Trách nhiệm pháp lý của các thành viên HĐQT

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về cấu tổ chức, quản lý của công ty cổ phần thực ti n thực hiện tại công ty cổ phẩn quản lý đầu tƣ và phát triển tr (Trang 33 - 35)

6. Kết cấu khoá luận tốt nghiệp

2.2. Thực trạng các quy phạm pháp luật điều chỉnh chỉnh cơ cấu tổ chức, quản lý

2.2.2.4. Trách nhiệm pháp lý của các thành viên HĐQT

Xét về mối quan hệ giữa quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm, bản chất của trách nhiệm pháp lý là những biện pháp hay chế tài để thúc đẩy người có nghĩa vụ thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, và để quyền lợi được đảm bảo. Đối tượng của nghĩa vụ là những hành vi “cần phải làm” hoặc “không được làm”, trong khi trách nhiệm là những hậu quả mà người có nghĩa vụ khơng làm trịn nghĩa vụ đó. Trách nhiệm của các thành viên HĐQT có nghĩa là những hậu quả pháp định mà các thành viên đó bắt buộc phải nhận khi họ đã vi phạm các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty.

Về đối tượng: Các thành viên HĐQT phải chịu trách nhiệm đối với cổ đông, trái

chủ, người thứ ba, và thậm chí đối với cơng chúng xã hội. Về chủ thể gánh chịu trách nhiệm: Trách nhiệm của các thành viên HĐQT bao gồm trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm liên đới. Trách nhiệm cá nhân xuất phát từ trường hợp một thành viên HĐQT thực hiện nghĩa vụ và có lỗi cá nhân, gây thiệt hại cho công ty và cho người khác. Trách nhiệm liên đới xuất phát từ trường hợp một số hoặc tồn thể các thành viên HĐQT thơng qua một quyết định trái phép và gây thiệt hại cho công ty, cổ đơng hoặc người khác.

Về hình thức của trách nhiệm: Gồm trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hành chính

và trách nhiệm hình sự. Trách nhiệm hành chính bao gồm kỷ luật hành chính và xử phạt hành chính. Trách nhiệm hình sự thể hiện sự ảnh hưởng tiêu cực của trách nhiệm của các thành viên HĐQT không những đã gây thiệt hại cho công ty, người thứ ba,

đồng thời đã mang lại hậu quả bất lợi cho trật tự kinh tế xã hội. Trách nhiệm của các thành viên HĐQT chủ yếu là trách nhiệm dân sự, cịn trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự chỉ là phụ. Trách nhiệm dân sự chủ yếu là trách nhiệm về tài sản, mà biện pháp của nó chủ yếu là bồi thường thiệt hại. Sở dĩ như vậy là vì mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đều được đánh giá và thể hiện bằng lợi ích kinh tế. Trách nhiệm pháp lý của thành viên HĐQT theo quy định của LDN 2014 được thể hiện trong các trường hợp sau:

Một là, khi thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình, HĐQT phải tuân thủ

đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và quyết định của ĐHĐCĐ; nếu làm trái gây thiệt hại cho cơng ty thì các thành viên chấp thuận thơng qua quyết định đó phải cùng liên đới chịu trách nhiệm cá nhân về quyết định đó và phải đền bù thiệt hại cho công ty; thành viên phản đối được miễn trừ trách nhiệm. Trong trường hợp này, cổ đông sở hữu cổ phần của công ty liên tục trong thời hạn ít nhất một năm có quyền u cầu HĐQT đình chỉ thực hiện quyết định nói trên (khoản 4, điều 149, LDN 2014).

Hai là, xử lý các cổ phần được mua lại: Cổ phiếu xác nhận quyền sở hữu cổ phần

đã được mua lại phải được tiêu hủy ngay sau khi cổ phần tương ứng đã được thanh toán đủ. Chủ tịch HĐQT và TGĐ phải liên đới chịu trách nhiệm về thiệt hại do việc không tiêu hủy hoặc chậm tiêu hủy cổ phiếu gây ra đối với công ty (khoản 3, điều 131, LDN 2014).

Ba là, thu hồi tiền thanh toán cổ phần mua lại hoặc cổ tức: Khi thanh toán cổ

phần mua lại trái với khoản 1 điều 131 (tức là ngay sau khi thanh toán hết số cổ phần được mua lại, cơng ty khơng bảo đảm thanh tốn được đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác) hoặc trả cổ tức trái với quy định tại điều 132 LDN 2014 thì các cổ đơng phải hồn trả cho công ty số tiền hay tài sản đã nhận; trường hợp cổ đơng khơng hồn trả được cho cơng ty thì cổ đơng đó và tất cả thành viên HĐQT phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị số tiền, tài sản chưa được hoàn lại (điều 133). Việc liên đới này sẽ khó thực hiện trong thực tế, có thể bên đã nhận phải trả lại, còn bên kia sẽ nhắc nhở.

Bốn là, triệu tập họp ĐHĐCĐ: Nếu Điều lệ không quy định thời hạn, thì HĐQT

phải triệu tập họp ĐHĐCĐ trong vịng 30 ngày, kể từ ngày số thành viên HĐQT cịn lại ít hơn số quy định; theo yêu cầu của BKS và của cổ đơng hoặc nhóm cổ đơng sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất sáu tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp HĐQT khơng triệu tập họp như quy định thì Chủ tịch phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại phát sinh đối với công ty (khoản 4 điều 136).

Năm là, triệu tập họp HĐQT: Chủ tịch HĐQT phải triệu tập họp HĐQT trong

thời hạn 7 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của BKS, GĐ/TGĐ, hay ít nhất năm người điều hành khác, hoặc ít nhất 2 thành viên HĐQT. Trường hợp Chủ tịch không triệu tập họp HĐQT theo đề nghị thì Chủ tịch phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại xảy ra đối với công ty và người đề nghị có quyền thay thế HĐQT triệu tập họp HĐQT (khoản 5, điều 153).

Sáu là, về biên bản họp ĐHĐCĐ và biên bản họp HĐQT: Điểm b và đ, khoản 3

điều 152 LDN 2014 quy định Chủ tịch HĐQT là chủ tọa cuộc họp HĐQT và chủ tọa cuộc họp ĐHĐCĐ. Chủ tọa và thư ký cuộc họp phải liên đới chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của nội dung biên bản họp ĐHĐCĐ và HĐQT (khoản 3 điều 146 và điểm i khoản 1 điều 154).

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về cấu tổ chức, quản lý của công ty cổ phần thực ti n thực hiện tại công ty cổ phẩn quản lý đầu tƣ và phát triển tr (Trang 33 - 35)