tiêu chuẩn trên các cấp đã được xác định trong sơ đồ thứ bậc. Khi này, người ra quyết định cần đưa ra những ý kiến đánh giá của mình về mức độ quan trọng của mỗi tiêu chí đối với tiêu chí khác trong sơ đồ thứ bậc bằng, các tiêu chí so sánh phải cùng bậc với nhau bằng phương pháp so sánh từng cặp. Các nhà lý thuyết về mơ hình, hệ thống cho rằng các mối quan hệ phức tạp ln ln có thể được phân tích bằng cách chọn các cặp thành phần (pair of elements) và liên hệ chúng thông qua các thuộc tính của chúng. Mục đích này là nhằm tìm ra trong nhiều sự vật các sự vật có các sự liên kết cần thiết. Phương pháp định lượng AHP là cách tiếp cận theo cả hai cách: tiếp cận hệ thống thông qua sơ đồ

thứ bậc và tiếp cận nhân quả thông qua sự so sánh cặp các thành phần thứ bậc và tổng hợp chúng lại. Sự phán đoán và đánh giá được áp dụng trong việc thực hiện so sánh từng cặp là kết hợp cả suy nghĩ logic và các trực giác thu được qua việc tích lũy kinh nghiệm. Các phương pháp tốn học được dùng xem như là cách thức thuận tiện để đi đến kết luận hơn là cách thức suy nghĩ trực giác thường dùng, nhưng kết quả sau cùng cũng khơng cần thiết chính xác hơn. Nếu kết quả của phương pháp AHP là không đúng theo như kinh nghiệm, những người ra quyết định có thể lặp lại q trình để có thể cải thiện sự phán đoán, đánh giá.

Theo Muralidhar (1990) [22], ưu điểm của phương pháp so sánh từng cặp là nó cho phép người ra quyết định chỉ tập trung vào sự so sánh hai đối tượng và sự quan sát như vậy ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngồi. Cịn Saaty (1995) [23] giải thích rằng sở dĩ phương pháp so sánh từng cặp được sử dụng rộng rãi và hợp lý là vì chỉ có 2 yếu tố liên quan đến sự so sánh tại cùng một thời điểm so sánh mà thôi.

Các bước trong so sánh từng cặp:

(1) So sánh các thành phần theo cặp đối với các tiêu chuẩn đã được xác định. (2) Bắt đầu từ chóp của sơ đồ thứ bậc, chọn một tiêu chuẩn, tiến hành việc so sánh từng cặp các thành phần của bậc kế tiếp theo tiêu chuẩn đã chọn.

(3) Thiết lập ma trận so sánh cặp.

Thông thường, các câu hỏi được đặt ra là: “Tiêu chí A quan trọng như thế nào khi so với tiêu chí B? Mức độ bao nhiêu?”. Nếu tiêu chuẩn là xác suất thì hỏi: “Xác suất của một thành phần này hơn một thành phần kia bao nhiêu, hay một thành phần sở hữu, ảnh hưởng, vượt trội hơn thành phần kia bao nhiêu,…?”. Các câu hỏi là quan trọng, nó phản ánh mối liên hệ giữa các thành phần của một cấp với tính chất của cấp thứ bậc cao hơn.

Cốt lõi của q trình phân tích thứ bậc là việc so sánh từng cặp thông qua thang đánh giá có 5 mức so sánh như Bảng 2.2 sau đây để lượng hóa cường độ sự ưu thích tạo nên quyết định giữa hai phương án đối với một tiêu chuẩn cho trước. Sở dĩ phương pháp AHP sử dụng thang đo 5 mức là vì theo lý thuyết về tâm lý học đã giới hạn 7±2 mức trong khi so sánh cùng một lúc là có ý nghĩa trong thực tế và đạt được độ chính xác cao nhất.

Trong quá trình so sánh từng cặp, một ma trận so sánh cặp là hình thức thể hiện sự ưa thích. Theo Saaty [21], ma trận này là một công cụ được thiết lập đơn giản nhưng hiệu quả để kiểm tra sự nhất quán, cung cấp hình thức cần thiết cho việc so sánh dữ liệu và phân tích độ nhạy của tiêu chuẩn tổng thể khi có một ý kiến đánh giá thay đổi. Một cách tổng quát, nếu có n yếu tố được so sánh trong một ma trận cho trước, sẽ đòi hỏi n(n 1)

n

sự đánh giá cần thiết để điền vào ma trận, Saaty (1995) [23] đã diễn tả sự so sánh từng cặp trên ma trận so sánh cặp là yếu tố bên trái đường chéo

chính được so sánh với yếu tố hàng trên cùng của ma trận so sánh, nữa ma trận còn lại mà nghịch đảo qua đường chéo chính.

Bảng 2.2. Thang đánh giá mức so sánh của phương pháp AHP

Giá trị mức

độ quan trọng So sánh Giải thích mức độ ảnh hưởng

1 Quan trọng như nhau Hai khía cạnh, thành phần có tính chất, ảnh hưởng như nhau

2 Tương đối quan trọng hơn

Một khía cạnh, thành phần có tính chất, ảnh hưởng vừa phải

3 Hơi quan trọng hơn

Trên kinh nghiệm và nhận định hơi nghiêng về một khía cạnh, thành phần hơn khía cạnh, thành phần kia

4 Rất quan trọng Một khía cạnh, thành phần rất quan trọng

5 Vô cùng quan trọng

Trên kinh nghiệm và nhận định đánh giá cao và nghiêng mạnh một khía cạnh, thành phần hơn khía cạnh, thành phần kia

Kết quả cuối cùng là ma trận so sánh cặp biểu diễn mối liên kết giữa các giá trị của tập phần tử ở Bảng 2.3. Trong ma trận này, mỗi phần tử đại diện cho một cặp so sánh, các phần tử ở phía trên và phía dưới đường chéo có giá trị nghịch đảo nhau. Nếu phần tử A quan trọng hơn phần tử B và được đánh giá mức 5 thì B sẽ được đánh giá là ít quan trọng hơn A với giá trị là 1/5. Ma trận hỗ trợ chặt chẽ cho việc tính tốn các giá trị. Ứng với mỗi phần tử của cấp trên, ta thiết lập một ma trận so sánh của những phần tử cấp thấp hơn nó.

Bảng 2.3. Ma trận so sánh cặp theo ý kiến chuyên gia

Tiêu chí A1 A2 An

A1 1 a12 … a1n

A2 1/a12 1 … a2n

… … … …

An 1/a1n 1/a2n … 1

∑ai1 ∑ai2 ∑ain

Trong đó: aij là mức độ so sánh giữa các cặp tiêu chí

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình lựa chọn nhà đầu tư bãi đỗ xe thông minh tại đà nẵng theo hình thức đối tác công tư (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)