Các yếu tố ảnh hưởng tới cho vay KHDN nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) Phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội Việt Nam – chi nhánh Hoàng Quốc Việt” (Trang 25 - 30)

5. Kết cấu khóa luận

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới cho vay KHDN nhỏ và vừa

1.3.1 Các yếu tố mơi trường bên ngồi

1.3.1.1 Môi trường vĩ mơ

Mơi trường tự nhiên: Mơi trường tự nhiên có ảnh hưởng mọi mặt đến đời sống

xã hội nói chung cũng như nền kinh tế nói riêng. Đặc biệt, khi môi trường tự nhiên biến đổi không thuận lợi như bão, lũ, thiên tai, dịch bênh,…sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, điều đó cũng ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.

Môi trường kinh tế: Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính quan trọng

của nền kinh tế do đó bất kỳ sự biến động cảu nền kinh tế đều tác động đến hoạt động cho vay của ngân hàng, trong đó có hoạt động cho vay KHDN nhỏ và vừa. Một nền kinh tế phát triển bền vững sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng phát triển được nhiều sản phẩm dịch vụ cho vay đối với các DNVVN, các chính sách tín dụng cũng được nới lỏng tạo điều kiện cho vay đối với các DNVVN. Mặt khác, các doanh nghiệp cũng có doanh thu ổn định, chưng minh được khả năng trả nợ đối với ngân hàng, tạo được niềm tin cho ngân hàng cấp vốn.

Mơi trường chính sách, pháp luật: Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài

chính có sức ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế, nắm giữ một lượng lớn tiền bạc và tài sản của nền kinh tế chính vì vậy ngân hàng sẽ phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ của các quy định pháp luật. Điều này không chỉ đảm bảo sự an tồn cho ngân hàng mà cịn đảm bảo cho sự ổn định chính trị của nền kinh tế. Mỗi quốc gia khác nhau, tùy thuộc vào

tính chất chính trị của quốc gia đó mà sẽ có các quy định khác nhau về tổ chức hoạt động của các ngân hàng cũng như chính sách cho vay đối với các DNVVN. Nếu các quy định về chính sách, pháp luật đầy đủ, chặt chẽ, không rườm rà và chồng chéo lên nhau sẽ tạo điều kiện cho hoạt động của NHTM nói chung và chính sách cho vay DNVVN nói riêng. Hệ thống luật pháp ổn định, chính sách tiền tệ được được nới lỏng cũng như các chính sách hỗ trợ cho NHTM tốt sẽ tạo điều kiện cho vay DNVVN của các NHTM được thúc đẩy đồng thời là cơ sở để nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ tài chính cho dân cư, đảm bảo mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng.

Mơi trường văn hóa – xã hội: Yếu tố văn hóa - xã hội tác động tới mọi người

trong xã hội, từ người cho vay đến người đi vay. Yếu tố này sẽ ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến quyết định cho vay cũng như cấp tín dụng của NHTM đối với DNVVN. Mặt khác, yếu tố văn hóa – xã hội cũng ảnh hưởng ngược lại tới thái độ cũng như nhu cầu của khách hàng đối với ngân hàng.

1.3.1.2 Môi trường ngành

Đối thủ cạnh tranh:

Ngày nay, với sự ra đời của hàng loạt các NHTM, với những chính sách ưu đãi khác nhau khiến cho khách hàng càng khó đưa ra quyết định. Mặt khác, thị trường cho vay DNVVN đang là một thị trường tiềm năng mà ngân hàng nào cũng muốn khai thác, điều này khiến cho thị phần cho vay đối với các DNVVN bị chia nhỏ. Điều này khiến cho các ngân hàng phải có những chiến lược để thu hút khách hàng, giữ chân khách hàng cũ và khai thác được khách hàng mới. Việc xuất hiện càng nhiều ngân hàng, sẽ khiến cho thị phần cho vay DNVVN nhỏ của ngân hàng ngày càng bé lại, dẫn đến việc giảm sút về quy mô cho vay nhưng cũng đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng hoạt động cho vay cũng như chính sách cho vay đối với các DNVVN.

Đối tác kinh doanh:

Để đáp ứng nhu cầu của DN, các NHTM luôn phải cải thiện cũng như nâng cao sản phẩm dịch vụ, mở rộng các sản phầm dịch vụ để có thể thu được nhiều phí dịch vụ từ phía khách hàng. Các dịch vụ gia tăng khác, dịch vụ bán chéo cảu ngân hàng càng được mở rộng. Việc hợp tác với nhiều cơng ty tài chính, cơng ty bảo hiểm, hay chính các ngân hàng thương mại khác sẽ giúp ngân hàng có thể mở rộng được nhiều chính sách, sản phẩm, dịch vụ đa dạng hơn, cạnh tranh hơn, đáp ứng được nhu cầu của DN,

đem lại lớn nhuận cho ngân hàng. Mặt khác, hiện nay khi các ngân hàng đang “chạy đua” cải tiến công nghệ dịch vụ, việc hợp tác, sử dụng phần mềm công nghệ hiện đại sẽ giúp nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Khách hàng DNVVN:

Nền kinh tế càng ngày phát triển, số lượng DNVVN ngày càng nhiều , nhu cầu vay vốn của các DN theo đó cũng ngày một tăng. Tuy nhiên, để hạn chế rủi ro, các ngân hàng buộc phải đưa ra các điều kiện cho vay đối với từng mục đích vay khác nhau của DN. Mặt khác, thực tế các DNVVN hiện nay, một phần do quy mơ cịn nhỏ nên trình độ quản lý cịn chưa cao, phần khác tài chính cịn thiếu minh bạch cho nên không phải DN nào cũng đáp ứng được điều kiện vay của ngân hàng. Nếu khả năng của khách hàng tốt thì chất lượng khoản vay tốt và quy mơ cho vay lớn và ngược lại.

1.3.2 Các yếu tố mơi trường bên trong

Văn hóa, sứ mệnh, mục tiêu:

Trong suốt q trình hình thành và phát triển, MB ln đi đúng với sứ mệnh mà ngân hàng đặt ra từ những thời điểm ban đầu: “MB dành mọi nỗ lực gây dựng một đội

nhũ nhân lực tinh thông về nghiệp vụ, tận tâm trong phục vụ nhằm mang lại cho các doanh nghiệp, các cá nhân những giải pháp tài chính – ngân hàng khơn ngoan với chi phí tối ưu và sự hài lịng mỹ mãn”. Giá trị cốt lõi mà ngân hàng xây dựng không nằm

ở tài sản mà là ở những giá trị tinh thần mà mỗi thành viên MB luôn coi trọng và phát huy bao gồm sáu giá trị cơ bản: Hợp tác – Tin cậy – Chăm sóc khách hàng – Sáng tạo – Chuyên nghiệp – Hiệu quả.

Thương hiệu và lợi thế kinh doanh: Mỗi ngân hàng đều có những điểm mạnh,

điểm yếu khác nhau, điều này một phần là do văn hóa khác nhau của ngân hàng, một phần là do quan điểm quản trị rủi ro của ngân hàng đó, cho nên có ngân hàng sản phẩm cho vay của họ rất mạnh về mảng này nhưng lại khơng tài trợ ở mảng khác. Chính vì vậy, ở mỗi ngành nghề, các ngân hàng khác nhau sẽ có những ưu đãi về lãi suất khác nhau, ưu đãi về giá khác nhau, điều này tạo nên sự đa dạng về sản phẩm cho vay về DNVVN trên thị trường.

Năng lực tài chính và khả năng quản lý của ngân hàng: Năng lực tài chính

của ngân hàng xác định dựa trên quy mô tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, lợi nhuận sau thuế, tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ. Ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn, khả năng

huy động vốn trong ngắn hạn lớn, tài sản có tính thanh khoản cao, tỷ lệ nợ q hạn ít thì có thể coi là ngân hàng đó có năng lực tài chính tốt, do đó ngân hàng có thể có nhiều chính sách ưu đãi, sản phẩm cho vay tốt tài trợ cho nhiều ngành nghề, mở rộng được hoạt động cho vay DNVVN. Ngược lại, ngân hàng có năng lực tài chính khơng tốt, ngân hàng sẽ không đủ năng lực tài trợ cho việc vay vốn của các DNVVN, chính sách cho vay của ngân hàng sẽ thắt chặt, các điệu kiện cho vay sẽ khắt khe hơn, do đó việc tài trợ cho các DNVVN sẽ bị hạn chế, hoạt động cho vay DNVVN sẽ không phát triển. Mặt khác, quản điểm quản trị rủi ro của mỗi ngân hàng sẽ khác nhau, điều này cũng sẽ làm cho các sản phẩm cho vay của nhiều ngân hàng sẽ khác nhau, có thể có ngân hàng đối với ngành nghề nào đó sẽ tài trợ cịn có ngân hàng thì khơng.

Năng lực, trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng: Đội ngũ cán bộ đơng đảo,

nhiều kinh nghiệm, có trình độ chun mơn, nghiệp vụ tốt cùng với phẩm chất đạo đức sẽ làm cho chất lượng hoạt động cho vay DNVVN cũng tốt hơn. Nhất là đối với hoạt động cho vay DNVVN, trong đó phần lớn là tài chính của các doanh nghiệp cịn thiếu độ chính xác, việc cán bộ tín dụng có trình độ tốt, có quan điểm quản trị rủi ro tốt sẽ thúc đẩy việc cho vay trở nên nhanh chóng, chất lượng cho vay cao, hạn chế được rủi ro tín dụng, phục vụ khách hàng tốt nhờ đó thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng, các đối tác của khách hàng nhờ đó mở rộng được hoạt động cho vay của ngân hàng. Ngược lại, nếu cán bộ tín dụng trình độ chun mơn còn yếu, phẩm chất đạo đức kém, cấu kết với khách hàng trục lợi cá nhân sẽ làm cho chất lượng cho vay của ngân hàng giảm sút, hạ thấp hình ảnh uy tín của ngân hàng, gây tình trạng nợ xấu, nợ quá hạn cao, làm kết quả kinh doanh của ngân hàng thua lỗ.

Thiếu thông tin về khách hàng: Ngân hàng khơng nắm rõ được tình hình tài

chính của khách hàng, thiếu thông tin về phương án kinh doanh của khách hàng hoặc thông tin về phương án kinh doanh của khách hàng thiếu chân thực dẫn đến nhận định sai về hiệu quả kinh doanh của khách hàng, không xác định được thời hạn cho vay, thiếu kiểm sốt về dịng tiền về của khách hàng. Điều này làm ảnh hưởng khơng tốt đến chất lượng tín dụng của ngân hàng.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) Phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội Việt Nam – chi nhánh Hoàng Quốc Việt” (Trang 25 - 30)