2.1.4 .Các chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh của NHTM
2.2. Tổng quan nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại
mại
2.2.1. Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài:
Theo Michael Porter nhà quản trị chiến lược nổi tiếng với bài viết
Competitive Strategy: Techniques Analyzing Industries and Competitors đã cung cấp một khung lý thuyết, trong đó, ơng mơ hình hóa các ngành kinh doanh và cho rằng ngành kinh doanh nào cũng chịu tác động của năm lực lượng cạnh tranh sau:
Hình 2.1. Mơ hình “Năm lực lượng của Porter”
Cũng theo Michael Porter, khi nghiên cứu về các yếu tố tạo nên NLCT của một doanh nghiệp tác giả cho rằng NLCT của doanh nghiệp gồm bốn yếu tố: (1) Các yếu tố bản thân doanh nghiệp; (2) Nhu cầu của khách hàng; (3) Các lĩnh vực có liên quan và phụ trợ; (4) Chiến lược của doanh nghiệp, cấu trúc ngành và đối thủ cạnh tranh.
Theo Michael Dunford, Helen Louri và Manfred Rosenstock (2001), để đánh giá năng lực cạnh tranh của một ngân hàng cần dựa trên các chỉ tiêu sau:
- Giá trị thương hiệu - Hiệu quả tài chính
- Tính bền vững của nguồn thu - Tính rõ ràng trong chiến lược - Năng lực bán hàng
- Năng lực quản lý rủi ro - Khả năng tạo sản phẩm - Thâm nhập thị trường - Đâu tư vào nguồn nhân lực
Theo Lee J.Krajewski và Larry P.Ritzman (1996) để đánh giá năng lực cạnh tranh của các tổ chức tài chính cần dựa vào:
- Lực lượng lao động: lực lượng lao động được đào tạo tốt và linh hoạt là một
lợi thế mà cho phép các tổ chức đáp ứng các đòi hỏi của thị trường.
- Các phương tiện: việc có các phương tiện có vị trí tốt như các văn phòng,
các cửa hiệu, các nhà máy là lợi thế. Ngoài ra, các phương tiện linh hoạt và có thể xử lý một mức độ đa dạng các sản phẩm hoặc dịch vụ ở các cấp độ khác nhau về số lượng mang lại lợi thế cạnh tranh.
- Sự hiểu biết về thị trường và tài chính: một tổ chức mà dễ dàng thu hút
vốn từ bán cổ phiếu, dễ dàng tiếp thị và phân phối sản phẩm của nó hay khác biệt hóa sản phẩm của nó so với sản phẩm tương tự trên thị trường có một lợi thế cạnh tranh.
- Hệ thống và công nghệ: các tổ chức với sự tinh thông trong cơng nghệ
thơng tin sẽ có một lợi thế, đặc biệt trong các ngành cơng nghiệp có dữ liệu thông tin cao độ như công nghiệp ngân hàng.
Theo Victor Smith (2002) thì các năng lực cốt lõi cần phát triển để nâng cao cạnh tranh cho một tổ chức tài chính gồm:
- Nhãn hiệu - Sản phẩm - Dịch vụ - Vốn trí tuệ
- Chi phí và cơ sở hạ tầng
Mohammad Bakhtiar Nasrabadi (2010) đã nghiên cứu xây dựng mơ hình hệ thống để đo lường khả năng cạnh tranh của các NHTM Iran dựa trên 27 chỉ số đánh giá toàn diện NLCT. Nghiên cứu này vừa sử dụng phương pháp phân tích nhân tố tìm kiếm (EFA- Exploratory Factor Analysis), vừa sử dụng phương pháp phân tích nhân tố thực chứng (CFA-Confirmatory Factor Analysis) và kỹ thuật TOSIS để phân tích đánh giá xếp hạng NLCT của các ngân hàng Iran. Tuy nhiên, những biến số được sử dụng trong mơ hình hồi quy xem xét ảnh hưởng của các nhân tố đến năng lực cạnh tranh của các ngân hàng trong các nghiên cứu này lại chủ yếu tập trung ở một số chỉ tiêu như quy mô vốn, tổng dư nợ, tổng tài sản,...và kết quả của nghiên cứu cho rằng năng lực tài chính là nhân tố chính tác động đến năng lực cạnh tranh của các NHTM Iran
Nghiên cứu của Tser-yieth Chen (2005) đã sử dụng mơ hình DEA để đánh giá sự thay đổi của hiệu quả kỹ thuật và nhân tố năng suất tổng hợp; và cũng đã sử dụng mơ hình hồi quy để đánh giá các nhân tố ảnh hửởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM của Đài Loan thời kỳ khủng hoảng tài chính Châu Á... tuy nhiên những biến số được sử dụng trong mơ hình hồi quy xem xét ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng trong các nghiên
cứu này lại chỉ chủ yếu tập trung ở một số chỉ tiêu chính như loại hình sở hữu, quy mơ, và xem xét ảnh hưởng của một số chỉ tiêu khác như ROA, ROE.
Như vậy, qua phần tổng kết các nghiên cứu trên, cho thấy hầu hết các nghiên cứu định lựợng có sử dụng phương pháp phi tham số và mơ hình phân tích nhân tố đánh giá hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của ngân hàng tập trung chủ yếu ở các các nước phát triển, theo đó ngồi các yếu tố định tính thì các chỉ tiêu đánh giá năng lực tài chính ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh của các NHTM, do đó cần phải đánh giá các yếu tố này trong mơ hình đề xuất.
2.2.2.Tổng quan các nghiên cứu trong nước:
Một số nghiên cứu nổi bật như: tác giả Nguyễn Thị Quy (2005) có nghiên cứu về Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong xu thế hội nhập, tác giả Trịnh Quốc Trung (2004) nghiên cứu các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập của ngân hàng thương mại đến năm 2010, tác giả Lê Đình Hạc (2005) nghiên cứu các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; tác giả Đoàn Đỉnh Lam (2007) trong nghiên cứu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần ở thành phố Hồ Chí Minh trong xu thế hội nhập. Các tác giả đã có những phân tích thực nghiệm về năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam trong xu thế hội nhập. Từ việc thu nhập, phân tích số liệu cụ thể qua nhiều năm của các ngân hàng, các tác giả có các kết luận, đánh giá cả định tính và định lượng về thực trạng cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam, cũng như phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại.
Nguyễn Thị Quy (2005) trong bài nghiên cứu “Năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại trong xu thế hội nhập” đã xây dựng một hệ thống các chỉ 4 tiêu cụ thể cho việc đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại. Theo tác giả, các chỉ tiêu này không chỉ tập trung phản ánh nguồn lực hiện có của ngân hàng, vào các chỉ tiêu hoạt động của ngân hàng đó mà cịn phải phản ánh được vị
thế cạnh tranh của ngân hàng đó ở hiện tại và khả năng duy trì, phát triển vị thế cạnh tranh đó trong tương lai. Do đó, các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM bao gồm:
- Tiềm lực tài chính - Tiềm lực về công nghệ
- Nguồn lực quản lý và cơ cấu tổ chức
- Hệ thống kênh phân phối và mức độ đa dạng hoá các các dịch vụ cung cấp Ở mức độ rộng hơn, trong nghiên cứu “Năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại trong xu thế hội nhập” tác giả Nguyễn Thị Quy cho rằng, trong thời kỳ hợp tác quốc tế phát triển mạnh thì vị thế cạnh tranh của một ngân hàng không chỉ phụ thuộc vào nguồn lực nội tại của ngân hàng đó mà cịn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố bên ngoài (đối thủ cạnh tranh, khả năng thâm nhập của đối thủ, các điều kiện môi trường vĩ mơ,…). Do đó, theo tác giả, những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của một ngân hàng, ngồi các nhân tố nội tại cịn có nhiều yếu tố bên ngồi:
- Các điều kiện mang tính nhân tố:
+ Lợi thế cạnh tranh về yếu tố nguồn nhân lực trong lĩnh vực ngân hàng + Nguồn tri thức trong lĩnh vực ngân hàng
+ Trình độ cơng nghệ chung; + Điều kiện vốn
- Điều kiện về cầu đối với dịch vụ ngân hàng;
- Trình độ phát triển của các ngành cạnh tranh, ngành liên quan và phụ trợ; - Môi trường vĩ mơ;
- Đặc điểm về văn hố, xã hội;
Nguyễn Trọng Nghĩa (2007) có các chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại gồm các chỉ tiêu: Năng lực điều hành ngân hàng và cơ cấu tổ chức, danh tiếng uy tín và khả năng hợp tác các ngân hàng, năng lực tài chính, năng lực nhân sự, năng lực mạng lưới, mức độ đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ
Như vậy, các kết quả đạt được và hạn chế của các nghiên cứu này được tổng kết như sau:
Kết quả nổi bật nhất trong các nghiên cứu này :
o Đưa ra khái niệm về năng lực cạnh tranh của NHTM và đánh giá thực trạng đối với một hoặc một số ngân hàng thông qua các chỉ tiêu thể hiện năng lực cạnh tranh của NHTM.
o Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh, từ đó tìm ra giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM.
Đối với nội dung thứ nhất, để đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM, các tác giả thường sử dụng một hệ thống các chỉ tiêu phổ biến như sau:
- Đánh giá năng lực cạnh tranh thông qua phương thức cạnh tranh, thể hiện qua các chỉ tiêu:
Số lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm
Giá cả dịch vụ
Quy mơ và tính hiệu quả của hệ thống phân phối
Hiệu quả của phương thức tiếp cận khách hàng
- Đánh giá năng lực cạnh tranh thông qua các yếu tố phản ánh tiềm lực của ngân hàng:
Vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ, tổng tài sản
Khả năng thanh toán, chi trả
Tỷ lệ an toàn vốn
Số lao động, cơ cấu lao động theo trình độ
Khả năng tiếp cận, sao chép, đổi mới cơng nghệ theo hướng hiện đại hóa
Tác động của hệ thống công nghệ đến sản phẩm, quản trị điều hành
Tính hiệu quả của bộ máy quản lý,…
- Đánh giá năng lực cạnh tranh thông qua kết quả, hiệu quả kinh doanh:
Khả năng sinh lời trên tổng tài sản (ROA), trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Khả năng cho vay, huy động vốn
Chất lượng tín dụng
Thị phần
Uy tín của ngân hàng trên thị trường
Hạn chế của các nghiên cứu này:
Mặc dù các nghiên cứu có giá trị và ý nghĩa thiết thực trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM nhưng do điều kiện kinh tế luôn luôn thay đổi, đặt các nghiên cứu trên trong bối cảnh hiện tại sẽ không tránh khỏi một số hạn chế:
- Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM chưa phản ánh đầy đủ, phù hợp với tính chất của một ngân hàng hiện đại, xu thế phát triển hiện nay của NHTM Việt Nam;
- Các tiêu chí đưa ra nhiều nhưng riêng rẽ, chưa có đánh giá tổng quát vị thế cạnh tranh của một ngân hàng so với các ngân hàng cịn lại vì năng lực cạnh tranh, vị thế cạnh tranh của mỗi ngân hàng đạt được là do sự kết hợp của nhiều tiêu chí khác nhau.
- Các đánh giá đa phần mang tính chủ quan, thiếu kết quả khảo sát thực tế từ khách hàng – là đối tượng có đánh giá khách quan về năng lực cạnh tranh của ngân hàng và phản ánh đúng nhất sự phù hợp của năng lực cạnh tranh ngân hàng đối với xu hướng thị trường.
- Đối với các nhân tố ảnh hưởng, từ đó đề xuất các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh, đa phần các nghiên cứu mới chỉ quan tâm đến các nhân tố nội tại cịn việc phân tích nguồn gốc làm nên các nhân tố đó khơng được phân tích, lượng hố một cách cụ thể, khoa học.
Bảng 2.1. Tổng hợp các nghiên cứu tổng quan về các chỉ tiêu phản ánh đến năng lực cạnh tranh của NHTM
STT Tên biến Tác giả
1 Lực lượng lao động Lee J.Krajewski
và Larry Các phương tiện
Hệ thống và cơng nghệ P.Ritzman (1996) Chi phí và cơ sở hạ tầng 2 Năng lực tài chính Mohammad Bakhtiar Nasrabadi (2010) Thị phần Vốn nhân lực Hoạt động quốc tế Công nghệ thông tin
3
Giá trị thương hiệu
Michael Dunford, Helen Louri và Manfred Rosenstock (2001) Hiệu quả tài chính
Tính bền vững của nguồn thu Tính rõ ràng trong chiến lược Năng lực bán hàng
Năng lực quản lý rủi ro Khả năng tạo sản phẩm Thâm nhập thị trường Đâu tư vào nguồn nhân lực
4 Nhãn hiệu Victor Smith (2002) Sản phẩm Dịch vụ Vốn trí tuệ Chi phí và cơ sở hạ tầng 5 Tiềm lực tài chính Nguyễn Thị Quy (2005) Tiềm lực về cơng nghệ Nguồn nhân lực
Nguồn lực quản lý và cơ cấu tổ chức Hệ thống kênh phân phối và mức độ đa dạng hoá các các dịch vụ cung cấp
6
Năng lực điều hành ngân hàng và cơ cấu tổ chức
Nguyễn Trọng Nghĩa (2007) Danh tiếng uy tín và khả năng hợp tác các
ngân hàng Năng lực tài chính Năng lực nhân sự Năng lực mạng lưới Mức độ đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 đã nêu lên một cách khái quát về năng lực cạnh tranh và các chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh của NHTM. Dựa trên các nghiên cứu trước đây về những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh làm căn cứ xây dựng mơ hình đo lường các chỉ tiêu ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Những cơ sở lý luận này là tiền đề để phân tích năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trong chương 3 và chương 4, tiếp theo đó là đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trong thời gian tới.
CHƯƠNG 3.
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
3.1. Tổng quan về Vietinbank
Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.
Tên giao dịch quốc tế: VietNam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade.
Tên gọi tắt: Vietinbank. Mã Cổ Phiếu: CTG
Tổng số cổ phần: 3.723.404.556 cổ phiếu (tại thời điểm 31/12/2013) Địa chỉ: 108 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: 04.3942.1030 . Fax: 04. 2220.0399. Website: www.vietinbank.vn.
Được thành lập ngày 26/03/1988, trên cơ sở tách ra từ Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam theo nghị định số 53/HĐBT của hội đồng Bộ trưởng. Từ khi thành lập, phát triển (1988) đến nay, Vietinbank đã đánh dấu quá trình chuyển đổi mơ hình kinh doanh truyền thống sang mơ hình mới hiện đại bao gồm khối bán lẻ, bán bn, mơ hình kinh doanh chuyên nghiệp theo từng nhóm khách hàng…Tạo tiền đề cho việc phát triển thành tập đồn tài chính ngân hàng đa năng với hai trụ cột chính là NHTM và Ngân hàng đầu tư.
3.2.Thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam
3.2.1.Năng lực tài chính
Quy mô vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu, Vietinbank tích cực tăng vốn chủ sở hữu để nâng cao năng lực tài chính và khả năng hoạt động của mình. Vốn chủ sở hữu của Vietinbank từ năm 2011 đến 2014 liên tục tăng với tốc độ tăng trưởng khá cao, năm 2011 mới chỉ đạt 28.490 tỷ đồng, năm 2013 đạt gần gấp đôi 54.074 tỷ đồng và năm 2014 đạt cao nhất 55.012 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 20%/1 năm, tuy
nhiên năm 2014 với hàng loạt khó khăn chung của tình hình tài chính thế giới, đồng thời việc tăng vốn mạnh mẽ trong năm 2013, vốn chủ sở hữu của Vietinbank chỉ tăng 1,81% so với năm 2013.
Bảng 3.1: Vốn chủ sở hữu của Vietinbank qua các năm
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm 2011 2012 2013 2014
Vốn điều lệ 20.229.722 26.217.545 37.234.046 37.234.045
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản - - - -
Thặng dư vốn cổ phần 1.944.169 2.210 8.971.478 8.974.770
Các quỹ của Ngân hàng 1.476.203 2.433.966 3.374.995 4.250.372 Chênh lệch tỷ giá hối đoái 300.163 302.101 317.641 338.463 Lợi nhuận chưa phân phối 4.540.639 4.668.709 4.176.506 4.215.157
Tổng vốn chủ sỡ hữu 28.490.896 33.624.531 54.074.666 55.012.808
(Nguồn: BCTC Vietinbank các năm)
Vốn điều lệ là tiềm lực tài chính, là điều kiện đảm bảo an toàn trong hoạt động của các NHTM, là uy tín để tạo lịng tin đối với cơng chúng. Với tiền thân là