Quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng mua b n hàng hóa thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phần cơ điện lạnh hà nội (Trang 29 - 30)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.2. Thực trạng pháp luật điều chỉnh vấn đề về hợp đồng mua bán hàng hóa

2.2.3. Quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa

hàng hóa

2.2.3.1. Nghĩa vụ của người bán

Nghĩa vụ giao hàng

Giao hàng đúng đối tượng và chất lượng: Bên bán phải giao hàng đúng đối

tượng và chất lượng theo thỏa thuận trong hợp đồng và theo quy định của pháp luật. Hàng hóa phải đảm bảo khơng có các khuyết tật có thể nhìn thấy được khi bàn giao (khuyết tật bên ngồi) và cả những khuyết tật khơng thể nhìn thấy ngay được mà chỉ có thể phát hiện trong q trình sử dụng (khuyết tật ẩn giấu bên trong).

Giao đúng số lượng hàng đã thỏa thuận trong hợp đồng: Trong trường hợp bàn

giao số lượng ít hơn, bên mua có quyền hoặc chấp nhận số lượng ít hơn đó, hoặc u cầu bàn giao nốt phần còn lại, hoặc yêu cầu hủy bỏ hợp đồng. Việc bên mua tiếp nhận tài sản với số lượng ít hơn mà khơng có ý kiến khiếu nại gì thì được coi là đã chấp nhận việc sửa đổi số lượng hàng hóa trong hợp đồng. Trong trường hợp bên bán giao hàng với số lượng nhiều hơn số lượng đã thỏa thuận trong hợp đồng, bên mua có quyền từ chối nhận phần hàng hóa giao thừa, bên bán phải nhận lại số hàng thừa và chịu mọi chi phí liên quan. Nếu bên bán nhận số hàng thừa thì phải thanh tốn số hàng này theo giá do các bên thỏa thuận.

Giao hàng đúng thời hạn và địa điểm: Các bên thường thỏa thuận về thời điểm

giao hàng trong hợp đồng. Nếu các bên không thỏa thuận vấn đề này trong hợp đồng thì áp dụng quy định của pháp luật hoặc theo tập quán. Nếu các bên không thỏa thuận về thời điểm giao hàng cụ thể mà chỉ nêu thời hạn giao hàng thì bên bán có thể giao hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn đó và phải báo trước cho bên mua.

Kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng: Bên bán phải chịu trách nhiệm về những

khuyết điểm của hàng hóa mà bên mua hoặc đại diện của bên mua đã kiểm tra nếu các khiếm khuyết của hàng hóa khơng thể phát hiện được trong q trình kiểm tra bằng biện pháp thơng thường và bên bán biết hoặc không thể không biết về các khiếm khuyết đó nhưng khơng thơng báo cho bên mua (Khoản 5- Điều 44- LTM 2005).

Bên bán cịn có nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu đối với hàng hóa. Theo đó bên bán phải bảo đảm: quyền sở hữu của bên mua đối với hàng hóa đã bán khơng bị tranh chấp bởi bên thứ ba; hàng hóa đó phải hợp pháp; việc chuyển giao hàng hóa là hợp pháp.

Ngồi ra, bên bán khơng được bán hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ (Điều 46 Luật Thương mại 2005).

Nghĩa vụ bảo hành hàng hố

hành thì bên bán phải chịu trách nhiệm bảo hành hàng hóa đó theo nội dung và thời hạn đã thỏa thuận. Thời hạn bảo hành có thể do các bên tự xác định, cũng có thể được pháp luật quy định. Trong thời hạn bảo hành nếu bên mua phát hiện có khuyết tật của hàng hóa thì có quyền u cầu bên bán sửa chữa, mọi phí tổn về việc sửa chữa do bên bán chịu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Nếu bên bán không sửa chữa được hoặc không sửa chữa xong trong thời hạn hai bên thỏa thuận thì bên mua có quyền u cầu đổi hàng khác, giảm giá, hoặc trả lại hàng và lấy lại tiền.

Nghiên cứu điều luật này chúng ta khơng thể tìm thấy quy định cụ thể nào về quyền yêu cầu bảo hành của người mua và nghĩa vụ, trách nhiệm bảo hành của người bán trong trường hợp các bên khơng có thỏa thuận về bảo hành trong hợp đồng. Như vậy, nếu có vấn đề phát sinh từ hợp đồng sẽ rất dễ xảy ra tranh chấp khơng đáng có.

2.2.3.2. Nghĩa vụ của người mua

Nghĩa vụ thanh tốn

Người mua có nghĩa vụ thanh toán cho người bán theo thời hạn được hợp đồng quy định, tức là phải áp dụng các biện pháp và tuân thủ các thủ tục được hợp đồng hay luật pháp quy định để thực hiện thanh toán. Điều 52- LTM 2005 quy định rằng, trong trường hợp khơng có thỏa thuận về giá của hàng hóa hay khơng có thỏa thuận về phương thức xác định giá và cũng khơng có bất kỳ sự chỉ dẫn nào khác về giá thì giá của hàng hóa được xác định theo giá của loại hàng hóa đó trong các điều kiện tương tự về phương thức giao hàng, thời điểm mua bán hàng hóa, phương thức thanh tốn và các điều kiện khác ảnh hưởng đến giá.

Người mua có nghĩa vụ phải nhận hàng đúng thời hạn được quy định trong hợp đồng, kiểm tra chất lượng hàng hóa

Người mua phải thực hiện mọi hành vi để người bán có thể thực hiện giao hàng theo quy định của hợp dồng. Ngoài ra, người mua cịn phải kiểm tra chất lượng hàng hóa trước thời điểm giao hàng nếu trong hợp đồng có sự thỏa thuận của các bên (Điều 38- LTM 2005).

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng mua b n hàng hóa thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phần cơ điện lạnh hà nội (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)