Khái niệm, địa vị và trách nhiệm pháp lý của GĐ/TGĐ trong CTCP

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về cấu tổ chức, quản lý của công ty cổ phần thực ti n thực hiện tại công ty cổ phẩn quản lý đầu tƣ và phát triển tr (Trang 36 - 37)

6. Kết cấu khoá luận tốt nghiệp

2.2. Thực trạng các quy phạm pháp luật điều chỉnh chỉnh cơ cấu tổ chức, quản lý

2.2.3.1. Khái niệm, địa vị và trách nhiệm pháp lý của GĐ/TGĐ trong CTCP

TGĐ là một chức danh có quyền và nhiệm vụ điều hành cơng việc quản lý kinh doanh thường nhật của công ty, là cán bộ quản lý cao cấp của công ty do HĐQT bổ nhiệm để trợ giúp HĐQT điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của cơng ty. Nhìn chung, đa số các nước trên thế giới đều nhận định rằng, GĐ/TGĐ công ty không phải là người chủ, cũng không phải là người làm th thơng thường, mà là người có quyền chỉ huy điều hành cơng việc hàng ngày và có địa vị cấp cao ở cơng ty. Ở các nước, TGĐ nhìn chung là một chức danh do Điều lệ cơng ty quy định mang tính tùy nghi, có vai trò trợ giúp điều hành nghiệp vụ cho HĐQT và không phải là một cơ quan của công ty. Địa vị pháp lý và quyền hạn của TGĐ do Điều lệ công ty và HĐQT quyết định chứ pháp luật không quy định quyền hạn của TGĐ. Ở Việt Nam, LDN 2014 vừa quy định GĐ/TGĐ là một chức danh do HĐQT bổ nhiệm để điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty lại vừa quy định rất kỹ lưỡng về quyền hạn của GĐ/TGĐ tại khoản 3 điều 157. Cách quy định như vậy xuất phát từ thực trạng vận hành của các DNNN từ xưa cho tới nay, GĐ/TGĐ luôn luôn là một quan chức nắm giữ quyền lực tồn diện và thường khơng chịu sự kiểm soát bởi bất kỳ một cơ quan nào trong doanh nghiệp. Khi cổ phần hóa các DNNN, tình trạng này vẫn chưa được cải thiện đáng kể. Vì là một chức danh pháp định lại có quyền hạn rõ ràng theo LDN dẫn đến khơng ít trường hợp TGĐ trong các CTCP hiện nay nắm quyền tự quyết và có xu hướng chống

đối sự kiểm sốt của HĐQT. Với cách pháp định hóa chức quyền của GĐ/TGĐ như trên, giới luật gia Việt Nam về cơ bản nhận định rằng GĐ/TGĐ là một cơ quan của cơng ty hay ít nhất nó cũng là một nửa cơ quan của cơng ty. Về trách nhiệm pháp lý của GĐ/TGĐ: Cũng giống như trách nhiệm pháp lý của các thành viên HĐQT, trách nhiệm pháp lý của GĐ/TGĐ chủ yếu là trách nhiệm dân sự mà nội dung cơ bản là bồi thường thiệt hại. Trách nhiệm này bao gồm trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm liên đới. Trách nhiệm cá nhân của GĐ/TGĐ được quy định tại khoản 4 điều 157 LDN 2014, theo đó GĐ/TGĐ phải điều hành cơng việc kinh doanh hàng ngày của công ty theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ, hợp đồng lao động ký với công ty và quyết định của HĐQT. Nếu làm trái mà gây thiệt hại cho cơng ty thì GĐ/TGĐ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho công ty. Ngồi ra, GĐ/TGĐ cịn phải chịu trách nhiệm liên đới trong việc xử lý các cổ phần mua lại, theo đó: “Cổ phiếu xác nhận quyền sở hữu cổ phần đã được mua lại ngay sau khi cổ phần tương ứng đã được thanh toán đủ. Chủ tịch HĐQT và GĐ/TGĐ phải liên đới chịu trách nhiệm về thiệt hại do không tiêu hủy hoặc chậm tiêu hủy cổ phiếu gây ra đối với công ty” (khoản 3 điều 131 LDN 2014).

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về cấu tổ chức, quản lý của công ty cổ phần thực ti n thực hiện tại công ty cổ phẩn quản lý đầu tƣ và phát triển tr (Trang 36 - 37)