Năng lực quản trị và điều hành

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần công thương VN (Trang 25 - 26)

2.1.4 .Các chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh của NHTM

2.1.4.3. Năng lực quản trị và điều hành

Năng lực quản trị và điều hành của một ngân hàng được phản ánh qua năng lực quản lý điều hành của Hội đồng quản trị và Ban Điều hành. Năng lực quản lý thể hiện ở mức độ chi phối và khả năng giám sát của Hội đồng quản trị đối với Ban Điều hành; mục tiêu và động cơ cũng như mức độ cam kết của Hội đồng quản trị và Ban Điều hành đối với việc duy trì và nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng; chính sách quản lý tiền lương và phúc lợi dành cho ban điều hành; chất lượng và hiệu quả của việc thực thi các chính sách, chiến lược, chiến thuật do Hội đồng quản trị và Ban Điều hành đề ra. Năng lực quản lý quyết định hiệu quả sử dụng các nguồn lực của ngân hàng. Một ngân hàng với một đội ngũ Hội đồng quản trị và Ban Điều hành yếu kém sẽ khơng đủ trình độ để đưa ra những quyết sách, điều chỉnh chiến lược, chiến thuật kinh doanh nhằm thích ứng với những biến động của thị trường và làm lãng phí các nguồn lực của ngân hàng, làm yếu đi và xói mịn năng lực cạnh tranh của chính ngân hàng đó.

Năng lực quản trị của một ngân hàng và điều hành còn thể hiện ở việc xây dựng hệ thống quản trị nội bộ ngân hàng, đó là tiền đề giúp các ngân hàng hoạt

động tốt và chủ động nắm bắt những biến động trên thị trường. Quản trị nội bộ bao gồm nhiều mảng liên quan từ quản trị nguồn nhân lực, quản trị tài chính đến quản trị khách hàng, quản trị rủi ro, quản trị thương hiệu, quản trị thị trường... Trong đó nổi bật là quản trị rủi ro thơng qua việc xây dựng hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ vì ngân hàng là một ngành kinh doanh nhạy cảm và thường xuyên đối mặt nhiều rủi ro, đặc biệt vấn đề đảm bảo khả năng thanh toán và chất lượng dịch vụ cung cấp.

Năng lực quản lý của Hội đồng quản trị và Ban Điều hành một phần bị chi phối bởi cơ cấu tổ chức của chính ngân hàng. Cơ cấu tổ chức là một tiêu chí quan trọng phản ánh cơ chế phân bổ các nguồn lực của một ngân hàng, phản ánh quy mơ và trình độ tổ chức của một ngân hàng. Việc đánh giá một cơ cấu tổ chức hoạt động có hiệu quả hay không không những chỉ dựa vào số lượng các phòng ban chức năng, sự phân cơng phân cấp mà cịn phụ thuộc vào sự phối hợp hiệu quả, nhịp nhàng giữa các phòng ban chức năng, các đơn vị trực thuộc (sở giao dịch, chi nhánh, phòng giao dịch) để triển khai thành công các chiến lược, chiến thuật nhằm hoàn thành kế hoạch kinh doanh và khả năng thay đổi cơ cấu tổ chức nhằm đáp ứng những biến động của thị trường. Cơ cấu tổ chức có khả năng phát huy năng lực của đội ngũ cán bộ nhân viên cao sẽ giúp ngân hàng thực hiện hiệu quả các cơng việc và tiết kiệm chi phí hoạt động.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần công thương VN (Trang 25 - 26)