Nghiên cứu định lượng

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần công thương VN (Trang 62 - 63)

2.1.4 .Các chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh của NHTM

4.1.4 Nghiên cứu định lượng

Mục đích của bước nghiên cứu này là để kiểm định lại mơ hình nghiên cứu đề xuất trên, và đo lường các nhân tố trong mơ hình nghiên cứu. Nghiên cứu trên được thực hiện bằng cách lấy ý kiến các cá nhân (bao gồm các cá nhân đại diện cho tổ chức) có độ tuổi từ 18 trở lên (đa số đều đã và đang sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng) dựa trên Bảng câu hỏi khảo sát được soạn sẵn. Việc phân phối các bảng câu hỏi khảo sát này được cung cấp cho các chi nhánh NHTMCP Công Thương Việt Nam trên địa bàn các thành phố lớn như Thành Phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội để thu thập dữ liệu.

Thang đo sử dụng trong nghiên cứu là thang đo Likert với 5 mức độ từ thấp (1) đến cao (5) (Bảng câu hỏi khảo sát chính thức xem phụ lục)

Nội dung Bảng khảo sát gồm 3 phần:

Phần 1: Thông tin cơ bản về đáp viên gồm họ tên và đơn vị công tác Phần 2: Những câu hỏi thu thập thông tin người phỏng vấn

Phần 3: Những câu hỏi nhận định về 7 nhân tố bao gồm: (1) Uy tín thương hiệu , (2) Mức độ đa dạng và chất lượng các sản phẩm dịch vụ, (3) Năng lực tài chính, (4) Năng lực về mạng lưới, (5) Năng lực về công nghệ, (6) Năng lực nhân sự và (7) Năng lực quản trị và điều hành.

Mô tả mẫu nghiên cứu

Nghiên cứu chính thức được áp dụng phương pháp định lượng với phương pháp lấy mẫu thuận tiện (phi xác suất). Đây là phương pháp chọn mẫu phi xác suất trong đó nhà nghiên cứu có thể chọn các đối tượng mà họ có thể tiếp cận được

(Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2007). Ưu điểm của phương pháp này là dễ tiếp cận đối tượng nghiên cứu và thường sử dụng khi bị giới hạn về thời gian và chi phí. Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là khơng xác định được sai số do lấy mẫu.

Để đảm bảo tính khách quan, tác giả đã lấy ý kiến đa số các khách hàng đã và đang sử dụng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Thông tin được thu thập thơng qua hình thức lấy ý kiến từ bảng câu hỏi gửi trực tiếp hoặc gửi.

Kích thước mẫu

Có nhiều quy ước về kích thước mẫu, chẳng hạn như Hair & ctg (1998) cho rằng kích thước mẫu phải tối thiểu từ 100 đến 150, theo Gorsuch (1983) cho rằng phân tích nhân tố cần ít nhất 200 quan sát. Tuy nhiên, tác giả theo quan điểm của Bollen (1989) cho rằng kích thước mẫu tối thiểu là 5 quan sát cho một câu hỏi cần ước lượng. Theo đó, nghiên cứu này có 30 câu hỏi, vì vậy kích thước mẫu tối thiểu là 30 x 5 = 150. Để đạt được tối thiểu 150 quan sát, tác giả đã gửi 210 bảng câu hỏi đến các khách hàng của Ngân hàng TMCP Công thương.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần công thương VN (Trang 62 - 63)