Cấu trúc và tổ chức của hệ thống khoa học

Một phần của tài liệu Xu thế và chính sách của khoa học công nghệ thế giới những năm đầu thế kỷ XXI: Phần 1 (Trang 137)

Việc cải tổ hệ thống nghiên cứu khoa học của Italia đƣợc tiến hành từ cuối những năm 1990. Cơ cấu tổ chức và thể chế đã không thay đổi nhiều từ năm 2000. Công cuộc đổi mới lớn nhất là việc sáp nhập Bộ Giáo dục Công và Bộ Đại học và Nghiên cứu trƣớc đây thành Bộ Nghiên cứu và Giáo dục Đại học trong năm 2001. Sự thay đổi này, tuy rất mới, nhƣng đến nay đã đƣợc chính thức thừa nhận và có tác động rất lớn đến việc sử dụng hợp lý các nguồn nhân lực và tài chính.

Hiện tại, những cơ quan đóng vai trị chính về chính sách khoa học của Italia là Bộ Nghiên cứu và Giáo dục Đại học (MIUR) và Bộ các Hoạt động Sản xuất (MAP). Những cơ quan có vai trị chủ chốt khác liên quan đến vấn đề tài trợ cho các hoạt động nghiên cứu công là các bộ: Y tế, Quốc phịng, Chính sách Nông nghiệp và Lâm nghiệp và Bộ Môi trƣờng. Thủ tƣớng chịu trách nhiệm điều phối các Bộ này thông qua Uỷ ban Quốc tế về Chƣơng trình Kinh tế của Hội đồng Chính phủ, cơ quan xem xét khái quát về khung chính sách tổng quát.

Các đơn vị thực hiện các hoạt động nghiên cứu nhà nƣớc là các trƣờng đại học và cơ quan nghiên cứu.

Cơ quan nghiên cứu nhà nƣớc quan trọng nhất là Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia (CNR), hoạt động trong tất cả các lĩnh vực khoa học. Tất cả các cơ quan nghiên cứu nhà nƣớc khác đƣợc nhóm theo ngành hoặc nhiệm vụ cụ thể, nhƣ Viện Vật lý Hạt nhân Quốc gia (INFN), Viện Y tế Quốc gia (ISS), Viện Vật lý Vật chất Quốc gia (INFM), Viện Vật lý Thiên văn Quốc gia (INAF) và Viện Địa vật lý và Núi lửa Quốc gia (INGV),... Các cơ quan nghiên cứu chính là Viện Công nghệ Mới, Năng lƣợng và Môi trƣờng (ENEA), Cơ quan Vũ trụ Italia (ASI) và Chƣơng trình Nam cực.

Vai trò của Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia đang thay đổi. Trƣớc đây, Hội đồng là cơ quan tài trợ chính cho các trƣờng đại học, vai trị này hiện do

giảm sút, giờ đây đƣợc dành chủ yếu cho việc hỗ trợ các cơ quan nghiên cứu riêng của mình và vai trị tài trợ cho khu vực tƣ nhân của nó cũng đang giảm bớt.

Tất cả các trƣờng đại học ở Italia đều tiến hành nghiên cứu và giảng dạy, khơng có sự phân biệt giữa các trƣờng đại học và các viện nghiên cứu, có liên quan đến giảng dạy. Số lƣợng các trƣờng đại học tƣ nhân rất ít, khơng quá 8 trong tổng số 77 trƣờng.

Hiện nay, hoạt động giảng dạy của trƣờng đại học đƣợc quan tâm sâu sắc bởi sự đổi mới dựa trên việc tổ chức lại chƣơng trình bằng tốt nghiệp đại học cơ sở sau ba năm đầu đào tạo. Trong đó nhấn mạnh đến các kỹ năng chun mơn và có tính đến giai đoạn học ở bên ngồi trƣờng. Đối với các sinh viên quan tâm đến kiến thức khoa học sâu hơn sẽ theo học tiếp 2 năm nữa để lấy bằng chuyên khoa. Để theo học chƣơng trình tiến sĩ (cần 3 năm nữa) thì bắt buộc phải có bằng chun khoa.

Mặt khác, một hiện tƣợng đáng quan tâm là việc các trƣờng đại học tham gia vào hoạt động học tập suốt đời đang gia tăng, theo đó họ tổ chức các khố đào tạo thạc sĩ mở rộng kéo dài một năm cho các sinh viên mới tốt nghiệp cũng nhƣ những ngƣời đã đi làm. Các khoá đào tạo thạc sĩ ở hai mức, mức thứ nhất (một năm sau tốt nghiệp đại học cơ sở) và mức thứ hai (một năm sau bằng chuyên khoa). So với hệ thống đào tạo và chứng nhận cũ đã đƣợc sử dụng trong nhiều thập kỷ qua hầu nhƣ không thay đổi, hệ thống mới này mới còn trong giai đoạn khởi đầu.

Nguồn tài chính chủ yếu cho các trƣờng đại học và các cơ quan nghiên cứu nhà nƣớc là những chính quyền trung ƣơng quốc gia, do vậy, các định hƣớng chính sách nghiên cứu chính do Chính phủ xác định. Các cơ quan thực hiện đã tăng đáng kể quyền độc lập của họ trong hai năm qua, không chỉ về phƣơng diện hành chính, mà cịn trong việc lựa chọn chính sách. Một trong những tác động làm gia tăng tính độc lập là việc mở rộng các nguồn tài chính bên ngồi, nhƣ các cơ quan chính quyền địa phƣơng, Cộng đồng châu Âu, các cơ quan tƣ nhân và quốc tế khác.

Chi phí cho NCPT ở Italia trong các năm qua

1999 2000* 2001*

Tổng chi phí NCPT (triệu Euro) 11.524 8.333 8.834

% mức thay đổi 0,8 - - Tỷ trọng trên GDP (%) 1,04 - - Trong đó: Khu vực nhà nƣớc 2.213 2.407 2.392 Doanh nghiệp 5.684 5.926 6.442 Đại học 3.627 - -

*Trong 2000 và 2001 chưa có số liệu của các trường đại học Nguồn: ISTAT 2002.

Nhân lực NCPT của Italia năm 1997-1999 (FTE)

Năm Nhân lực NCPT Mức thay đổi của năm trƣớc

Tổng số Nhà nghiên cứu Tổng số Nhà nghiên cứu 1997 1998 1999 Khu vực công 31.292 31.284 30.835 13.685 12.900 13.677 -2,9 0 -1,4 0,4 -5,7 6,0 1997 1998 1999 Trƣờng đại học - 52.862 52.025 24.397 24.406 24.997 - - -1,6 - 0,04 2,4 1997 1998 1999 Khu vực kinh doanh 61.414 61.117 59.646 27.612 27.333 26.192 0,8 -0,5 -2,4 -0,4 -1,0 -4,2 1997 1998 1999 Tổng số - 145.263 142.506 65.694 64.639 64.866 - - -1,9 - -1,6 0,4 Nguồn: ISTAT 2002

Các tổ chức tƣ nhân phi lợi nhuận có vai trị đáng kể chỉ trong các lĩnh vực y tế và chủ yếu tiến hành nghiên cứu cơ bản. Họ thƣờng đăng ký các lĩnh vực nghiên cứu liên quan đến chủ đề đặc biệt nhƣ ung thƣ, hoặc các bệnh cụ thể.

Việc xem xét cơ cấu thủ tục đánh giá ở tầm vĩ mô thuộc về Uỷ ban Liên bộ về Đánh giá Nghiên cứu, ở tầm vi mô, mỗi trƣờng đại học và cơ quan nghiên cứu thành lập một uỷ ban đánh giá riêng và có quy chế độc lập. Chính Bộ Nghiên cứu và Giáo dục Đại học thành lập các uỷ ban đánh giá riêng của mình có trách nhiệm nhƣ các cơ quan cấp kinh phí đặc biệt.

Ủy ban Chuyên gia về chính sách nghiên cứu hoạt động nhƣ một cơ quan hỗ trợ cho các quyết định về chính sách cơng nghệ và nghiên cứu, cịn Ủy ban Chỉ đạo và Đánh giá chính sách nghiên cứu đƣa ra những tiêu chí chung để đánh giá chính sách, hoạt động nghiên cứu nhà nƣớc và kiểm tra việc áp dụng chúng trong các cơ quan nghiên cứu. Hoạt động của 2 ủy ban này đƣợc Bộ Nghiên cứu và Giáo dục Đại học hỗ trợ kỹ thuật.

Nhƣ vậy, để hoàn thành hệ thống phối hợp của kịch bản thể chế mới theo cải cách thì cịn phải thành lập 2 cơ quan nữa, thứ nhất là cơ quan tự điều hành hệ thống khoa học - Ủy ban Quốc gia về Khoa học và Công nghệ, đƣợc xây dựng trên cơ sở các ngành và liên ngành khoa học và thành viên đƣợc lựa chọn ở các khoa của các trƣờng đại học và các nhà nghiên cứu trong khu vực nhà nƣớc; thứ hai là Hội đồng quốc gia về Khoa học và Công nghệ. Cơ quan này đƣợc thành lập với không dƣới 50% thành viên của Uỷ ban Quốc gia về Khoa học và Cơng nghệ, 50% thành viên cịn lại là chuyên gia từ các khu vực kinh doanh, khu vực công, dịch vụ và hiệp hội dân sự.

Sơ lƣợc về khung định hƣớng chính sách và xác định ƣu tiên:

Bộ Nghiên cứu và Giáo dục Đại học điều phối các chính sách nghiên cứu thơng qua hoạt động của một số ủy ban và tổ chức hỗ trợ:

Đang hoạt động:

CEPR-Uỷ ban Chuyên gia về Chính sách Nghiên cứu: gồm 9 thành viên đƣợc lựa chọn trong số những đại diện cấp cao của các viện, cơ quan

nghiên cứu, công nghiệp và cơ quan dân sự, do Bộ trƣởng Nghiên cứu và Giáo dục Đại học đề xuất, đƣợc Thủ tƣớng chỉ định.

CIVR-Uỷ ban Liên bộ về Đánh giá Nghiên cứu: gồm 7 thành viên do Bộ trƣởng Nghiên cứu và Giáo dục Đại học, đƣợc Thủ tƣớng bổ nhiệm.

Ban Thƣ ký kỹ thuật của Bộ trƣởng Nghiên cứu và Giáo dục Đại học: gồm 15 thành viên đƣợc Bộ trƣởng bổ nhiệm và làm việc cho cả hai uỷ ban nói trên.

Sẽ thành lập:

Các Uỷ ban Khoa học Quốc gia đƣợc lựa chọn trong các thành viên khoa học và đƣợc bầu bởi cộng đồng khoa học.

Hội đồng Khoa học và Công nghệ gồm 50% thành viên của các ủy ban khoa học và 50% thành viên là các chuyên gia đầu ngành trong các khu vực công, kinh doanh, dịch vụ và cơ quan dân sự.

2. Chính sách khoa học và cơng nghệ

Trong năm 2000, những đổi mới quan trọng về cơng cụ để duy trì và hỗ trợ các hoạt động KH&CN trong cả khu vực nhà nƣớc và tƣ nhân đã đƣợc thực hiện. Trong đó, đặc biệt là một số quy định luật pháp sau đây, liên quan chặt chẽ đến việc cải tổ khu vực NCPT nhƣ:

- Cải cách sâu sắc về những khuyến khích nhà nƣớc hỗ trợ cho nghiên cứu công nghiệp (Đạo luật 297/1999 và DM 593/2000)..

- Đổi mới khuyến khích để nâng cao mối quan hệ giữa các khu vực nghiên cứu công và tƣ nhân trong các lĩnh vực cụ thể. (Đạo luật 204/1998 và DM 16/10/2000).

- Phê chuẩn Kế hoạch Nghiên cứu Quốc gia giai đoạn 2001-2003. Một trong các mục tiêu chính của giải pháp đầu tiên này là phát triển mối quan hệ giữa khu vực nhà nƣớc và tƣ nhân để nâng cao khả năng của những cơ quan NCPT khác nhau hoạt động theo một "hệ thống". Mục tiêu khác

là để hợp lý hóa các khuyến khích tài chính cơng dành cho các nghiên cứu công nghiệp là tạo ra một quỹ duy nhất, theo đó tất cả các nguồn tài chính trƣớc đây có kèm theo các điều kiện khác nhau sẽ đƣợc quản lý trên cơ sở các thủ tục đánh giá và các nguyên tắc quản lý thống nhất. Bộ Nghiên cứu và Giáo dục Đại học quản lý quỹ này đối với các dự án nghiên cứu công nghiệp liên quan. Bộ các Hoạt động Sản xuất quản lý các dự án liên quan đến nghiên cứu tiền cạnh tranh.

Các Quỹ này sẽ cấp tài trợ sau các thủ tục đánh giá:

1. Các loại dự án sau phải được đánh giá: các dự án tự đăng ký xin tài

trợ ở cấp quốc gia dành cho nghiên cứu cơng nghiệp về các quy trình hoặc các sản phẩm sáng tạo mới hoặc để phát triển các sản phẩm đang tồn tại, các nghiên cứu tiền cạnh tranh và thực hiện chế tạo các mẫu sản phẩm khơng vì mục đích thƣơng mại và các hoạt động liên quan đến nghiên cứu và đào tạo chuyên môn.

Các hãng, congxoocxiom hoặc các cơng viên khoa học có thể sử dụng biểu mẫu của Bộ Nghiên cứu và Giáo dục Đại học để trình bày các mục đích trung gian hoặc cuối cùng của dự án, tính thích hợp đối với công nghiệp, tác động việc làm và kinh tế.

Những dự án nghiên cứu do các DNVVN đề xuất đƣợc đánh giá bởi một hoặc hai chuyên gia do Bộ Nghiên cứu và Giáo dục Đại học lựa chọn. Sau đó, các dự án này đƣợc phê chuẩn bởi một uỷ ban do Bộ Nghiên cứu và Giáo dục Đại học thành lập gồm 11 chuyên gia trình độ cao đƣợc chỉ định từ các Bộ: Bộ Nghiên cứu và Giáo dục Đại học, Kinh tế, các Hoạt động Sản xuất, Thƣơng mại, Y tế, Mơi trƣờng và Chính sách Cơng nghiệp.

Các dự án nghiên cứu do các doanh nghiệp lớn đề xuất cũng phải đƣợc đánh giá. Trƣớc hết là do các chuyên gia, tiếp theo, các Uỷ ban đánh giá sau khi nghe các đơn vị đăng ký trình bày.

2. Loại dự án sau đây cần phải đàm phán: Các dự án đƣợc đƣa ra sau

khi Bộ Nghiên cứu và Giáo dục Đại học kêu gọi đề xuất.

Hai quỹ tài trợ riêng khác đã đƣợc thành lập trong năm 2000 là Quỹ Đặc biệt dành cho Nghiên cứu (FISR) và Quỹ Đầu tƣ cho Nghiên cứu Cơ bản (FIRB).

Việc đặt ra các khuyến khích để cải thiện quan hệ giữa các cơ sở nhà nƣớc và tƣ nhân trong các khu vực nghiên cứu quy định đã đƣợc thực hiện thông qua việc tạo ra Quỹ FISR. Các chủ đề nghiên cứu đƣợc tài trợ đƣợc Chính quyền Trung ƣơng đƣa ra trên cơ sở tƣ vấn của Hội đồng Chuyên gia do Bộ Nghiên cứu và Giáo dục Đại học thành lập, phù hợp với những định hƣớng chiến lƣợc của Kế hoạch Nghiên cứu Quốc gia cũng nhƣ Chƣơng trình Khung của châu âu lần thứ 5. Những đối tƣợng đƣợc quyền sử dụng những nguồn quỹ này là các trƣờng đại học, các cơ quan nghiên cứu nhà nƣớc hợp tác với các doanh nghiệp.

Các dự án có thể đƣợc FISR tài trợ cần phải thuộc một trong các chủ đề nghiên cứu sau do Bộ Nghiên cứu và Giáo dục Đại học đƣa ra:

- Pin nhiên liệu: 7 triệu Euro

- Công nghệ nano và các vi hệ thống: 9 triệu Euro

- Các bộ cảm biến quang học và điện quang: 1,75 triệu Euro - Mơ hình hố phân tử: 1,75 triệu Euro

- Nghiên cứu về chuyển giao cơng nghệ và các chính sách địa phƣơng: 1 triệu Euro

- Các phƣơng pháp luận để phân tích chiến lƣợc và chính sách đổi mới: 0,75 triệu Euro

- Các nghiên cứu về văn hoá, nhân loại học; kinh tế và chính sách về dân cƣ khu vực Địa Trung hải: 0,35 triệu Euro.

Những ngƣời đăng ký đề xuất các dự án của mình dựa trên các tiêu chí do Bộ Nghiên cứu và Giáo dục Đại học đƣa ra, sẽ đƣợc một uỷ ban đặc biệt cấp Bộ đánh giá và sẽ đƣợc nhận 50% tổng chi phí của dự án. Điều đó khuyến khích mạnh mẽ sự hợp tác giữa các trƣờng đại học, trung tâm nghiên cứu và các doanh nghiệp; việc quan trọng nhất là cấp kinh phí chung cho dự án, sự quan tâm đặc biệt đối với việc thuê các nhà nghiên cứu trẻ và thúc đẩy sự điều động luân chuyển nhân viên giữa các trƣờng đại học, cơ quan nghiên cứu và các doanh nghiệp.

Dự án có thể đƣợc FIRB tài trợ nhằm vào việc thúc đẩy nghiên cứu cơ bản, phải có nội dung khoa học và công nghệ cao và đảm bảo tính phù hợp

quốc tế. Tầm quan trọng của hƣớng vào ham hiểu biết và nghiên cứu cơ bản đƣợc quan tâm và nhấn mạnh nhờ sự đổi mới thông qua việc xây dựng quỹ đặc biệt này. Quỹ cũng đƣợc sử dụng để xây dựng hoặc phát triển một trung tâm tài năng trình độ cao và cơ sở hạ tầng nghiên cứu lớn. Ngân sách đƣợc đề xuất cho Quỹ là 10 triệu Euro năm 2001, 12,5 triệu Euro năm 2002, 15 triệu Euro năm 2003, 70% chi phí cho mỗi dự án đƣợc cấp kinh phí thơng qua FIRB và 30% cịn lại do những ngƣời đăng ký đảm nhiệm.

Các mục tiêu cụ thể và các quỹ đƣợc sử dụng

Các hoạt động cơ cấu (trung và dài hạn) đƣợc FISR và FIRB tài trợ.

Nghiên cứu cơ bản

Các dự án chiến lƣợc (các công nghệ đa ngành và phổ biến) Các trung tâm tài năng

Các hoạt động trung và ngắn hạn đƣợc FAR, FISR và ngân sách đặc

biệt tài trợ

Các sản phẩm nghiên cứu phái sinh (spin-off) và đào tạo các doanh nhân

Tăng cƣờng khoa học và kỹ thuật cho các hệ thống sản xuất Các dịch vụ khoa học và kỹ thuật cho y tế và môi trƣờng

Các hoạt động thúc đẩy

Quốc tế hoá

Đánh giá, giám sát và quản lý nghiên cứu Kiến thức chung về khoa học

Các quỹ nghiên cứu của Bộ Nghiên cứu và Giáo dục Đại học

Quỹ đầu tư nghiên cứu cơ bản (FIRB)

Chủ đề: Các hoạt động trung và dài hạn về các chƣơng trình chiến lƣợc: Các cơng nghệ cho xã hội tri thức

Tên công nghệ Ngân sách

Công nghệ nano, Công nghệ micro, phát triển vật liệu:

44 triệu Euro

Kỹ thuật y tế mới: 46 triệu Euro

Hậu bộ gen: 75 triệu Euro

Các công nghệ cho xã hội tri thức: 75 triệu Euro

KH&CN trong xã hội tri thức: 1,5 triệu Euro

Các viễn cảnh và di sản văn hóa trong khoa học nhân văn:

1,5 triệu Euro

Khoa học thần kinh: 8,5 triệu Euro

Một phần của tài liệu Xu thế và chính sách của khoa học công nghệ thế giới những năm đầu thế kỷ XXI: Phần 1 (Trang 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)