2 .1MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA CƠ BẢN
4.3. CÁC ĐỀ XUẤT VỚI VẤN ĐỀ CÔNG NGHỆ MARKETING BÁN BUÔN
4.3.2.1 KIẾN NGHỊ VĨ MÔ :
- Nhà nước tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho doanh nghiệp phát huy quyền chủ động kinh doanh, đặc biệt chủ động trong điều hành và quyết định giá bán thức ăn chăn ni, trong tính tốn xác định chi phí giá thành đầu vào và quyết định giá bán sản phẩm đầu ra.
- Cần làm rõ ràng về thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan chức năng của các cơ quan Nhà nước với các cơng ty có vốn nước ngồi, vì thiếu sự kiểm sốt của Nhà nước trong công tác quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kho, cửa hàng kinh doanh thức ăn chăn nuôi.
- Phải quản lý hạn ngạch nhập khẩu thông qua giao chỉ tiêu nhập khẩu tối thiểu hàng năm cho các doanh nghiệp.
- Nhà nước thực hiện các chính sách điều tiết của mình thơng qua thuế, phí xuất nhập khẩu đối với mặt hàng này sử dụng các công cụ hành pháp để tạo ra môi trường cạnh tranh thuận lợi trong nước, từ đó tạo ra khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
- Nhà nước phải có đủ khả năng can thiệp ngay từ đầu mỗi khi thấy thị trường có biểu hiện của sự lũng đoạn, độc quyền. Nhằm duy trì hoạt động của thị trường ở trạng thái cân bằng, đảm bảo sự tăng trưởng ổn định và bền vững kinh tế, đối với mọi thành phần kinh tế, thì vai trị Nhà nước lúc này là không thể thiếu.
- Cần chuyển đổi cơ chế quản lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi nước ta cho phù hợp với thị trường thức ăn chăn nuôi quốc tế; từ bỏ hẳn cơ chế bao cấp, định giá, quản
lý theo kiểu hành chính dối với kinh doanh thức ăn chăn ni. Cần chuyển kinh doanh thức ăn chăn ni theo cơ chế thị trường có điều tiết. Điều này giúp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh của mình, từ đó tạo điều kiện để thực hiện mục tiêu ổn định giá thức ăn chăn nuôi, tạo tiền đề giúp các ngành kinh tế ổn định và phát triển.