Sự phân nhiệm giữa TGĐ và Chủ tịch HDQT

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về cấu tổ chức, quản lý của công ty cổ phần thực ti n thực hiện tại công ty cổ phẩn quản lý đầu tƣ và phát triển tr (Trang 38 - 39)

6. Kết cấu khoá luận tốt nghiệp

2.2. Thực trạng các quy phạm pháp luật điều chỉnh chỉnh cơ cấu tổ chức, quản lý

2.2.3.3. Sự phân nhiệm giữa TGĐ và Chủ tịch HDQT

Quyền hạn chủ yếu trong nội bộ công ty là quyền quyết định xuất tiền, ký văn bản và đối xử với nhân viên. Điều lệ công ty cho phép HĐQT mà đại diện là chủ tịch HĐQT, ĐHĐCĐ hay TGĐ xuất tiền theo từng mức độvà phải chính những người này ký quyết định thì cơng ty mới xuất tiền. Quy định này tạo nên quyền hành giữa TGĐ và Chủ tịch HĐQT. TGĐ hành động với tư cách cá nhân, Chủ tịch HĐQT hành động với tư cách tập thể, đại diện cho HĐQT. Chủ tịch có quyền quyết định chi một số tiền lớn hơn TGĐ, nên có quyền cao hơn TGĐ; nhưng quyền nhiều hơn ở đây chỉ là quyền được quyết định chi tiền nhiều hơn chứ không phải là quyền ràng buộc công ty với bên ngồi – quyền ràng buộc cơng ty với bên ngồi phụ thuộc vào người đại diện theo pháp luật của công ty. Để biết Chủ tịch HĐQT và TGĐ trong một cơng ty ai có quyền cao hơn ai thì ta phải phân biệt tư cách của mình đối với họ, và sự việc nằm trong nội bộ hay ngoại vi của cơng ty. Nếu mình là người nằm trong nội bộ cơng ty thì Chủ tịch HĐQT và TGĐ là hai người có quyền và nghĩa vụ khác nhau, lúc này để biết ai có quyền cao hơn thì xem quyền của mỗi người trong Điều lệ công ty, hay các quy định về quản lý và điều hành của công ty. Mặt khác, nếu mình là người ngồi cơng ty, về

mặt pháp lý, Chủ tịch HĐQT hay TGĐ đều như nhau, ai là đại diện theo pháp luật của cơng ty thì cao hơn hiểu theo ý nghĩa của sự ràng buộc trách nhiệm. Ở Việt Nam, quyền hành và trách nhiệm của TGĐ và Chủ tịch, sự ràng buộc với công ty do việc làm của họ chưa được hiểu đúng và chưa được thực hiện theo tập tục của định chế cơng ty; vẫn cịn có sự lầm lẫn giữa quyền hành bên trong công ty và giữa cơng ty với người bên ngồi cơng ty. Có những văn bản gửi cho các cơ quan công quyền do chủ tịch HĐQT ký, bất kể người ấy có là đại diện pháp lý của cơng ty hay khơng, hay chữ ký của họ có ràng buộc cơng ty hay không. Làm đúng bài bản, để tránh tranh chấp, một Chủ tịch không làm đại diện pháp lý thì khơng được ký tên trên những văn kiện của cơng ty gửi ra ngồi; trừ khi họ có một quyết nghị riêng của HĐQT cho phép làm để sau này không phát sinh tranh chấp.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về cấu tổ chức, quản lý của công ty cổ phần thực ti n thực hiện tại công ty cổ phẩn quản lý đầu tƣ và phát triển tr (Trang 38 - 39)