(precision) Chưa tìm thấy cơng bố Chưa tìm thấy cơng bố
- Độ chụm (lặp lại trên
cùng một mẫu): CV< 3%
- Độ chụm (lặp lại trên
cùng một mẫu tách chiết được thực hiện bởi nhiều người khác nhau): CV<5%
Thể tích mẫu
200 µl mẫu ban đầu được lấy trong ống falcon chứa 3ml mơi trường vận chuyển virus
200 µl mẫu ban đầu được lấy trong ống falcon chứa 3ml môi trường vận chuyển virus
Một lần lấy mẫu và mẫu đã chứa trong dịch bảo quản (theo hướng dẫn lấy mẫu)
Chi phí cho 1 xét
nghiệm
Tùy từng thời điểm mà giá niêm yết của công ty khoảng từ 470 đến 540 nghìn đồng trên 1 sản phẩm.
Tùy từng thời điểm mà giá niêm yết của công ty khoảng từ 300 đến 385 nghìn đồng trên 1 sản phẩm.
Khả năng tương thích với các thiết bị Realtime PCR Tương thích với các hệ thống xét nghiệm RT- PCR Tương thích với các hệ thống xét nghiệm RT- PCR
Thích hợp tối thiểu với các hệ thống real time PCR
Điều kiện bảo quản
2-8oC đối với sinh phẩm
tách chiết, -20oC±-5oC
đối với sinh phẩm chạy phản ứng.
2-8oC đối với sinh phẩm
tách chiết, -20oC±-5oC
đối với sinh phẩm chạy phản ứng. Từ -25 đến 25oC Độ ổn định khi sử dụng ở các điều kiện được kiểm soát (nhiệt độ và ẩm ướt)
Chưa tìm thấy cơng bố Chưa tìm thấy cơng bố - Từ 10 ° C đến 35 ° C;
không bị ảnh hưởng bởi độ ẩm. Sự ổn định của bộ kit sau khi mở là 30– 60 ngày. Hạn sử dụng của kit / thuốc thử khi sản xuất (tháng) 12 tháng 12 tháng > 12 tháng
Dựa vào bảng 3.1, có thể thấy rằng các kit được sản xuất tại Việt Nam đều cơ bản đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật dành cho kit phát hiện SARS-CoV-2 bằng RT-PCR của
WHO. [64]
Tuy nhiên vẫn còn một vài chỉ tiêu hoặc chưa đáp ứng hoặc chưa được công bố rõ ràng như đã trình bày trong bảng trên.
Cả 2 bộ kit cho kết quả dựa vào sự khuếch đại vùng gen N để đưa ra kết luận về sự có mặt (dương tính) hoặc vắng mặt (âm tính) của virus SARS-CoV-2 trong mẫu dịch hầu họng thu được. Bộ mồi – đầu dò (primer-probe) được coi là yếu tố quan trọng để phát hiện chính xác SARS-CoV-2 trong các mẫu lâm sàng, việc lựa chọn gen mục tiêu tốt nhất trong các phương pháp RT-PCR thương mại là rất cần thiết. Hầu hết bộ kit sử
dụng ít nhất hai cặp mồi như như E và RdRp, N và RdRp hoặc N1 và N2 để phát hiện nhiễm COVID-19. Các nghiên cứu đã được chứng minh rằng việc sử dụng hai bộ mồi- đầu dò nhắm vào gen nucleocapsid (N1 và N2) theo đề xuất của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, cho kết quả với độ nhạy và độ đặc hiệu với SARS-
CoV-2 cao [65]. Trong đó, kít Sao Thái Dương dùng 3 cặp mồi dành cho vùng gen vỏ
nucleocapsid là N1, N2 và N3. Theo như tuyên bố của nhà sản xuất kit Sao Thái Dương thì phương thức xét nghiệm đồng thời cả 3 vùng gen N1, N2, N3 có ý nghĩa phát hiện SARS-Co-2 khi virus có nồng độ thấp và giảm tỷ lệ âm tính giả do các biến động di truyền của virus trong q trình tiến hóa. Điều này là có cơ sở do N3 là vùng gen bảo thủ dành cho coronavirus, trong đó có SARS-CoV-2 và ít bị đột biến trong q trình tiến
hóa của virus [66] . Nhờ đó, bộ kit Sao Thái Dương giúp mở rộng phạm vi sử dụng của
kit cho sàng lọc sớm các coronavirus thuộc nhóm có nguy cơ cao khi có dịch bệnh mới xuất hiện hoặc tái xuất hiện. Ngược lại, kít Việt Á chỉ sử dụng 1 cặp mồi cho gen mục tiêu là gen N. Như đã trình bày trong bảng 3.1, WHO chỉ cho phép bộ kit sử dụng 1 gen mục tiêu từ bộ gen của SARS-CoV-2 trong các trường hợp đặc biệt do sự lây lan quá lớn của dịch bệnh. Vì vậy, về cơ bản kit Việt Á khơng đáp ứng được tiêu chuẩn này của WHO.
Cả 2 bộ kit đều có nội đối chứng là β-actin là một loại housekeeping gen, giúp
kiểm sốt q trình tách chiết RNA; và vùng gen khác là vùng nhận biết sự có mặt của virus thuộc họ Corona. Các kênh màu sử dụng là phù hợp, với các đỉnh bước sóng kích thích và bước sóng phát xạ của các kênh màu không bị trùng nhau. Các kênh màu được sử dụng là FAM, HEX, TEXAS RED hoặc ROX, và Cy5 là tương thích với nhiều thiết bị RT-PCR khác nhau tại Việt Nam.
Một trong những điểm cần khắc phục lớn nhất của cả 2 bộ kít đó là giới hạn phát hiện. Theo yêu cầu của WHO thì giới hạn phát hiện là 1 copy/µL cho bất kỳ loại bệnh
phẩm nào [64] . Tuy nhiên, cả hai bộ kit đều có giới hạn phát hiện là ≤ 5 copy/µL, vẫn
cịn cao hơn so với yêu cầu kỹ thuật của WHO. Thời điểm 2 bộ kit được phát triển và xin giấy phép để đưa vào sử dụng là năm 2020, khi đó bộ yêu cầu kỹ thuật của WHO cịn chưa hồn chỉnh, nó chỉ mới được chính thức cơng bố vào 06/2021. Vì vậy, cả 2 bộ kit đã được chấp nhận lưu hành ở Việt Nam, mặc dù giới hạn phát hiện cịn tương đối cao. Thêm vào đó, một vài các chỉ tiêu quan trọng như tỉ lệ sai sót, độ chụm của 2 bộ kit không được công bố rộng rãi và cụ thể. Do dịch bệnh bùng phát, kit phát hiện trở nên
khan hiếm, chỉ tiêu về độ ổn định của bộ kit trong khi sử dụng (sau khi mở hộp) chưa được quan tâm. Tuy nhiên, đây là những chỉ tiêu, thơng tin quan trọng cần có từ nhà sản xuất, giúp cho các đơn vị sử dụng đảm bảo được kết quả kiểm nghiệm.
Về phương pháp tách chiết RNA của 2 bộ kít: