2.1.1. Tình hình lao động tại các nhà máy được khảo sát
Trong thời gian qua các nhà máy được khảo sát không xảy ra tai nạn lao động, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số vấn đề có thể gây hại đến sức khoẻ của người lao động gây rủi ro về TNLĐ như:
Tiếng ồn là một trong những tác nhân có hại đối với sức khoẻ người lao động (giảm thính lực, đau tai…).
Bụi vải trong khu vực sản xuất (đường hô hấp, bệnh bụi phổi,…). Trong kho nguyên phụ liệu một vài lần không tắt đèn khi ra về.
Lối thốt hiểm, lối đi giữa các chuyền may cịn bị chắn bởi các pallet hàng. Bình PCCC cịn bị chắn.
2.1.2. Các nguyên nhân gây mất an toàn
Nguyên nhân kỹ thuật
Máy trang bị hoặc qui trình cơng nghệ chứa đựng các yếu tố nguy hiểm. - Máy móc trang bị thiết kế khơng phù hợp với người Việt.
- Độ bền của các chi tiết của các máy gây sự cố. - Thiếu thiết bị che chắn an toàn.
- Thiếu hệ thống phát tín hiệu an tồn.
- Không thực hiện đúng qui tắc kĩ thuật an toàn. -Thiếu cơ khí hóa, tự động hóa.
- Thiếu phương tiện bảo vệ cá nhân thích hợp.
Nguyên nhân về tổ chức.
- Tổ chức làm việc khơng hợp lí. - Bố trí máy và trang bị sai nguyên tắc.
- Bảo quản bán thành phẩm và thành phẩm khơng đúng ngun tắc an tồn. - Thiếu các phương tiện đặc chủng.
- Tổ chức huấn luyện và giáo dục BHLĐ không đạt yêu cầu.
Tay nghề công nhân cũng một phần quan trọng trong cơng tác an tồn lao động, tay nghề công nhân không vững, khơng biết sử dụng máy hợp lí cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến q trình làm việc.
Khi may sản phẩm phải chú ý đế kim kết hợp với tay và chân để điều khiển máy may, nếu không tập trung vào công việc sẽ dẫn đến tai nạn không mong muốn.
Phần lớn tập trung vào các khâu như:
Kỹ thuật cắt bán thành phẩm phải chuẩn, chính xác. Khi lấy bán thành phẩm ra từ máy ép keo cũng phải chú ý Trong lúc ủi sản phẩm
Khi cắt bán thành phẩm cũng phải hết sức thận trọng.
Các yếu tố nguy hiểm
Là những yếu tố có nguy cơ gây chấn thương hoặc chết người đối với người lao động, bao gồm:
Các bộ phận truyền động, chuyển động: Trục máy, bánh răng, dây đai chuyền và các loại cơ cấu truyền động; sự chuyển động của bản thân máy móc như: xe cơ giới gây ra có thể làm cho người lao động bị chấn thương hoặc chết.
Nguồn nhiệt: Vận hành máy thổi form trong dây chuyền may, cắt vải trong công nghệ may, sữa chữa chế tạo lược máy dệt… đứng và đi lại suốt ca làm việc chịu tác động của hơi nóng ẩm.
Nguồn điện: Theo từng mức điện áp và cường độ dòng điện tạo nguy cơ điện giật trong các trường hợp sử dụng máy may và vận hành máy… làm tê liệt hệ thống hô hấp, tim mạch.
Vật rơi, đổ, sập: Thường là hậu quả của trạng thái vật chất không bền vững, không ổn định gây ra như sập lở, vật rơi từ trên cao trong xây dựng, đổ hàng hoá trong sắp xếp kho hàng....
Nổ
- Nổ vật lý: Trong thực tế sản xuất có thể nổ khi áp suất của môi chất trong các thiết bị chịu áp lực, bình chứa khí nén, khí thiên nhiên lỏng vượt quá giới hạn bền cho phép của vỏ bình hoặc do thiết bị bị rạn nứt, phồng móp, bị ăn mịn do thời gian sử dụng lâu. Khi thiết bị nổ sẽ sinh công rất lớn làm phá vỡ các vật cản và gây tai nạn cho mọi người xung quanh.
- Nổ hóa học: Là sự biến đổi về mặt hóa học của các chất diễn ra trong một thời gian rất ngắn, với một tốc độ rất lớn tạo ra lượng sản phẩm cháy lớn, nhiệt độ rất cao và áp lực lớn phá hủy các cơng trình, gây tai nạn cho người trong phạm vi vùng nổ.
- Các chất có thể gây nổ hóa học bao gồm các khí cháy và bụi khi chúng hỗn hợp với khơng khí đạt đến một tỷ lệ nhất định kèm theo có mồi lửa thì sẽ gây nổ. Mỗi loại khí cháy nổ có thể nổ được khi hỗn hợp với khơng khí đạt được một tỷ lệ nhất định. Khoảng giới hạn nổ của khí cháy với khơng khí càng rộng thì sự nguy hiểm về giới hạn nổ hóa học càng tăng.