Các chỉ tiêu về tăng trưởng tín dụng, cơ cấu và quản lý rủi ro

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) Phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội Việt Nam – chi nhánh Hoàng Quốc Việt” (Trang 45 - 53)

5. Kết cấu khóa luận

2.2 Tình hình cho vay KHDN nhỏ và vừa tại chi nhánh

2.2.3 Các chỉ tiêu về tăng trưởng tín dụng, cơ cấu và quản lý rủi ro

Phát triển khách hàng DNVVN:

Bảng 2.4: Số lượng khách hàng DNVVN tại MB Hoàng Quốc Việt giai đoạn 2016-2018

Chỉ tiêu 2016 2017 2018

Tổng số doanh nghiệp 332 355 367

Số lượng khách hàng DNVVN 250 278 283

Tỷ trọng khách hàng DNVVN/Tổng khách hàng 75,30% 78,29% 77,11%

(Nguồn: Báo cáo phịng tổng hợp MB Hồng Quốc Việt)

Từ bảng số liệu trên ta thấy, số lượng khách hàng DNVVN chiếm một tỷ lệ khá cao trong tổng số KH tại chi nhánh. Trong cả giai đoạn 2016-2018, tỷ trọng khách hàng DNVVN/Tổng khách hàng đều dao động quanh mức gần 80%, gấp hơn 2,5 lần khách hàng DN lớn. Có thể chứng kiến số lượng khách hàng DNVVN tăng lên theo từng năm, từ 250 DN năm 2016 lên 278 DN trong năm 2017 và 283 DN trong năm 2016. So với tốc độ tăng trưởng của tổng số doanh nghiệp vay vốn, thì năm 2017 có thể thấy được sự tăng lên mạnh mẽ của khách hàng DNVVN. Điều này thể hiện chi nhánh đã tăng cường tìm hiểu và tiếp thị tới đối tượng khách hàng DNVVN, thực hiện đúng chủ trương chính sách của Chính phủ trong việc hỗ trợ

DNVVN. Đặc biêt, trong năm 2017, các DNVVN cũng có xu hướng tăng lên mạnh mẽ. Mơt phần, do mới thành lập mà các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn cao, hai là các DN ln có tâm lý tìm kiếm những nguồn vốn chất lượng, an tồn, một ngân hàng uy tín trên thị trường để đồng hành cùng DN phát triển, trong đó ngân hàng TMCP Quân đội là một ưu tiên hàng đầu cho tiêu chí này. Sang đến năm 2018, số lượng DNVVN vẫn có xu hướng tăng nhưng có phần chững lại và chậm hơn so với năm 2017. Điều này phù hợp chung với xu hướng chung của nền kinh tế. Sở dĩ, xét chung trong xu hướng mở rộng DNVVN hiện nay và Hồng Quốc Việt nói riêng là một trong những trọng điểm kinh tế phía Tây của Hà Nội với tốc độ gia tăng DNVVN cao, mức tăng như vậy tuy cao nhưng vẫn cịn chưa đạt đúng kỳ vọng từ

phía ban lãnh đạo ngân hàng. Phát triển quy mô cho vay:

Bảng 2.5: Dư nợ tín dụng DNVVN tại MB Hồng Quốc Việt giai đoạn 2016-2018 (Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Tổng dư nợ 10.144.870 12.425.128 16.270863 Dư nợ tín dụng DNVVN 2.576.796 3.429.335 3.584.471 Tốc độ tăng dư nợ 13,04% 15,8% 22,03% Tỷ trọng 25,4% 27,6% 30,7%

(Nguồn: Báo cáo phịng tổng hợp MB Hồng Quốc Việt)

Ta thấy được dư nợ tín dụng DNVVN của chi nhánh tăng mạnh vào năm 2018 với mức tăng 22,03%, lên đến 3.584.471 triệu đồng. Tuy nhiên con số 3.584.471 triệu đồng năm 2018 vẫn tăng lên đáng kể nếu so sánh với năm 2016. Có sự tăng lên như vậy, một phần là do số lượng khách hàng DNVVN của chi nhánh liên tục tăng trong thời gian vừa qua như đã phân tích ở trên. Cịn thực chất để đánh giá chi nhánh đang mở rộng hay thu hẹp tín dụng đối với DNVVN này thì cịn phải xét đến tỷ trọng dư nợ tín dụng của loại DN này trong tổng dư nợ của chi nhánh trong thời gian vừa qua.

Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng dư nợ tín dụng với khách hàng DNVVN trong tổng dư nợ tại MB Hoàng Quốc Việt

(Nguồn: Báo cáo phịng tổng hợp MB Hồng Quốc Việt)

Từ biểu đồ 2.1 cho thấy, tỷ trọng dư nợ cho vay DNVVN của chi nhánh cũng đang dần được cải thiện. Thể hiện trong năm 2016 với 25,4%, sau 2 năm con số đã tăng lên trên 30,7% vào năm 2018. Điều đáng nói là tốc độ tăng dư nợ với DNVVN trong 2 năm 2017 và 2018 đều cao hơn tốc độ tăng tổng dư nợ của chi nhánh trong khi tổng dư nợ tăng 6,57% trong năm 2017, dư nợ cho vay DNVVN tăng 15,8%. Mặt khác, mặc dù tổng dư nợ tăng trên 6,8% trong năm 2018 thì mức tăng đối với dư nợ DNVVN lên đến 22,03%. Điều này chứng minh chi nhánh đã làm tốt công tác mở rộng cho vay đối với đối tượng DNVVN như kế hoạch đề ra, càng ngày càng ưu tiên cho vay các DN này.

Dư nợ tín dụng theo kỳ hạn cho vay

Bảng 2.6: Dư nợ tín dụng theo kỳ hạn tại MB Hồng Quốc Việt giai đoạn 2016-2018 (Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Dư nợ CV DNVVN 2.576.796 3.429.335 3.584.471 Dư nợ CV DNVVN ngắn hạn 2.043.141 2.464.320 2.519.88 3 Dư nợ CV DNVVN trung - dài hạn 533.654 965.014 1.064.587 Tỷ trọng dư nợ CV DNVVN trung - dài hạn 20,71% 28,14% 29,70%

(Nguồn: Báo cáo phịng tổng hợp MB Hồng Quốc Việt)

Có thể thấy trước đây xu hướng chung của ngành chủ yếu tài trợ các khoản vay tín dụng ngắn hạn, tài trợ vốn lưu động cho các DNVVN để ổn định và quay vòng hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, qua bảng số liệu trên cho thấy MB Hoàng Quốc Việt đang có xu hướng nâng tỷ trọng cho vay trung và dài hạn DNVVN. Cụ thể, trong năm 2016, chi nhánh chỉ cung cấp khoảng 20,71% lượng vốn cho các DNVVN, song con số này tăng lên 28,14% trong năm 2017 và 29,70% trong năm 2018. Đây là kết quả của chính sách tăng cường hỗ trợ DNVVN, đặc biệt là những DN có nhu cầu vay vốn trung-dài hạn để mở rộng SXKD.

Nhưng nhìn chung, tỷ trọng của tín dụng trung-dài hạn vẫn cịn khiêm tốn so với tín dụng ngắn hạn DNVVN. Mặc dù tỷ trọng tăng lên qua từng năm nhưng lượng vốn cho vay trung-dài hạn hiện nay chỉ bằng khoảng một nửa so với lượng vốn vay trong ngắn hạn. Điều nay có thể giải thích là: do nhu cầu tín dụng ngắn hạn của DNVVN trên địa bàn lớn hơn so với nhu cầu vốn trung-dài hạn, hơn nữa phần lớn KH của chin nhánh hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại với những hoạt động sản xuất kinh doanh mang tính mùa vụ, khơng thường xun. Trong khi đó, cho vay trung-dài hạncó thể nói chứa đựng nhiều rủi ro hơn cho vay ngắn hạn, khi nguồn vốn huy động từ khách hàng tập trung chủ yếu vào kỳ hạn 1-3 tháng đặc biệt trong bối cảnh kinh tế nhiều biến động hiện nay. Mặt khác, nhiều DNVVN còn chưa đáp ứng được những điều kiện cho vay trung-dài hạn chặt chẽ sở dĩ món vay trung-dài hạn thường chứa đựng nhiều rủi ro lớn hơn nên cần nhiều quy định cho

vay chặt chẽ hơn.

Tình hình nợ xấu của các DNVVN

Theo thông tư 02/2015/TT-NHNN, nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn).

Bảng 2.7: Tình hình nợ xấu tại MB Hồng Quốc Việt giai đoạn 2016-2018

(Đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu 2016 2017 2018

Tổng nợ xấu 564.060 279.148 236.216

Nợ xấu của DNVVN 22.676 10.973 7.061

Mức tăng nợ xấu hàng năm n/a (57,35%) 25,26%

Tỷ trọng nợ xấu của DNVVN/tổng nợ xấu 21,89% 8,14% 6,59%

Dư nợ cho vay DNVVN 2.576.796 3.429.335 3.584.471

Tỷ lệ nợ xấu DNVVN/tổng dư nợ cho vay

DNVVN 0,88% 0,32% 0,197%

(Nguồn: Báo cáo phịng tổng hợp MB Hồng Quốc Việt)

Qua số liệu bảng trên có thể thấy nợ xấu của DNVVN tại MB Hoàng Quốc Việt giảm mạnh trong năm 2017 giảm 11.703 triệu đồng. Trong năm 2017 dưới sự chỉ đạo quyết liệt từ phía Ban giám đốc, áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp như: theo dõi chặt chẽ tình hình hoạt động của khách hàng có nợ xấu, yêu cầu cam kết trả nợ, bán tài sản…cố gắng cải thiện tình hình nợ xấu, chi nhánh đã đẩy mạnh cấp tín dụng ra nền kinh tế đáp lại những tín hiệu tốt từ thị trường.

Sang năm 2018, MB Hoàng Quốc Việt đã giữ vững và nâng cao chất lượng tín dụng, thường xuyên theo sát định hướng chỉ đạo từ phía NHNN, NH TMCP Quân đội trong từng thời kỳ, đồng thời tăng cường chất lượng thẩm định, tuân thủ đúng cơ chế, quy định, quy trình nghiệp vụ; thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình hình SXKD, tình hình tài chính và giám sát chặt chẽ tình hình sử dụng vốn vay đối với tất cả các khách hàng; Đơn vị kinh doanh đã chủ động đàm phán với khách hàng để bổ sung tài sản bảo đảm; Ưu tiên tăng trưởng tín dụng đối với khách hàng tốt, khách hàng đáp ứng đủ điều kiện tín dụng, có dự án/phương án khả thi, có đủ

nguồn trả nợ NH khi đến hạn; Giảm dần dư nợ đối với khách hàng có tình hình tài chính khơng ổn định, yếu kém, hoạt động SXKD kém hiệu quả; Tích cực trong việc thu nợ xử lý rủi ro….

Biểu đồ 2.3: Tình hình nợ xấu tại MB Hồng Quốc Việt năm 2016-2018

(Đơn vị: Triệu đồng)

(Nguồn: Báo cáo phịng tổng hợp MB Hồng Quốc Việt)

Quan sát số liệu từ biểu đồ 2.3, với những cố gắng của Chi nhánh, nợ xấu của DNVVN trong năm 2018 giảm xuống còn 0,197%. Điều này cho thấy chính sách tín dụng an tồn và hiệu quả của chi nhánh đối với các DNVVN, đồng thời Ban Lãnh đạo đã có sự quản lý sát sao kết hợp với năng lực làm việc của các cán bộ tín dụng đã có sự tiến bộ đáng kể đã giúp kiểm soát tốt tỷ lệ nợ xấu.

Tuy rằng tỉ trọng nợ xấu của DNVVN/tổng nợ xấu năm 2016 gần 22%, tuy nhiên con số này liên tiếp giảm trong 2 năm sau đó, chỉ cịn 8,14% trong năm 2017 và 6,59% trong năm 2018. Chi nhánh đã làm tốt, vượt chủ trương kế hoạch đề ra là duy trì tỷ trọng nợ xấu an tồn ở ngưỡng 1% như đã đề ra.

Vịng quay vốn tín dụng:

Bảng 2.8: Vịng quay vốn vay tại chi nhánh Hồng Quốc Việt giai đoạn năm 2016 -2018

Chỉ tiêu 2016 2017 2018

Doanh số thu nợ DNVVN 4.586.697 7.681.710 7.921.681

Dư nợ cho vay DNVVN 2.576.796 3.429.335 3.584.471

Vịng quay vốn tín dụng 1,78 2,24 2,21

Chỉ tiêu vòng quay vốn là chỉ tiêu phản ánh tốc độ chu chuyển vốn của ngân hàng trong thời gian nhất định. Vòng quay vốn càng lớn chứng tở việc thu nợ ngày càng tốt. Nhìn vào số liêu qua bảng trên, có thể thấy vịng quay vốn vay đã có nhiều chuyển biến tích cực từ năm 2016 đến năm 2018. Trong giai đoan này, ban lãnh đạo chi nhánh ngân hàng đã có những chính sách quyết liệt, chuyển hướng trong chỉ đạo cho vay, tập trung vào chủ yếu là cho vay ngắn hạn để tăng tốc độ chu chuyển vịng quay vốn tín dụng. Thực hiện theo đúng chỉ đạo của ban lãnh đạo ngân hàng, vòng quay vốn năm 2017 đã cải thiện đáng kể, tăng từ 1,78 vòng trong năm 2016 lên 2,24 vòng năm 2017. Vòng quay vốn tăng thể hiện khả năng thu hồi nợ đúng hạn, đảm bảo khả năng thanh toán, giúp giảm thiểu rủi ro. Sang đến năm 2018, vòng quay vốn giảm nhẹ so với năm 2017 nhưng không đáng kể, vẫn ở mức tăng trưởng chấp nhận được.

Tỷ lệ trích lập dự phịng rủi ro:

Bảng 2.9: Tỷ lệ trích lập DPRR chi nhánh Hồng Quốc Việt năm 2016 -2018

Chỉ tiêu 2016 2017 2018

DPRR cho vay DNVVN

được trích 9.792 17.833 18.281

Dư nợ cho vay của DNVVN 2.576.796 3.429.335 3.584.471

Tỷ lệ trích (%) 0,38 0,52 0,51

Tỷ lệ này cho biết dự phòng rủi ro cho vay DNVVN được trích lập so với dư nợ cho vay DNVVN là bao nhiêu. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ chất lượng của

khoản vay này chưa tốt, vẫn phải trích lập nhiều để dự phịng rủi ro xảy ra. Nhìn vào bảng số liệu, có thể thấy năm 2016 là năm có tỷ lệ trích lập DPRR thấp nhất 0,38%. Sở dĩ là do tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu ở mức thấp nên chỉ cần trích một lượng nhỏ để dự phòng rủi ro. Đến năm 2017 tỷ lệ này tằng lên 0,52% và sang năm 2018 có sự giảm nhẹ xuống cịn 0,51%. Mặc dù trong hai năm này có sự biến động, tỷ lệ trích lập DPRR tăng nhưng vẫn trong ngưỡng chấp nhận được. Cũng có thể giải thích vấn đề này, bởi trong năm 2017 và 2018 có sự tăng mạnh về dư nợ cho vay DNVVN cùng với sự mở rộng những khoản vay mới, những dư nợ mới cho nên để dư phòng rủi ro, ban lãnh đạo chi nhánh đã đề xuất tăng tỷ lệ trích lập DPRR để đảm bảo an tồn và chất lượng tín dụng, đề phòng nguy cơ mất vốn. Năm 2018, tỷ lệ này đã có xu hướng giảm xuống, chứng tỏ sự điều chỉnh của ban lãnh đạo là hợp lý, hoạt động của chi nhánh dần ổn định.

*Chỉ tiêu định tính:

Sự đa dạng hóa dịch vụ và sức cạnh tranh:

Qua phân tích số liệu các chỉ tiêu trên, có thể thấy rằng việc dư nợ cho vay DNVVN đều tăng trưởng mạnh qua các năm. Điều này thể hiện ở sự chỉ đạo quyết liệt từ phía ban lãnh đạo đã giúp cho chi nhánh có những hướng đi đúng đắn trong việc phát triển khách hàng mới, phát triển cho vay DNVVN. Có thể thấy, từ năm 2016 đến năm 2018, ngân hàng đã thực hiện rất nhiều chính sách mới, phát triển các sản phẩm dịch vụ đa dạng, tiện ích. Ngân hàng có rất nhiều các dịch vụ từ cho vay, bảo lãnh, thanh toán quốc tế,… mỗi dịch vụ lại bao gồm nhiều dịch vụ giá trị gia tăng khác, đem về nguồn thu từ nhiều phía cho ngân hàng. Ví dụ như hoạt động cho vay mua ô tô, ngân hàng sẽ bán thêm sản phẩm bảo hiểm cho ô tô, tăng cường các hoạt động, các phong trào thi đua bán chéo từ cá nhân sang doanh nghiệp và sàn giao dịch cho doanh nghiệp,…việc mở rộng các dịch vụ như vậy không chỉ mang đến sự đa dạng cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà cịn góp phấn khai thác được tối đa nhu cầu của khách hàng, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Ví dụ như khi doanh nghiệp đi bán các sản phẩm cho vay phục vụ doanh nghiệp có thể bán thêm gói trả lương doanh nghiệp, bảo hiểm cho nhân viên, mở thẻ tín dụng,….

Quy mơ khách hàng DNVVN vay vốn:

tăng từ năm 2016 đến năm 2018, điều này không chỉ thể hiện ở số lượng khách hàng DNVVN khơng ngừng tăng mà cịn thể hiện ở chiều sâu như tỷ trọng dư nợ, tỷ lệ nợ xấu hay tỷ lệ trích lập dự phịng rủi ro tín dụng. Qua phân tích từ số liệu, thấy được rằng quy mô tăng trưởng khách hàng DNVVN không chỉ thể hiện ở lượng mà còn thể hiện về chất, sự tăng trưởng này không chỉ phù hợp với xu thế chung của thị trường, đạt được mục tiêu hiệu quả kỳ vọng từ phía ban lãnh đạo chi nhánh.

Chất lượng dịch vụ cho vay DNVVN:

Việc nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay DNVVN không những giúp ngân hàng đạt được lợi ích về mặt kinh tế mà cịn giúp nâng cao vị thế, hình ảnh của ngân hàng. Trên quan điểm của ngân hàng, việc đổi mới nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay thể hiện được sự chuyên nghiệp của Ngân hàng, giúp đổi mới hình ảnh, nâng cao giá trị ngân hàng, thu hút khách hàng. Trong những năm qua, ban lãnh đạo ngân hàng đã có những chỉ đạo sát sao, thực hiện đúng theo chủ trương từ phía ngân hàng, hạn chế cấp tin dụng đối với các ngành nghề hạn chế của MB như thép, bất động sản, kinh doanh chứng khốn,…thực hiện đúng quy định, duy trì nợ xấu, nợ quá hạn trong mức cho phép dưới 1%.

Tiến hành phát phiếu điều tra phỏng vấn cho phòng KHDN SME: Giám đốc, các anh chị chuyên viên quan hệ tín dụng. Số lượng phiếu phát 20, thu hồi 20. Qua việc thu thập phiếu điều tra nhằm thu thập số liệu cho thấy:

Về việc đánh giá mức độ cần thiết của việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ cho vay DNVVN.

Có 80% ý kiến cho rằng là rất cần thiết, 20% ý kiến cho rằng việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ cho vay DNVVN là cần thiết và khơng có ý kiến nào cho rằng là khơng cần thiết. Điều này cho thấy phần lớn các chuyên viên tín dụng đều cho thấy tầm quan trọng của chất lượng dịch vụ đến phát triển cho vay DNVVN

Một phần của tài liệu (Luận văn Đại học Thương mại) Phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội Việt Nam – chi nhánh Hoàng Quốc Việt” (Trang 45 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)