.Công ty Cổ Phần dệt may 29/3

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường lao động và đề xuất biện pháp cải thiện trong ngành dệt may tại thành phố đà nẵng (Trang 50 - 60)

2.2 .Thực trạng môi trường lao động trong các nhà máy khảo sát

2.2.2 .Công ty Cổ Phần dệt may 29/3

Công ty Cổ phần dệt may 29/3 có địa chỉ tại 60 Mẹ Nhu, Phường Thanh Khê Tây, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Công ty chuyên sản xuất và kinh doanh các sản

Nhuộm, giặt, tẩy Vải mộc đạt yêu cầu

Đốt lông

Định hình Kiểm tra, đóng gói Comfit

(làm mềm, bóng vải )

Xuất kho Kho sản phẩm

phẩm khăn bông và may mặc xuất khẩu với các thị trường chính là Mỹ, EU, Nhật Bản... với đội ngũ công nhân là 4.000 người và 8 xí nghiệp, trong đó 4 xí nghiệp may, 2 xí nghiệp veston, 1 xí nghiệp Wash và 1 xí nghiệp dệt khăn bơng.

Mặt bằng của nhà máy, từng phân xưởng và quy trình cơn nghệ từng cơng đoạn như sau:

Hình 2.19 : Mặt bằng phân xưởng Tẩy nhuộm - Công ty dệt may 29/3

.

Hình 2.21 : Quy trình cơng nghệ dệt tại - Công ty dệt may 29/3 Côn sợi: Sợi được mắc trên khung hình trụ trước khi được xử lý tiếp theo.

Hồ sợi: Để giúp các sợi không bị đứt trong quá trình dệt người ta thường hồ các sợi này trước khi đem dệt, nhằm tăng độ bền kéo và độ nhẵn của sợi. Chất hồ thường sử dụng nhất là các loại tinh bột tự nhiên mặc dù vậy trong sản xuất vẫn dùng hợp chất như PCA, dẫn xuất cenlulo tan trong kiềm và chất hồ gelatin.

Dệt: Sợi được dệt lại thành vải theo nhiều cách, dệt phổ biến nhất là dệt thoi. Ngồi ra cịn có dệt Picanol, dệt màn tuyn.

Côn sợi

Hồ sợi

Dệt

Tiền xử lý

(rũ hồ - nấu kiềm - tẩy trắng - làm bóng) Hồn tất (sấy- văng khổ - cán láng – làm mềm) Lò hơi Than Bụi, khí thải Nhuộm Hồ Nước Bụi Nhiệt

Tiền xử lý:

Rũ hồ: Trong bước này, thành phần hồ được loại bỏ khỏi vải mộc bằng cách hồ tan. Sau đó việc rũ hồ bằng axit hoặc ezim sẽ loại bỏ hồ ra khỏi vải nhằm trợ giúp cho sự ngấm thấm của hoá chất vào vải ở các bước tiếp theo.

Nấu kiềm: Được thực hiện để loại bỏ các tạp chất như chất sáp, các axit béo, dầu… có trong vải. Thực hiện ở áp suất và nhiệt độ cao.

Tẩy trắng: Mục đích là làm trắng vải và sợi. Các hoá chất khác nhau như hypochlorite, hydrogen peroxit… được dùng làm tác nhân tẩy trắng. Sau khi tẩy trắng cần tách bỏ hồn tồn các hố chất tẩy hoặc bằng cách giặt triệt để hoặc sử dụng các enzim.

Làm bóng: Ngâm kiềm làm tăng độ bền kéo, độ bóng và khả năng ngấm màu của vải hoặc sợi cotton. Kiềm làm sợi vải nở ra, làm tăng độ ngấm thấm của thuốc nhuộm ở công đoạn sau. Kiềm dư thông thường được thu gom để tái sử dụng hoặc cho khâu nấu kiềm hoặc các bước làm bóng khác.

Nhuộm: Nhuộm được thực hiện để tạo ra màu sắc cho vải. Hoàn tất:

Sấy: Nhằm loại bỏ lượng ẩm ra khỏi vải bằng việc cung cấp nhiệt từ máy sấy. Văng khổ: Vải trong điều kiện bị vặn vẹo được xử lý để đạt chiều rộng và chiều dài yêu cầu.

Cán láng: Vải ẩm được ép chặt trên bề mặt kim loại nóng và bóng cho đến khi nó khơ, tăng trơn láng đi.

Làm mềm vải: Mục đích phá độ cứng của vải sau cán láng để vải trở nên mềm. Vải được dẫn qua thiết bị làm mềm sao cho vải tiếp xúc với các trục cuốn và kéo chúng xung quanh, bằng cách này bề mặt vải được xáo trộn nhẹ và làm vải trở nên mềm mại hơn nhiều.

Hình 2.22 : Quy trình công nghệ May tại Công ty dệt 29/3

Mẫu các loại áo quần (kiểu dáng, kích thước, màu sắc, chất lượng vải) theo hợp đồng mà khách hàng yêu cầu, được bộ phận thiết kế - làm rập - may mẫu triển khai thực hiện, tạo thành sản phẩm mẫu và đưa cho khách hàng kiểm tra xem xét, khi sản phẩm mẫu được khách hàng chấp thuận, bộ phận thiết kế sẽ thực hiện thành mẫu chuẩn, cụ thể: tính định mức, vẽ sơ đồ, thiết kế mẫu các chi tiết, ra rập (dùng để đánh dấu trên vải để cắt)…

Thiết kế và tạo mẫu sản phẩm

Trải vải gồm nhiều lớp cùng loại và màu sắc Rập cỡ các chi tiết, làm dấu

và cắt

Sắp xếp riêng các chi tiết của cùng sản phẩm vào giỏ

May: Từng chi tiết và sản phẩm hồn thành

Kiểm tra chất lượng Đóng gói sản phẩm - xuất khẩu

Vệ sinh và ủi thẳng sản phẩm

Nguyên liệu: vải các loại

Lị hơi Khí nén, hơi nước Than đá Khói, bụi CTR(Rẻo vải) - Ồn - Nhiệt - Bụi -Ồn - Bụi -Nhiệt

Quần, áo bị lỗi Bao bì hỏng

Trải vải: Vải cùng màu sắc, chủng loại và chất lượng được trải thành nhiều lớp có chiều rộng tuỳ thuộc vào các chi tiết theo định mức đã qui định.

Ra rập: Đánh dấu hình dạng và kích thước các chi tiết trên mặt vải đã trải. Cắt: Dùng máy cắt theo dấu trên vải đã trải.

Bốc tập: Sắp xếp theo từng loại chi tiết của sản phẩm vào từng giỏ riêng biệt để đưa đến dây chuyền may.

May: Các chi tiết của sản phẩm được may, gồm các bước: kết ren, móc, khuy, hồn thiện chi tiết, may hoàn thành sản phẩm.

Vệ sinh, ủi: Sản phẩm hồn thành sau khi may được thổi khí nén để làm sạch các xơ sợi, các đoạn chỉ khâu ngắn và bụi. Sau đó được đưa đến cơng đoạn ủi (tuỳ thuộc vào loại sản phẩm), bàn ủi có sử dụng hơi nước cấp từ lị hơi.

Kiểm tra chất lượng: Áo quần sau khi qua các công đoạn trên được kiểm tra về hình dạng, đường kết ren, đường móc, đường may (hình dáng đường may, khoảng đều khâu chỉ…) sau đó được phân loại và đóng gói.

Đóng gói: Sản phẩm đạt chất lượng được gấp theo qui định về cách gấp và được gim gài định vị theo đúng yêu cầu của khách hàng. Các sản phẩm cùng loại (kích cỡ) sẽ được đóng gói chờ xuất khẩu.

Hình 2.26: Cơng nhân đang ủi quần áo -Cơng ty dệt 29/3

Hình 2.30: Khám sức khỏe tại Cơng ty dệt Hịa Khánh Đà Nẵng Hình 2.29 : Đo, thu mẫu mơi trường tại Cơng ty Dệt hịa Khánh Đà

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng môi trường lao động và đề xuất biện pháp cải thiện trong ngành dệt may tại thành phố đà nẵng (Trang 50 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)