Các công đoạn và khu vực trong dây chuyền may cơng nghiệp phát sinh các yếu tố có hại chủ yếu như bụi, ồn, nhiệt, thiếu sáng hoặc chói lóa có nguy cơ gây ảnh hưởng sức khỏe NLĐ và mắc bệnh do nghề nghiệp, tập trung ở cắt, may, là hơi. Các công đoạn và khu vực trong dây chuyền may cơng nghiệp có những yếu tố nguy hiểm có nguy cơ gây TNLĐ cho công nhân tập trung chủ yếu ở công đoạn vận chuyển nguyên liệu, cắt, may, là hơi, thành phẩm. Một số đặc trưng chủ yếu của may công nghiệp phát sinh những yếu tố nguy hiểm, có hại chính như sau:
Vi khí hậu: do điều kiện nhà xưởng may cơng nghiệp của các cơng ty có qui mơ lớn thường thiết kế rộng và lớn để sắp xếp từ 300-500 lao động tương ứng với 10-12 dây chuyền (mỗi dây chuyền có từ 30-40 bàn may), có nơi cịn bố trí lên tới 600-700 lao động trong một xưởng may. Do thiết kế nhà xưởng rộng và dài nên dẫn đến các hệ thống thơng hút gió hoạt động khơng hiệu quả, do vậy tốc độ lưu chuyển khơng khí trong xưởng sẽ kém, gây ngột ngạt, khó thở và ảnh hưởng đến sức khỏe NLĐ [26]. Ở các nhà xưởng may chỉ lắp đặt hệ thống thơng gió tự nhiên thì có khoảng 50% vị trí lao động có nhiệt độ vượt TCVSLĐ, còn nhà xưởng lắp đặt hệ thống giàn mát bằng hơi nước thì con số này giảm cịn khoảng 21%, nhà xưởng lắp đặt hệ thống điều hòa
Nguyên vật liệu Xếp vải, cắt vải, ráp
Chuyền may công nghiệp
Là hơi
Kiểm tra (KCS)
Gấp đống gói thành phẩm
Kho thành phẩm Bụi, ồn, chói lóa
hay thiếu độ thơng thống Nguy cơ tai nạn lao động và mắc các bệnh nghề nghiệp
Bụi
Nguy cơ tai nạn lao động mang vác
Bụi, ồn Nguy cơ tai nạn lao
động chấn thương
Bụi, ồn, nhiệt độ Nguy cơ tai nạn lao động và
mắc bệnh nghề nghiệp ecgonomy
Bụi
Nguy cơ tai nạn lao động
thì tỷ lệ này là bằng 0… Các yếu tố như bụi, ồn phát sinh trong hoạt động sản xuất may cơng nghiệp thì hầu hết là đảm bảo TCVSLĐ.
Tiếng ồn: với ngành may mỗi máy là một nguồn gây ồn, trong phân xưởng mật độ máy bố trí cao, tuy cường độ ồn vẫn trong giới hạn TCVSLĐ nhưng NLĐ phải tiếp xúc liên tục, suốt ca làm việc nên gây cảm giác khó chịu, đau đầu và ù tai đơi khi có cảm giác chóng mặt và buồn nơn, tiếp xúc lâu dài có thể gây giảm thính lực.
Ánh sáng: Với may cơng nghiệp thiếu sáng nơi làm việc hoặc chói lóa sẽ gây căng thẳng thị giác, góp phần xúc tiến q trình mệt mỏi thể lực và căng thẳng thần kinh của NLĐ. Thiếu sáng nơi làm việc cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến TNLĐ và giảm năng suất, dễ dẫn đến các sai sót trong thao tác, làm giảm chất lượng sản phẩm. Đặc biệt may cơng nghiệp địi hỏi cường độ chiếu sáng là rất lớn vì yêu cầu độ chính xác cao, đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Bụi : đối với may công nghiệp, loại bụi đặc trưng là bụi bơng có lẫn tạp chất trên vải phát sinh trong quá trình sản xuất. Bụi phát sinh trong q trình sản xuất có thể ảnh hưởng rất nhiều đến cơ quan hô hấp của NLĐ (với cơ chế là gây co thắt phế quản nên người tiếp xúc có biểu hiện của tình trạng dị ứng, khó thở).
Qua một số kết quả nghiên cứu trước đây đánh giá chung về môi trường lao động may công nghiêp cơ bản như sau: kết quả đánh giá chung về môi trường 11 cơ sở may công nghiệp 2 miền Bắc Nam ở thời điểm năm 2001 cho thấy nhiệt độ trong các xưởng may cao hơn TCVSLĐ và cao hơn nhiệt độ ngoài trời từ 1,2 đến 2,60C, độ ẩm thường đạt TCVSLĐ; đối với bụi và tiếng ồn thì ở tất cả các vị trí trong dây chuyền may hầu hết là đạt và nằm trong giới hạn TCVSLĐ. Tác giả Nguyễn Thế Công cũng cho biết kết quả nghiên cứu môi trường lao động trong xưởng may công nghiệp ở năm 2002 thấy tốc độ gió nhiều vị trí làm việc tuy đạt TCVSLĐ nhưng chỉ dao động từ 0,55-0,62m/s[ 27]. Tuy nhiên, theo đánh giá môi trường lao động và ĐKLĐ trong ngành may ở khu vực phía Bắc, kết quả quan trắc vào thời điểm năm 2007 cho thấy nhiệt độ trong các công ty may dao động từ 28-320C, đối với môi trường lao động may cơng nghiệp có nhiều bụi nhẹ, nếu độ ẩm quá thấp sẽ giảm khả năng kết dính của bụi, bụi dễ dàng phát tán trong khơng khí; đối với tiếng ồn tại các xưởng may đều đạt và nằm trong giới hạn TCVSLĐ do hệ thống các nhà xưởng trong các nhà máy được thiết kế rộng, trần cao nên đã giảm tiếng ồn đáng kể [28]. Theo kết quả nghiên cứu về ĐKLĐ, môi trường lao động cụ thể tại một nhà máy may công nghiệp thuộc Công ty Dệt May Hà Nội (2005) cho thấy nhiệt độ trong xưởng từ 29,7-31,00C đạt và thấp hơn TCVSLĐ (do nhà xưởng lắp đặt hệ thống giàn mát), nồng độ bụi hô hấp dao động từ 0,01-0,03mg/m3, và nồng độ bụi toàn phần chỉ từ 0,2-0,35 mg/m3 (các loại bụi đo được
đều đạt và thấp hơn TCVSLĐ). Nghiên cứu, đánh giá môi trường lao động tại Công ty May Đồng Nai (2007) cũng cho thấy tại một số vị trí sản suất trong xưởng may có một số yếu tố có hại trong mơi trường lao động chưa đạt TCVSLĐ như: nhiệt độ, tốc độ gió, cường độ chiếu sáng, cường độ tiếng ồn và khí CO2 [29].
Một số đặc trưng chủ yếu về tổ chức lao động, gánh nặng lao động của may công nghiệp đến sức khỏe NLĐ như sau: Từ các kết quả nghiên cứu từ năm 2000 đến nay cho thấy đặc điểm thời gian lao động của cơng nhân may cơng nghiệp trung bình là 10 giờ/ngày. NLĐ phải làm liên tục suốt ca lao động và chỉ nghỉ giữa ca 30 phút. Cụ thể theo các kết quả nghiên cứu trước đây của Trung tâm y tế ngành cho biết hầu hết các doanh nghiệp may công nghiệp, NLĐ may phải làm việc 1 ca (từ 7 giờ sáng và kéo dài đến 16 giờ chiều) và chỉ được nghỉ 30 phút để ăn giữa ca; tuy nhiên, khi vào vụ nhằm đảm bảo thực hiện đúng thời gian giao hàng, phần lớn cơng nhân phải làm việc với các hình thức tăng ca, giãn ca, thời gian lao động có thể kéo dài tới 10 giờ/ngày.
1.2.2. Môi trường lao động của ngành Dệt May Việt Nam
Ngành công nghiệp Dệt May được coi là một trong những ngành trọng điểm của nhiều nước trên thế giới. Công nghệ Dệt May đang có xu hướng chuyển dịch sang các nước đang phát triển, các nước chậm phát triển vì lợi thế về nguồn nhân lực. Sự chuyển dịch của công nghệ Dệt May sang các nước nghèo, đầu tư cơ sở hạ tầng, máy lạc hậu sẽ là nguy cơ ô nhiễm môi trường, điều kiện lao động không đảm bảo tại các nước nghèo gia tăng.
Mặc dù lao động may mặc không quá nặng nhọc nhưng môi trường lao động ở đây đang là những yếu tố cơ bản, thường xuyên ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, dẫn đến mắc các bệnh nghề nghiệp, bệnh liên quan đến nghề nghiệp. Môi trường lao động không đạt TCVSCP tất yếu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, làm giảm khả năng và năng suất lao động. Các yếu tố môi trường độc hại do cơng nghệ Dệt May có thể tác động cơ thể do tiếp xúc qua nhiều con đường, đặc biệt là đường hô hấp. Tùy thuộc vào đặc thù của dây chuyền sản xuất mà các yếu tố độc hại có trong mơi trường lao động Dệt May có khác nhau. Theo báo cáo của Cục Y tế dự phịng và mơi trường, do môi trường ô nhiễm bụi nên các bệnh phổ biến ở người lao động Dệt May là các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp.
Trước đây ở nước ta cơng nghệ kéo sợi cịn rất lạc hậu vì vậy điều kiện lao động rất xấu, tình trạng bụi vượt quá tiêu chuẩn vệ sinh cho phép (TCVSCP) lên tới hàng chục, hàng trăm lần, càng ở đầu dây chuyền nồng độ bụi càng cao, nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp càng lớn.
Khảo sát của Viện Nghiên cứu Khoa học kỹ thuật Bảo hộ Lao động năm 2003 cho thấy: điều kiện chiếu sáng tại một số xưởng sản xuất của các cơ sở sản xuất công nghiệp thuộc các công ty May Hữu Nghị, May Việt Tiến, May Sài Gịn, Nhà Bè, Bình Minh, Minh Phụng: ánh sáng đều có độ rọi thấp, chỉ đạt 200 đến 280 lux.
1.2.3. Thực trạng công tác ATVSLĐ ngành Dệt May
Năm 2015, với sự hỗ trợ của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), trong khuôn khổ dự án “Tăng cường tuân thủ tại nơi làm việc thông qua thanh tra lao động”, Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam thực hiện chiến dịch thanh tra lao động trong ngành Dệt May với 152 doanh nghiệp Dệt May trên địa bàn 12 tỉnh, thành phố trong cả nước với mục tiêu nắm bắt tình hình thực hiện pháp luật lao động tại doanh nghiệp may, qua đó nâng cao nhận thức và thúc đẩy sự tham gia tích cực của người sử dụng lao động cùng với tổ chức cơng đồn vào công tác cải thiện điều kiện làm việc và tăng cường tuân thủ pháp luật tại nơi làm việc.
Nội dung của chiến dịch tập trung vào thanh tra việc chấp hành các quy định về thời giờ làm việc, về tiền lương, tiền công và việc thực hiện các quy định về an toàn, vệ sinh lao động cùng với các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động. Qua thanh tra đã phát hiện 1.786 sai phạm (trung bình 12 sai phạm/doanh nghiệp), các đoàn thanh tra lập 19 biên bản vi phạm hành chính để xử lý 19 doanh nghiệp với tổng số tiền xử phạt là 594 triệu đồng (BLĐTBXH, 2015).
Riêng đối với nội dung an toàn, vệ sinh lao động đã phát hiện hơn 1.000 sai phạm ở tất cả các doanh nghiệp được thanh tra. Các sai phạm xuất hiện ở tất cả các nội dung được thanh tra và tập trung ở các nội dung như: công tác đào tạo, huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động cho các đối tượng đang làm việc tại doanh nghiệp; trang bị và sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân của người lao động…
Trong số 152 doanh nghiệp được thanh tra có 90 doanh nghiệp người sử dụng lao động khơng tham gia huấn luyện an tồn vệ sinh lao động, 61 doanh nghiệp cán bộ làm cơng tác an tồn và 68 doanh nghiệp có người làm cơng việc có u cầu nghiêm ngặt về an tồn lao động khơng tham gia huấn luyện an tồn vệ sinh lao động. Theo quy định của pháp luật lao động, các đối tượng gồm người sử dụng lao động, cán bộ làm cơng tác an tồn và người làm cơng việc có u cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động (lao động thuộc nhóm I, II, III) phải được đào tạo, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và định kỳ 2 năm một lần phải được huấn luyện lại. Đối với lao động thuộc nhóm IV (những lao động khơng thuộc nhóm I, II, III và bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc) phải được đào tạo huấn luyện an toàn vệ sinh lao động lần đầu khi
được tuyển dụng và định kỳ huấn luyện lại ít nhất mỗi năm một lần. Tuy nhiên, theo kết quả thanh tra, có 87 doanh nghiệp khơng tổ chức huấn luyện an toàn lao động cho người lao động thuộc nhóm IV, trong đó 59 doanh nghiệp khơng tổ chức huấn luyện cho người học nghề và người mới được tuyển dụng.
Hoạt động thanh tra cũng tập trung khoanh vùng rủi ro và chỉ ra những vi phạm đối với việc trang cấp và sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động. Nguồn gốc của những sai phạm này có cả ở người sử dụng lao động và người lao động, trong những vi phạm do lỗi của người sử dụng lao động thì có 44% là vi phạm trong việc cung cấp (không trang bị và trang bị không đầy đủ về số lượng phương tiện bảo vệ cá nhân theo quy định cho người lao động), 84% lỗi vi phạm của người lao động là không sử dụng và sử dụng trang bị bảo vệ cá nhân không đúng mục đích cơng việc.
Ngồi ra, cịn có hơn 100 doanh nghiệp có sai phạm trong cơng tác lập kế hoạch an tồn, vệ sinh lao động hàng năm như khơng xây dựng kế hoạch hoặc xây dựng kế hoạch an tồn lao động nhưng khơng đảm bảo các nội dung theo quy định, không tham khảo ý kiến của đại diện người lao động hay tổ chức cơng đồn khi xây dựng kế hoạch… 52 doanh nghiệp vi phạm trong công tác đo kiểm tra môi trường tại nơi làm việc định kỳ hàng năm (37 doanh nghiệp không tổ chức đo, kiểm tra mơi trường lao động, 15 doanh nghiệp có tổ chức đo, kiểm tra nhưng không thực hiện các biện pháp cải thiện điều kiện, môi trường làm việc)…
Những số liệu kết quả của chiến dịch thanh tra trên cho thấy các doanh nghiệp Dệt May chưa thực sự quan tâm tới công tác an tồn, vệ sinh lao động, cịn để xảy ra nhiều sai phạm ở tất cả các khâu, các nội dung của công tác an toàn, vệ sinh lao động. Nguyên nhân của các vi phạm trên được nhận định là do tổng hợp của các yếu tố bao gồm nguyên nhân từ phía người sử dụng lao động, nguyên nhân từ người lao động và nguyên nhân từ cơ chế chính sách pháp luật, quản lý của cơ quan nhà nước.
Đối với các cơ quan quản lý nhà nước: Còn hạn chế trong công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn về pháp luật an toàn, vệ sinh lao động dẫn đến tình trạng người lao động và người sử dụng lao động không nắm được hoặc nắm bắt không đầy đủ các quy định của pháp luật về an tồn, vệ sinh lao động; thêm vào đó, một số nội dung của pháp luật lao động về an tồn, vệ sinh lao động chưa có văn bản hướng dẫn đầy đủ, kịp thời dẫn đến doanh nghiệp khơng biết hoặc biết nhưng khó thực hiện đúng. Các nội dung liên quan đến an toàn, vệ sinh lao động tại doanh nghiệp có liên quan đến sự điều chỉnh của nhiều luật khác nhau, thẩm quyền quản lý của các cơ quan quản lý khác nhau cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc thực hiện. Lực lượng
thanh tra, kiểm tra an tồn, vệ sinh lao động cịn ít trong khi số lượng doanh nghiệp lớn nên công tác thanh tra không thực hiện được đầy đủ đối với tất cả các doanh nghiệp, vì vậy nhiều doanh nghiệp vi phạm nhưng khơng bị xử lý dẫn đến tình trạng vi phạm kéo dài và ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.
Đối với người sử dụng lao động do nhận thức còn hạn chế, chưa quan tâm đến quyền lợi của người lao động, chưa tìm hiểu, nghiên cứu pháp luật về lao động, các quy định về công tác an tồn, vệ sinh lao động nên cơng tác an toàn, vệ sinh lao động được thực hiện tại doanh nghiệp chỉ mang tính hình thức và nhằm đối phó với đồn kiểm tra, thanh tra. Mặt khác, hiện nay các doanh nghiệp Dệt May cũng còn rất nhiều khó khăn về vốn, cơng nghệ…, đa số các doanh nghiệp Dệt May có quy mơ nhỏ chủ yếu sản xuất cung ứng cho thị trường trong nước có tính cạnh tranh cao về giá, vì vậy doanh nghiệp chỉ quan tâm đến những gì cần ngay trước mắt phục vụ cho sản xuất, kinh doanh thu lợi nhuận mà chưa chú ý đến các chính sách về pháp luật an toàn, vệ sinh lao động. Hậu quả là doanh nghiệp không nắm được các quy định của pháp luật để thực hiện hoặc nắm được nhưng không đầy đủ dẫn đến thực hiện sai.
Ý thức chấp hành pháp luật của người sử dụng lao động cũng chưa tốt, doanh nghiệp nắm được các quy định của pháp luật về lao động nhưng để tiết kiệm chi phí nên cố tình khơng thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các quy định về trang cấp